Sunday, June 29, 2014

Lần Thứ Hai: Dịch Là Việt Và Dịch Là Của Việt - của Hà Hưng Quốc





LẦN THỨ HAI: DỊCH LÀ VIỆT VÀ DỊCH LÀ CỦA VIỆT
Hà Hưng Quốc, Ph.D.

Trong quyển Tham Đồng Khế Kinh Văn Trực Chỉ 參 同 契 經 文 直 指 [142AD] của Ngụy Bá Dương 魏伯陽 chân nhân thời Đông Hán [25AD-220AD] có một đoạn viết:

 推 類 結 字, 原 理 為 證. 坎 戊 月 精, 離 己 日 光,日 月 為 易, 剛 柔 相.  Suy loại kết tự, Nguyên lý vi chứng. Khảm Mậu Nguyệt tinh, Ly Kỷ Nhật quang.  Nhật Nguyệt vi dịch, Cương Nhu tương đáng.” 

Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ giải thích là:

Như Khảm nạp Mậu vi Nguyệt Tinh, Ly nạp Kỷ vi Nhật quang. Âm trung hàm Dương, Dương trung hàm Âm.  Lấy chữ Nhật đặt lên trên, chữ Nguyệt đặt xuống dưới thành chữ Dịch , lấy Nghĩa Cương Nhu tương đương.  Đó là suy từ 2 chữ Đồng Loại Tương Tòng mà kết thành chữ.”   (Nguồn: Tham Đồng Khế Trực Chỉ Khảo Luận & Bình Dịch).

Trong bài Records of Solar Eclipse Observations in Ancient China, Han YanBen & Qiao QiYuan viết:

In ancient Chinese philosophy, nature is made up of Yin and Yang, two opposites but change harmoniously under certain conditions. Among the celestial bodies, the Sun symbolizes Yang, while the Moon symbolizes Yin.”  (Nguồn: Springer Science in China Press, Sci China Ser G-Phys Mech Astron, Nov. 2009, vol. 52, no. 11, 1639-1645)

Trong cuốn Thuyết Văn Giải Tự Chú 說文解字注 Đoàn-Ngọc-Tài 段玉裁 (1735-1815) tự Nhược-ưng 若膺 cũng có ghi chú “Trời Trăng thành Dịch”:

祕書說:日月爲易,象隂陽也. Bí Thư Thuyết: Nhật Nguyệt Vi Dịch.” (Trích Hán Ngữ Đại Tự Điển 漢語大字典, trang 1494).

Như vậy, chữ Dịch rõ ràng đã được giải thích là do hai chữ Nhật/Trời trên Nguyệt/Trăng dưới hợp nhau mà thành.  

Tuy nhiên cũng có những giải thích khác.  Trong cùng một đoạn văn, Đoàn Ngọc Tài còn ghi “Dịch là tượng hình của thằn lằn, kỳ nhông”:

. 蜥易,蝘蜓,守宮也。象形。Tích Dịch, Yển Định, Thủ Cung Dã? Tượng Hình.” (Trích Hán Ngữ Đại Tự Điển 漢語大字典, trang 1494).

Tôn Thường Tự 孫常敘 đi xa hơn với giải thích chữ Dịch là tượng hình của con chim xoãi cánh. (Trích Ân Khư Giáp Cốt Học: Đái Tẩu Tiến Giáp Cốt Văn Đích Thế Giới 殷墟甲骨:帶走進甲骨文的世界 của Mã Như Sâm 馬如森, xuất bản năm 2007, ISBN:9787811180176, trang 413).  

Dương Thụ Đạt 楊樹達 và Steve Marshall giải thích khác hơn nữa.  Các ông cho rằng chữ Dịch Giáp Cốt Văn là hình vẽ mặt trời ló ra khỏi cụm mây với những tia chiếu (The Mandate of Heaven[1], trang 15).

Có lẽ những học giả trên đã căn cứ vào hình tượng của những chữ dịch bên dưới, hình H1, để đưa ra lời giải thích của họ.[2]  Và sở dĩ đã có những giải thích khác nhau là do họ đã không nhìn vào cùng một chỗ.  Tuy có nhiều giải thích khác nhau, nhưng “Nhật trên Nguyệt dưới” có thể coi là chuẩn mực.


H1 - Chữ Dịch

Kiến giải chữ Dịch là kết hợp của hai chữ “Nhật trên Nguyệt dưới” đã rất phổ quát và bám sâu vào nếp nghĩ của người Á Đông từ rất lâu.  Những bằng chứng điển hình có thể thấy ngay trong đoạn kinh văn đã được trích trong Tham Đồng Khế Kinh Văn Trực Chỉ của Ngụy Bá Dương ra đời hơn hai ngàn năm trước và ngay trong hình H2 “Dịch Túc Âm Dương   ” lấy ra từ  trang Dịch Tự Giới Ấn 易字戒印 trên blog Tử Côn Bộ Lạc Cách 子昆部落格 của ijenken là một blogger trong thời hiện đại.[3] 


H2 - Dịch Túc Âm Dương
(Source: Image from Blog’s ijken子昆部落格)

Cũng có thể nói là chDịch đã cùng hai chÂm Dương và hai ch Nhật Nguyệt hoà quyện nhau từ trong lãnh vực đạo học cho đến lý học, từ xưa cho đến nay.  Hay trình bày một cách khác: Dịch = Âm Dương = Nhật Nguyệt.

Trong bài Để Làm Sáng Tỏ Một Sự Thật Đã Bị Khuất Lấp theo Thời Gian: Dịch Là Việt Và Dịch Là Của Việt, Hà Hưng Quốc cũng đã dựa trên quyết đoán chữ Dịch được cấu thành từ hai chữ “Nhật trên Nguyệt dưới” để triển khai luận điểm của mình.  Xem hình H13.




Nhưng, với khám phá mới về “sự vắng mặt của Nguyệt/Trăng” và “vai trò đơn độc của Trời và cái bóng của Trời” trong tiến trình giải mã cặp sao Thái Dương và Thái Âm, được trình bày trong bài Giải Mã Bản Chất Thật của Hai Sao Thái Dương & Thái Âm của Hà Hưng Quốc, cái nền tảng giúp cho việc triển khai luận điểm của bài viết trên cần phải được xét lại và khai thác để làm sáng tỏ trọng điểm: Dịch Là Việt Và Dịch Là Của Việt.

Trước hết chúng ta sẽ kiểm tra lại tính kế thừa của quá trình hình thành chữ Dịch ngày nay, từ Giáp Cốt Văn tới Hán Vuông (Hán Văn).  Hay nói cho chính xác hơn là kiểm tra lại tính kế thừa của con chữ “Nhật trên Nguyệt dưới” biểu ý Dịch từ thời Giáp Cốt Văn cho đến Trung Văn hiện tại.  










Quan sát những con chữ một cách tổng quát, nó không khó để chúng ta nhận ra là con chữ Hán Văn biểu ý Dịch không khác với con chữ Triện Văn biểu ý Dịch, rõ rệt nhất là so sánh con chữ với những con chữ S06459, L38365 và L78460 trong H3.  Nó cũng không khó để chúng ta nhận ra sự kế thừa của con chữ Triện Văn biểu ý Dịch từ con chữ Kim Văn biểu ý Dịch và sự kế thừa của con chữ Kim Văn từ con chữ Giáp Cốt Văn.  Như vậy tức là đã có (hay ít ra là “dường như” đã có) một sự kế thừa liên tục trong quá trình hình thành những con chữ, từ Giáp Cốt Văn qua Kim Văn rồi từ Kim văn qua Triện Văn và sau cùng là Hán Văn.

Nếu đúng là có sự kế thừa liên tục như đã nói thì kể từ lúc nào mà chữ Dịch được cho là do hai chữ “Nhật trên Nguyệt dưới” cấu thành???  Bởi vì nếu chúng ta nhìn vào 74 con chữ Giáp Cốt Văn biểu hình Nguyệt/Trăng thì rõ ràng không thấy có hình Nguyệt/Trăng trong toàn bộ 73 con chữ Giáp Cốt Văn biểu ý Dịch.

Như trường hợp của chữ Minh/Sáng thì rất rõ là con chữ Giáp Cốt Văn biểu hình Nhật/Trời kết hợp hàng ngang với con chữ Giáp Cốt Văn biểu hình Nguyệt/Trăng cấu thành con chữ Giáp Cốt Văn biểu ý Minh/Sáng, như cho thấy trong H6-H7-H8.  Và sự rõ rệt đó cũng phản ảnh trong những con chữ kế thừa và xuyên suốt quá trình hình thành, liên tục từ Giáp Cốt Văn tới Kim Văn tới Triện Văn tới Hán Văn.




Còn với con chữ Giáp Cốt Văn biểu ý Dịch thì chúng ta chỉ thấy có con chữ Giáp Cốt Văn biểu hình Nhật/Trời kết hợp với con chữ Giáp Cốt Văn biểu hình Chùm Tia cấu thành con chữ Giáp Cốt Văn biểu ý Dịch mà thôi.

Giáp Cốt Văn đã hoàn chỉnh vào thời Vũ Đinh (1250 TCN -1192 TCN) và được coi là loại chữ xưa nhất.[4]   Kim Văn kế thừa Giáp Cốt Văn.  Kim Văn 金文 hay Cát Kim Văn Tự còn gọi là Minh Văn 铭文 hay Chung Đỉnh Văn 钟鼎文 là loại văn tự được khắc hoặc đúc trên đồ đồng, xuất hiện vào thời Thương và trở thành loại văn tự chủ đạo của thời Chu và kéo dài tới Tần Hán.  Sau khi Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Quốc, với chính sách thống nhất văn tự và đơn vị đo lường “thư đồng văn, xa đồng quỹ 书同文 车同轨” (sách viết cùng loại chữ, xe có cùng cỡ trục) thì loại chữ Tiểu Triện 小篆, còn gọi là Tần Triện 秦篆, đã được Thừa Tướng Lý Tư phụ trách đưa vào sử dụng trong các văn bản chính thức. Tiểu Triện Văn được kiến tạo trên cơ sở chữ Đại Triện 大篆 của thời Tần qua tiến trình giản hóa và chọn lọc từ chữ viết của sáu nước lúc đó.[5]  Từ Giáp Cốt Văn tới Trung Văn ngày nay là một hành trình dài hơn 3200 năm.[6]

Vậy thì, một lần nữa, kể từ lúc nào mà người ta cho rằng chữ Dịch là do hai chữ “Nhật trên Nguyệt dưới” cấu thành??? 

Con chữ “Nhật trên Nguyệt dưới” không thấy vào thời Giáp Cốt Văn.  Và như Dương Thụ Đạt 楊樹達 và Steve Marshall đã khẳng định, con chữ Dịch Giáp Cốt Văn là một tổng hợp hình mặt trời với những tia chiếu.

Vậy thì, chỉ có một giải thích hợp lý là trong quá trình kế thừa phiên bản “Nhật trên Nguyệt dưới” đã được “đưa vào” và từ đó đã “chiếm lĩnh vị trí” cho tới ngày hôm nay. 

Như vậy, tuy là có sự kế thừa liên tục nhưng ở vào một thời điểm nào đó trong quá trình con chữ biểu hình Chùm Tia đã bị “nhận dạng sai” thành biểu hình Nguyệt/Trăng hoặc đã bị “cố ý thay thế” bằng con chữ biểu hình Nguyệt/Trăng. 

Thời điểm nào đó là thời điểm nào? Có thể là thời điểm của Triện Văn, rõ rệt nhất là “nghi phạm” L38364 vì con chữ Triện Văn biểu ý Dịch này có con chữ biểu hình nằm phía dưới đồng dạng với con chữ Triện Văn biểu ý Nguyệt/Trăng và đồng dạng với con chữ Giáp Cốt Văn biểu hình Nguyệt/Trăng.     

H9 - Sợi Chỉ Nối Kết Chữ Nguyệt

Nếu chúng ta cẩn thận quan sát những con chữ Triện Văn biểu ý Dịch trong H3 và những con chữ Kim Văn biểu ý  Dịch trong H4, chúng ta sẽ nhận ra rằng con chữ L38364 rất mới.  Mới vì con chữ biểu hình Nguyệt/Trăng đã thay thế cho con chữ biểu hình Chùm Tia để biểu ý chữ Dịch và mới vì không thấy con chữ nào đồng dạng trong số con chữ Kim Văn biểu ý Dịch.  Nói một cách khác, “Nhật trên Nguyệt dưới” đã xuất hiện từ thời điểm này.  Tuy con chữ Giáp Cốt Văn biểu ý Dịch có sự kế thừa liên tục nhưng sự kế thừa đó không trọn vẹn [khác với trường hợp của chữ Minh].

Nhìn lại con chữ Giáp Cốt Văn biểu ý Dịch.  Vào thời nhà Thương thì con chữ


còn có nghĩa là chạng vạng [tịch ], tức là con chữ biểu hình mặt trời lúc sắp lặn, mặt trời canh/giờ Dậu.[7] Trong số 73 con chữ biểu ý Dịch có 29 con chữ với hình mặt trời nằm bên phải (bên hướng Đông) và những tia sáng nằm bên trái (chiếu qua hướng Tây) và 44 con chữ với hình mặt trời nằm bên trái và những tia sáng nằm bên phải, tức là ngược lại. Với số lượng gần như tương đồng, phải chăng những con chữ biểu hình mặt trời này tùy vào nằm bên trái hay bên phải mà chỉ mặt trời mọc hoặc mặt trời lặn??   Dầu đáp án có như thế nào đi nữa thì với sự chấp nhận con chữ Giáp Cốt Văn biểu ý Dịch là được cấu thành bởi hai con chữ biểu hình của “mặt trời vào lúc ngày đêm giao nhau” + “những tia chiếu” thì hai con chữ biểu hình này chính xác là đã nhấn mạnh “giao điểm của thời không” như cho thấy trong hình H10 để biểu ý Dịch.



H10

Và nó cũng chính là điểm nhấn quan trọng được trình bày trong bài Giải Mã Bản Chất Thật của Hai Sao Thái Dương & Thái Âm của Hà Hưng Quốc, sự khám phá mới về “vai trò đơn độc của Trời và cái bóng của Trời” trong tiến trình giải mã cặp sao Thái Dương và Thái Âm.

Như đã từng trình bày, Thái Dương và Thái Âm trong Tử Vi cũng chính là Lưỡng Nghi của Dịch.  Cái lý tính của hai nghi này, như đã được chứng minh, hình thành từ “vai trò đơn độc của Trời và cái bóng của Trời”.  vai trò đơn độc của Trời và cái bóng của Trời” thì có thể tìm thấy ngay trên con chữ Giáp Cốt Văn biểu ý Dịch.  Nói một cách khác, cội nguồn dịch lý nguyên thủy vốn dĩ gói gọn trong “Nhật/Trời và biến chuyển của Nhật/Trời” [chứ không có Trăng] dầu là nhìn từ góc độ văn tự cổ ghi trên giáp cốt hay hay là nhìn từ góc độ hai sao Âm Dương trong bộ môn Tử Vi.  Tóm lại:

TRỜI + TIA SÁNG = DỊCH

Theo ông Đỗ Thành, một nhà nghiên cứu người Việt gốc Hoa thành thạo nhiều phương ngữ Trung, thì chữ Hán Việt đọc là NHẬT, Bắc Kinh đọc là RỨƠ, Nôm Việt cổ đọc là RỰC/RỎ/DIỀT/DIỆT, Mân Việt đọc là DIỀT.  DIỆT cũng là DIỀT do phát âm nặng nhẹ mà thành.  Âm RỨƠ là biến âm của chữ RỰC/RỎ của Nôm Việt cổ.  Diềt hay là Rực là Nôm ngày xưa của Bách Việt, và chỉ có người Việt có phát âm Diềt nầy . . . . Tiếng Mân Việt - Việt Triều Châu là một phương ngữ rất xưa được nhìn nhận . . . là có cỡ ít nhất  7000 năm lịch sử, xưa hơn âm Hán Việt thời nhà Hán hay nhà Đường . . . rất nhiều.  Chữ Nôm với âm Nôm có trước là Diềt chứ không phải là âm Nhật của Hán Việt có trước.”  Còn chữ thì Hán Việt đọc là DỊCH, Bắc Kinh đọc là YI, Triều Châu đọc là ÉCK, Quảng Đông đọc là DIỀT/DIỆT,  Nôm Cổ Việt đọc là DIỀT/DIỆT.  DIỀT và DIỆT là do phát âm nặng nhẹ mà thành, cận âm với chữ VIỆT quốc ngữ. “Tiếng Quảng Đông đọc chữ Việt nầy là Diềt /Diệk hoàn toàn như người Triều Châu đọc chữ Việt nầy là Diềt/Diệk.”  [8]  Ông Đỗ Thành đã khẳng định:

Chữ Dịch chính là chữ tượng hình vẽ mặt trời hình tròn với các tia sáng chung quanh được mỹ thuật hóa và vuông hóa thành chữ Nhật được đặt ở phía trên, và các tia sáng chung quanh được gom lại biến thành chữ Vật để ở phía dưới. . . . Chữ Dịch nầy với chữ Việt cổ xưa . . . là chung một chữ mà thôi. . . . . Thật ra Kinh Dịch là đọc trại âm từ chữ Kinh Việt.  Kinh của người Việt thì mới gọi là Kinh Việt = Mặt trời + tia sáng = Việt/.” 

Rõ ràng là sự hiểu biết và kiến giải của nhà nghiên cứu Đỗ Thành khế hợp hoàn toàn với những quan sát và chứng lý của Hà Hưng Quốc và khế hợp với kỹ thuật ký âm phổ thông xưa kia là dùng chữ Hán để ghi tiếng Nôm Việt cổ.  Dựa vào những quan sát, chứng lý và kiến giải đã có được chúng ta có thể nói rằng:

TRỜI + TIA SÁNG = DỊCH = VIỆT

Nếu đúng như kết luận trên, TRỜI + TIA SÁNG = DỊCH = VIỆT, thì điều này có ý nghĩa như thế nào đối với những nghi vấn về cội nguồn văn hóa Việt??   

Nhìn vào trống đồng, chúng ta thấy hình ảnh mặt trời ngay chính giữa mặt trống.  Nó là vị trí quan trọng nhất cho một vật tổ.  Và tại vị trí đó, phải chăng trống đồng nói với chúng ta “TRỜI + TIA SÁNG = DỊCH = VIỆT” ???

Di chỉ Ân Khư 殷墟 nằm trong thôn Tiểu Đồn 小屯 huyện An Dương 安阳 tỉnh Hà Nam 河南.  Vùng An Dương nằm giữa hai con sông Kỳ và sông Hoàn , nguyên là kinh đô cuối cùng của nhà Thương (1600 TCN - 1046 TCN)[9]. “Đống đổ nát” này của Ân Thương, lần đầu tiên được tiến hành khai quật khoa học vào tháng 8 năm 1928 dưới sự lãnh đạo của nhà khảo cổ học Đồng Tác Tân.  Cho tới năm 1937, trước khi chiến tranh Trung Nhật bùng nổ ở phía Bắc, người ta khai quật được gần 25 ngàn mảnh di vật.  Đến nay đã lên tới 154 ngàn và trong số đó Trung Quốc giữ hơn 100 ngàn, Đài Loan hơn 30 ngàn, Hồng Kông hơn 100 và 12 quốc gia khác như Nhật Bản, Anh, Thụy Điển… khoảng 27 ngàn.  Niên đại của số giáp cốt này được xác định (ca) vào thế kỷ 14-11TCN và 1200-1050 TCN.  Đa số là vào thời Thương và một số ít vào thời Chu.   

Thoạt đầu, trước năm 1898, người dân địa phương đã đào được một ít xương mà họ gọi là long cốt 龍骨đem bán cho các tiệm thuốc Bắc.  Năm 1898 giới buôn đồ cổ mua những mảnh giáp cốt có khắc chữ đem bán ở Thiên Tân. Mạnh Định Sinh 孟定生 nhận ra đó là những di vật cổ đại nên đặt tên là cổ giản 古簡. Năm 1899 Phạm Duy Khanh 范維卿, một lái buôn đồ cổ, thu mua những mảnh giáp cốt đem đi bán ở Bắc Kinh.  Vương Ý Vinh 王懿榮 (1845-1919) và Lưu Ngạc 劉鶚 (1857-1909) nhận ra trên những mảnh giáp cốt đó có chứa những thông tin về triều đại nhà Thương. Vương Ý Tinh bắt đầu thu mua. Triều đình nhà Thanh [Quang Tự 光緒] cũng biết chuyện nên sai quan đi thu mua. Trị giá mỗi chữ trên một mảnh giáp cốt lên đến hai lạng rưỡi bạc.  Vì đếm chữ tính tiền nên chữ giả, ngụy khắc 偽 刻, đã nhanh chóng xuất hiện vào năm 1900.  Trong năm này Vương Ý Vinh qua đời, con trai ông là Vương Hàn Phủ 王翰甫 tiếp nối công việc thu mua. Năm 1901, Lưu Ngạc cũng gia nhập thu mua.  Lưu Ngạc còn sai con trai thứ ba là Lưu Đại Thân 劉大紳 đi khắp nơi thu mua giáp cốt.  Cuối năm này Lưu Ngạc bắt đầu tạo ra thác bản 拓本 bằng cách thoa mực đen lên giáp cốt rồi lấy giấy trắng đặt lên mà dập lấy chữ.  Năm 1903 Lưu Ngạc cho xuất bản bộ Thiết Vân Tàng Quy 鐵雲藏龜 gồm sáu cuốn tthác bản của 1058 mảnh giáp cốt.  Lưu Ngạc khẵng định đó là văn tự thời Ân-Thương. Người ngoại quốc phương tây cũng bắt đầu tham gia thu mua giáp cốt, tiền phong là Frank Herring Chalfant (1862-1914), một giáo sĩ người Mỹ trú tại Sơn Đông, và Samuel Couling (1859-1922), một giáo sĩ người Anh trú tại Thanh Châu. Rồi giới học giả cùng thương buôn ngoại quốc đổ xô thu mua giáp cốt cho các bảo tàng Anh, Mỹ.  Có một người Canada đã mua tới hàng ngàn mảnh giáp cốt vào năm 1914.  Đến năm 1927 thì chính quyền cấm dân chúng khai quật vùng đồi An Dương.  Tháng 8 năm 1928, dưới sự lãnh đạo của nhà khảo cổ học Đồng Tác Tân, di chỉ Ân Khư chính thức được bắt đầu tiến hành khai quật khoa học.  Tính đến khi bị chựng lại vì chiến tranh, học viện Sử và Ngữ Văn đã tiến hành tất cả 17 đợt khai quật.  Học viện Academica Sinica cũng đã tiến hành nhiều đợt trong suốt thời gian đó.  Theo tường trình của Học Viện Sử Và Ngữ Văn, đã có tới 150 ngàn ngày công được bỏ ra để khai quật.  Vô số cổ vật đã xuất thtrong đó có đỉnh đồng, vạc đồng, ngọc khảm, đồ gốm, vật sơn mài, vật trang sức và vật dụng. Những mảnh giáp cốt được giám định là xưa nhất thì được tạo ra vào đời vua Vũ Đinh.

Ngoài di chỉ Ân Khư người ta còn tìm thấy chữ viết trên xương thú và mai rùa ở những địa điểm khác, nhưng rất ít.  Thí dụ như tại di chỉ Chu Nguyên, Sơn Tây, Bắc Kinh, người ta tìm được khoảng 300 mảnh.  Năm 2004 người ta tìm được 2 mảnh giáp cốt ở huyện Kỳ Sơn tỉnh Thiểm Tây, có niên đại vào thời nhà Chu, với tổng cộng 37 chữ viết trên mai rùa, là số lượng chữ nhiều nhất từ trước đến giờ và cũng là lần đầu tiên tìm thấy chữ được viết trên mai rùa thay vì là trên yếm rùa.[10]

Văn tự khắc trên vỏ rùa và xương thú đã được gọi là trinh bốc văn tự, quy giáp văn, khế văn, chữ khắc giáp cốt, bốc từ, quy bản văn, Ân Khư văn tự và sau cùng được gọi chung là Giáp Cốt Văn 甲骨文.  Tới nay đã kết tập được 4500 chữ đơn, trong đó có hơn 2500 chữ đọc được, và 4000 văn bản đồ họa khác nhau. Nội dung chứa đựng trong các di vật khai quật được rất phong phú và liên quan đến đời sống xã hội của triều đại nhà Thương bao gồm nhiều phương diện như là quân sự, chính trị, khoa học kỹ thuật, y học, thiên văn, lịch pháp, tập quán . . .

Khảo sát số lượng và phương thức kết cấu của tự thể cho thấy Giáp Cốt Văn đã phát triển thành một hệ thống văn tự chặt chẽ. Các từ hình thanh chiếm khoảng 27 phần trăm.  Đã có phép tạo chữ tượng hình, hội ý, hình thanh, chỉ sự, sao chép, giả tá.  Ngay cả nguyên tắc “lục thư” của chữ Hán cũng đã phản ảnh ngay trong hệ thống văn tự này. “Có thể nói Giáp Cốt Văn là một hệ thống chữ viết khá trưởng thành” (Hà Văn Thùy) và “đã hoàn chỉnh vào thời vua Vũ Đinh 武丁 cách nay gần 3300 năm.”[11]  Chưa hẳn 100% trưởng thành vì ý nghĩa của một số con chữ thay đổi tùy theo ngữ cảnh và đôi khi tùy theo thứ tự trong câu.[12] Chữ viết trên giáp cốt so với chữ viết trên đồ đồng, trong thời Thương và thời đầu Tây Chu, thì chữ viết trên giáp cốt “góc cạnh” và “được giản hóa.”  Lý do là vì giáp cốt quá cứng nên khó viết.  Chữ viết ở đầu thời Thương có vẽ “lạc hậu” hơn so với cuối thời kỳ, như vậy đã có sự biến cải trong vòng 200 năm.[13]   

Tuy Giáp Cốt Văn được biết đến và được đặt tên vì chữ được “khắc” trên giáp cốt, giới khảo cổ Trung Quốc tin rằng công cụ phổ thông để viết chữ vào 3000 năm trước lại là loại bút quét (brush pens).  Trước đây người ta đã cho rằng vật bén nhọn dùng để khắc lên vật cứng là công cụ xưa nhất nhưng những chứng cứ khám phá sau này cho thấy không phải vậy.  

Theo ông Tang Jigen, thủ trưởng của trạm Anyang thuộc Viện Khảo Cổ của Trung Hoa Học Viện Xã Hội Học, chứng cứ bao gồm (1) kiểu khắc chữ trên giáp cốt theo chiều dọc từ trên xuống dưới như kiểu viết trên thẻ tre; (2) nhiều con chữ Giáp Cốt Văn tượng hình bàn tay cầm bút chứ không phải đồ khắc chạm; (3) đã khai quật trong mộ của quí tộc tại di chỉ Ân Khư được một miếng ngọc thạch với chữ viết bằng bút, căn cứ theo thư pháp; (4) ngay cả trên giáp cốt cũng tìm thấy có những chữ viết bằng bút; và (5) không chỉ vậy mà trên đồ đồng, trên ngọc thạch, trên đồ gốm đều có dấu vết chữ viết bằng bút.  Ông Tang khẳng định:

Có quá nhiều bằng chứng cho thấy vào cuối thời Thương đa số dùng loại bút quét để viết chữ. Nhưng những chữ viết bằng bút quét khó bảo tồn cho nên ngày nay chỉ còn thấy giáp cốt văn . . . (There is so much evidence to prove that people in late Shang most commonly used brush pens to write. But brush-written characters are hard to preserve, so only oracle bone script has been preserved until today . . ."[14]

Và theo Tân Hoa Xã 新华社 thì:

“Khám phá mới đây đánh dấu lần đầu tiên những nhà khảo cổ đã phát biểu công khai những cư dân cổ xưa sống trên đất Trung Hoa đã dùng bút quét để viết chữ. (The recent discovery marks the first time archaeologists have said openly that ancient Chinese actually used brushes to write.)

Học giả Zhou Jixu cũng đã đặt câu hỏi:

Tại sao những phát hiện khảo cổ cho thấy trên đất Trung Hoa lúa được trồng từ rất sớm mà trong sử thành văn chỉ ghi, nông nghiệp Trung Hoa ra đời từ khi ông Hậu Tắc trồng kê, khoảng 2300 năm TCN?

Trong chuyên luận của mình, học giả Zhou jixu nhận xét:

“Lịch sử được ghi trong tài liệu truyền thống mà chỉ duy nhất tính đến việc người của Hoàng Đế đi vào trong thung lũng Hoàng Hà và phát triển văn minh ở đó. Những người đã sống trước đó và tạo dựng nền văn minh tiền sử huy hoàng của hai con sông (Hoàng Hà và Dương Tử) đã bị chìm sâu sau màn sương lịch sử. Họ đã bị loại trừ khỏi sử biên niên truyền thống, trong đó bao gồm hầu như tất cả các sách lịch sử Trung Quốc, từ Thượng Thư, kinh Thi đến Sử ký vv… Đây là một lịch sử mang xu hướng đảo lộn vị trí giữa chủ và khách.”

Chữ viết không bổng nhiên từ trên trời rơi xuống.  Văn hoá, văn minh không bổng nhiên từ trên trời rơi xuống.  Nó phải có một thời gian dài để hình thành và phát triển đầy đủ.  Dầu các ông “con trời” có muốn hay không muốn tự thú thì sự thật vẫn là: chữ viết ngày nay của người Hoa có nguồn gốc từ chữ viết của những cư dân cổ xưa sống trên phần đất ngày nay gọi là Trung Hoa.   Nhưng ai là những cư dân cổ xưa sống trên phần đất ấy?

Theo học giả Hà Văn Thùy thì:

Như vậy, nếu công bằng, sẽ nói về lịch sử văn hóa Trung Hoa như sau:
Trên nền văn hóa lâu đời của tộc Bách Việt, vào thời đồ đồng, người Hoa Hạ xuất hiện. Là con lai Mông-Việt sinh ra từ cuộc xâm lăng của Hoàng Đế, người Hoa Hạ học nghề nông, tiếng nói, chữ viết cùng nền văn hóa nông nghiệp phong phú của Bách Việt, tức họ được Việt hóa tới mức trở thành người Việt cả về di truyền cả về văn hóa. Do tiếp nhận những yếu tố ưu tú của hai nền văn hóa, người Hoa Hạ thu phục được khối người Việt đông đảo dưới sự lãnh đạo của mình, xây dựng nền văn minh Trung Hoa rực rỡ. Với cách đặt vấn đề như vậy, văn hóa Trung Hoa không phải là sự chiếm đoạt văn hóa của tộc người tiền nhiệm mà là nền văn hóa chung do bộ phận lớn người Bách Việt cùng người Hoa hạ chung tay xây dựng.

Cố nhiên, một bộ phận không nhỏ Bách Việt bị chiếm đoạt. Đó là những bộ lạc người Việt không nằm trong đế quốc Trung Hoa. Tuy giữ được đất đai của tổ tiên nhưng họ thường bị các vương triều Trung Hoa xâm lăng, áp bách. Họ cũng bị tước đoạt chữ viết và nền văn hóa do tổ tiên sáng tạo. Sự thực này càng đúng với người Việt Nam: bị người Trung Hoa đô hộ ngót nghìn năm, bị chiếm đoạt chữ viết và cả tiếng nói! Cũng phải kể đến những lộ lạc người Việt sống trên đất Trung Hoa trong sự áp bức sắc tộc, bị đè nén về văn hóa suốt trong lịch sử.”
(Nguồn: Viết Lại Lịch Sử Trung Quốc của Hà Văn Thùy. Chưa phát hành) 

Vâng, là người Việt cổ đã sống trên phần đất đó.  Cư dân trên phần đất đó đã viết Dịch.  Dịch không thể nào không phải là của Việt.  Và cội nguồn văn hóa Việt không thể nào “sanh sau đẻ muộn” từ nền văn hóa Tàu. 






[1] by Steve Marshall, Curzon Press, 2001, 252 pages ISBN 0-7007-1299-2
[2] Harmen Mesker – Character Analysis, website www.i-tjingcentrum.nl/serenpidity/categrories/3-character-analysis   
[3] Tử Côn Bộ Lạc Cách子昆部落格, Dec 09, 2012, http://ijk671.pixnet.net/blog/post/47676788-%E6%98%93%E5%AD%97%E6%88%92%E5%8D%B0
[4] “Giáp cốt văn hoàn chỉnh nhất là vào thời Vũ Đinh nhà Thương, và lượng văn tự được tìm thấy ngày nay cũng chủ yếu ở vào thời kì này.”  (Nguồn: Chuyên Trang của Diễn Đàn Hán Ngữ, www.tiengtrung.org, Lịch Sử Chữ Hán 3: Đại Triện)
[5] Khái niệm về loại chữ Đại Triện cũng không thống nhất. Có người cho rằng Đại Triện bao gồm Kim Văn và Lựu Văn, lại có người cho rằng Đại Triện là Lựu Văn. Cũng có khi người ta gọi tất cả các loại chữ cổ thời tiên Tần là Đại Triện.  (Nguồn: Chuyên Trang của Diễn Đàn Hán Ngữ, www.tiengtrung.org, Lịch Sử Chữ Hán 3: Đại Triện).
[6] “Hệ văn tự sớm nhất được phát hiện cho đến nay là chữ giáp cốt (giáp cốt văn 甲骨文) mà niên đại được xác định khoảng 1200 tcn.” (Nguồn: VietScience.  Thưởng Thức Thư Pháp Trung Quốc của Lê Anh Minh, 1/9/2006)
[7] Vu Tỉnh Ngô于省吾, Giáp Cột Văn Tự Dịch Lâm甲骨文字釋林, trang 449.  Nguồn: http://www.i-tjingcentrum.nl/serendipity/categories/1-english/P2.html
[8] Nguồn: Chữ Nôm Cổ Xưa Và Ý Nghĩa Của Việt của tác giả Đỗ Thành.

[9] Nhà Thương (tiếng Trung Quốc: 商朝, Thương triều) hay nhà Ân (殷代, Ân đại), Ân Thương (殷商) là triều đại đầu tiên được công nhận về mặt lịch sử là một triều đại Trung Quốc. Theo biên niên sử dựa trên các tính toán của Lưu Hâm thì nhà Thương trị vì từ khoảng năm 1766 TCN tới khoảng năm 1122 TCN, tuy nhiên theo biên niên sử dựa theo Trúc thư kỉ niên thì khoảng thời gian này là 1556 TCN tới 1046 TCN. Các kết quả của Hạ Thương Chu đoạn đại công trình coi khoảng thời gian này là từ 1600 TCN tới 1046 TCN.  Văn minh đời Thương đã đạt mức cao của thời đại đồ đồng, nhưng nhà Thương thành lập trong hoàn cảnh nào, dân Trung Hoa từ văn minh nhà Hạ chuyển qua văn minh nhà Thương ra sao thì vẫn còn thiếu nhiều tài liệu.  Các bộ sử đời sau chỉ biết đại khái rằng: vua Thành Thang khi diệt vua Kiệt nhà Hạ, khai sáng nhà Thương, quy tụ được nhiều bộ lạc và đất đai nhà Thương gồm các tỉnh Sơn Tây, Sơn Đông, Hà Bắc, Hà Nam ngày nay. Kinh đô mới đầu ở đất Bạc, sau bị các dân tộc du mục ở phía Tây lấn, phải dời chỗ 7 lần, lần cuối cùng tới Ân Khư, gần An Dương, đổi quốc hiệu là Ân. Nhà Thương gồm tất cả 30 đời vua (theo các giáp cốt), gần đúng với Sử ký Tư Mã Thiên, chỉ khác có 5 ông. Mười ba vua đầu, anh truyền ngôi cho em cùng mẹ, hiếm lắm mới có trường hợp cha truyền cho con. Nhưng đến bốn đời vua cuối thì đều truyền tử và từ đó thành lệ cho tất cả các triều đại sau. Sử chép thời đó có tới ngàn chư hầu; có lẽ chỉ một số ít ở gần kinh đô mới tùy thuộc nhà Thương, còn ở xa kinh đô thì là những bộ lạc tương đối độc lập. Đó là nguồn gốc của chế độ phong kiến phân quyền sẽ thấy phát triển ở đầu nhà Chu rồi suy tàn ở cuối thời đó. Thành thị nhà Thương còn khá nhỏ. An Dương, thành lớn nhất đời nhà Thương, tức kinh đô cuối cùng, chu vi chỉ có 800 m. Cung điện của nhà vua hướng về phía Nam, gồm ba điện (minh đường), điện nào cũng cất bằng gỗ, nóc có hai mái. Một điện ở giữa là chỗ họp triều, phía Đông điện đó là nhà thái miếu, thờ tổ tiên nhà vua; phía Tây là nơi thờ thần Xã Tắc. Ở phía Bắc cung điện, dựng một cái chợ; phía Nam dành cho các triều thần, và một số thợ thủ công chế tạo vũ khí, chiến xa, các đồ tự khí bằng đồng... Đồ đồng thời nhà Thương đã đạt độ tinh xảo hạng nhất thế giới khi đó. (Nguồn: wikipedia)

[10] Valuable Oracle Bones Unearthed in Shaanxi. Jan 3, 2004 – People’s Daily Online. Nguồn: http://english.peopledaily.com.cn/200401/03/eng20040103_131762.shtml


[11] “Giáp cốt văn hoàn chỉnh nhất là vào thời Vũ Đinh nhà Thương, và lượng văn tự được tìm thấy ngày nay cũng chủ yếu ở vào thời kì này.”  (Nguồn: Chuyên Trang của Diễn Đàn Hán Ngữ, www.tiengtrung.org, Lịch Sử Chữ Hán 3: Đại Triện)
[12] Oracle Bone Script. April 02, 2010  - People Daily Online. http://english.people.com.cn/ 90001/90782/99727/6939082.html
[13] Oracle Bone Script. April 02, 2010  - People Daily Online. http://english.people.com.cn/ 90001/90782/99727/6939082.html

 

[14] Ancient Chinese Wrote with Brushes, Expert.  Xinhua, October 23, 2013. http://china.org.cn/arts/2013-10/23/content_30390396.htm