Hà Hưng Quốc, Ph.D.
Chữ DỊCH được người Hoa ngày hôm
nay viết là 易. Để
hiểu chữ này một cách tường tận, chúng ta cần lội ngược về nguồn khám phá ra sự
thật đã khuất lấp theo thời gian.
Trước hết chúng ta sẽ tìm hiểu về
chữ TRỜI. Chữ TRỜI (mặt trời) đã có từ rất
lâu. Những phát hiện chữ viết trên mai
rùa và xương thú, gọi là Giáp Cốt Văn 甲骨文, cho thấy chữ
TRỜI được viết như những hình khắc bên dưới, xem H1. Người ta kết tập được ít nhất cũng khoảng 231
chữ TRỜI và những hình khắc trong H1 chỉ là một mớ trong số đó. Giáp Cốt Văn đã hoàn chỉnh vào thời Vũ Đinh (1250
TCN -1192 TCN) và được coi là loại chữ xưa nhất.[1]
Kim Văn kế thừa
Giáp Cốt Văn. Kim Văn 金文
hay Cát Kim Văn Tự còn gọi là Minh Văn 铭文 hay
Chung Đỉnh Văn 钟鼎文 là loại văn tự được khắc hoặc đúc
trên đồ đồng, xuất hiện vào thời Thương và trở thành loại văn tự chủ đạo của thời
Chu và kéo dài tới Tần Hán. H2 cho thấy
một số chữ TRỜI Kim Văn.
Sau khi Tần Thủy
Hoàng thống nhất Trung Quốc, với chính sách thống nhất văn tự và đơn vị đo lường
“thư đồng văn, xa đồng quỹ 书同文 车同轨” (sách viết cùng loại
chữ, xe có cùng cỡ trục) thì loại chữ Tiểu Triện 小篆,
còn gọi là Tần Triện 秦篆, đã được Thừa Tướng Lý Tư phụ
trách đưa vào sử dụng trong các văn bản chính thức. Tiểu Triện Văn được kiến tạo trên cơ sở chữ Đại
Triện 大篆 của thời Tần qua tiến trình giản hóa và chọn lọc
từ chữ viết của sáu nước lúc đó.[2] H3 cho thấy một
số chữ TRỜI Triện Văn.
được
“vuông hóa” thành chữ 日 người Hoa vẫn đang sử dụng ngày
hôm nay. Từ Giáp Cốt Văn tới chữ vuông
ngày nay là một hành trình dài hơn 3200 năm.[3]
Chữ 日 Hán Việt đọc là NHẬT.
Chữ 日 Bắc Kinh đọc là RỨƠ. Chữ 日 Nôm Việt Cổ đọc
là RỰC/RỎ và DIỆT. Chữ 日
Triều Châu (Mân Việt) đọc là DIỀT. DIỆT
cũng là DIỀT do phát âm nặng nhẹ mà thành.
Âm RỨƠ là biến âm của chữ RỰC/RỎ của Nôm Việt Cổ. “Diềt日
hay là Rực日 là Nôm ngày xưa của Bách
Việt, và chỉ có người Việt có phát âm Diềt日
nầy”. Âm DIỀT hay âm DIỆT cũng chính là âm VIỆT chữ
quốc ngữ của người Việt chúng ta. “Tiếng
Mân Việt - Việt Triều Châu là một phương ngữ rất xưa, được nhìn nhận bởi nhiều
chứng minh là có cỡ ít nhất là 7000 năm lịch sử, xưa hơn âm Hán Việt thời nhà
Hán hay nhà Đường . . . rất nhiều. Chữ
Nôm với âm Nôm có trước là Diềt日 chứ không phải là âm
Nhật日 của Hán Việt có trước.” (Nguồn: Chữ Nôm Cổ Xưa Và Ý Nghĩa Của Việt
của tác giả Đỗ Thành).
Chữ thứ hai chúng ta cần xét tới
là chữ TRĂNG. Chữ TRĂNG (mặt trăng) cũng
đã có từ rất lâu. Những phát hiện chữ viết
trên mai rùa và xương thú cho thấy chữ TRĂNG được viết như những hình khắc bên
dưới, xem H4, và người ta đã kết tập được ít nhất là 74 chữ TRĂNG.
Kim Văn kế thừa
Giáp Cốt Văn và sau đó là Triện Văn, nên chữ TRĂNG cũng biến đổi theo. H5 cho thấy một số chữ TRĂNG Kim Văn và H6
cho thấy một số chữ TRĂNG Triện Văn.
Chữ 月 Hán Việt đọc là NGUYỆT. Chữ 月 Bắc Kinh đọc là DUÊ.
Chữ 月 Quảng Đông
đọc là DUYỆT. “Tiếng Quảng Đông ngày nay vẫn đọc Nguyệt月 là Duyệt月 y như phát âm của chữ Việt粵 và Việt越. Tiếng [Hán] Việt ngày nay
đọc là Nguyệt月 rất gần với âm Việt/Duyệt月. Tiếng ‘Nam Việt - Việt Quảng Đông’ cũng là phương ngữ
xưa, xưa hơn âm Hán hay Đường . . rất nhiều… Chữ Nôm với âm Nôm là Duyệt月 có trước, chứ không phải là âm Nguyệt月
của Hán Việt có trước.” (Nguồn: Chữ
Nôm Cổ Xưa Và Ý Nghĩa Của Việt của tác giả Đỗ Thành).
Chữ thứ ba chúng ta cần tìm hiểu là chữ DỊCH. Chữ DỊCH cũng đã có từ rất lâu. Những phát hiện chữ viết trên mai rùa và xương thú cho thấy chữ DỊCH được viết như những hình khắc bên dưới, xem H7. Người ta kết tập được ít nhất cũng khoảng 73 chữ DỊCH và những hình khắc trong H7 chỉ là một mớ trong số đó.
Sau Giáp Cốt
Văn là Kim Văn và Triện Văn. H8 cho thấy
một số chữ DỊCH Kim Văn và H9 cho thấy một số chữ DỊCH Triện Văn.
Và cuối cùng thì chữ DỊCH từ
được “vuông hóa” thành chữ 易 người
Hoa vẫn đang sử dụng ngày hôm nay.
Chữ 易 Hán Việt đọc là DỊCH. Chữ 易 Bắc
Kinh đọc là YI. Chữ 易
Triều Châu đọc là ÉCK. Chữ 易 Quảng Đông đọc là DIỀT và DIỆK. Chữ 易 Nôm Cổ Việt đọc
là DIỀT và DIỆK. DIỀT và DIỆK là do phát
âm nặng nhẹ mà thành, cận âm với chữ Việt quốc ngữ của chúng ta ngày nay. “Tiếng Quảng Đông đọc chữ Việt易 nầy là Diềt 易/Diệk易
hoàn toàn như người Triều Châu đọc chữ Việt日 nầy là Diềt日/Diệk日.” (Nguồn: Chữ Nôm Cổ Xưa Và Ý Nghĩa Của Việt của
tác giả Đỗ Thành).
Khảo sát tiến
trình biến đổi từ chữ Giáp Cốt cho đến chữ vuông ngày hôm nay, không khó để
chúng ta nhận ra chữ DỊCH là một tổng hợp biểu ý
được
hình thành từ hai chữ biểu hình là TRỜI 日
và TRĂNG 月
Hai chữ TRỜI TRĂNG ngang nhau thì biểu ý là
MINH 明, còn
TRỜI trên TRĂNG dưới thì biểu ý là DỊCH易. Phát âm của chữ TRỜI, chữ TRĂNG và chữ DỊCH theo
Nôm Việt Cổ đều là âm VIỆT của chữ Việt quốc ngữ ngày nay. Nói một cách khác, DỊCH chính là VIỆT.
Nói “hai chữ
TRỜI TRĂNG ngang nhau thì biểu ý là MINH 明, còn TRỜI trên TRĂNG dưới thì biểu ý là DỊCH易” không phải là một phát biểu tùy tiện. Nhìn vào Giáp Cốt Văn thì sẽ thấy sự khác biệt
giữa kết hợp TRỜI TRĂNG ngang nhau để biểu ý MINH, xem H10 và H11, và kết hợp
TRỜI trên TRĂNG dưới để biểu ý DỊCH, xem H7 bên trên, là một chủ ý quá rõ rệt. Hai biểu ý riêng biệt với hai chủ ý rõ rệt
này không những đã có ngay từ lúc ban sơ, tìm thấy trong đống Giáp Cốt, mà còn
kéo dài và liên tục cho đến ngày hôm nay, kinh qua các giai đoạn Kim Văn và Triện
Văn. Cả thảy 19 chữ MINH Giáp Cốt Văn (100%)
đều theo cấu trúc TRỜI TRĂNG đặt ngang nhau và không có những tia sáng. Cả thảy 73 chữ DỊCH Giáp Cốt Văn (100%) đều
theo cấu trúc TRỜI trên TRĂNG dưới và có những tia sáng. [Xoay những hình trong H7 cho vòng tròn mặt
trời nằm trên, vòng cung mặt trăng nằm dưới, và các tia ánh sáng nằm dưới cùng sẽ
thấy rõ. Thoạt nhìn thì thấy những hình
này giống như là mặt trời vừa nhô khỏi đỉnh đồi nhưng nếu là vậy thì ánh sáng
phải tỏa ra từ mặt trời và tỏa lên phía trên chứ không nằm phía dưới vòng cung
do đó giải thích nghe hợp lý hơn thì những tia sáng hoặc là (1) biểu hình cho
ánh sáng của mặt trăng hoặc là (2) biểu hình cho ánh sáng của cả hai. Từ đó có thể thấy sự khác biệt rất lớn giữa
biểu ý Minh và biểu ý Dịch, dầu là cả hai đều từ sự kết hợp Trời và Trăng. Trong khi bản thân biểu hình mặt trăng và mặt
trời là hai chủ thể chính biểu ý cho chữ Minh thì bản thân của những vạch biểu
hình ánh sáng của mặt trăng hoặc/và mặt trời mới là chủ thể chính biểu ý cho chữ
Dịch.].
Hai chữ biểu
tượng TRỜI TRĂNG dùng để biểu ý chữ DỊCH vẫn còn để lại “dấu vân tay” trong Hán
Vuông ngày hôm nay. Thông tin trong H12,
lấy ra từ Hán Việt Từ Điển, tự nó đã giải thích đầy đủ sự liên hệ mật thiết giữa
các thành phần làm nên chữ DỊCH.
Nhưng theo Đỗ
Thành, một nhà nghiên cứu người Việt gốc Hoa thành thạo nhiều phương ngữ Trung,
thì:
“Việt易” đây là chữ Dịch易 chính là chữ tượng hình vẽ mặt trời hình tròn O với
các tia sáng chung quanh được mỹ thuật hóa và vuông hóa thành chữ Nhật日 được đặt ở phía trên, và các tia sáng chung quanh được gom lại
biến thành chữ Vật勿 để ở phía dưới thành ra Việt易. Chữ Việt nầy với chữ
Việt cổ xưa nhất là vẽ hình mặt trời có tia sáng phát ra tứ phía là chung một
chữ mà thôi. Thật ra Kinh Dịch易 là đọc trại âm từ chữ Kinh
Việt易. Kinh của người Việt thì mới gọi là Kinh Việt = Mặt
trời 日 + tia sáng 勿 = Việt/易.”
Và Đỗ Thành
còn khẳng định “Việt = Trời/Trăng soi
sáng = Hình mặt trời các tia phát sáng trên trống đồng = viết bằng O với những
tia sáng = 日 = 易 = 粵. Hai chữ Việt nầy, 易 và 粵, đều là ‘mặt trời cháy sáng’.” Ông giải thích:
“Việt粵 Chữ Nôm đọc
là Duyệt粵 ở Quảng Đông [Nôm Cổ Việt]. Ngày nay Hán Việt và Việt đọc là Việt粵, âm Bắc kinh đọc là Yué粵 (ghi chú:
bên Triều Châu dùng chữ “Việt越” thay chữ “Việt粵” nầy). Cách viết chữ Việt粵 nầy
rất giống chữ Dịch易”.
Chữ Việt粵 nầy là Hướng向
về mặt trời Chiếu sáng với chữ Thể采 là ‘Bẻ’ để biểu hiện
ý của âm ‘E’ là ‘Yue’ là ‘Việt’. Bản
thân của chữ Thể采 trong cổ văn thì đó là chữ Nôm nghĩa
là Cháy采, chữ ‘Cháy’ là Mộc木
đang phát cháy bằng mấy nét phía trên là ngọn lữa., Tôi là người Mân Việt nên
hiểu rỏ chữ Cháy采 nầy (Cháy采
còn 1 phát âm khác là Bẻ采 để nói nghĩa khác, và “Bẻ”
hay “Bén” cũng lại quay về ấm Bén, cháy bén…) …Cháy采
sáng nguyên 1 vòng cầu tức là “Cầu vòng” mà ngày nay được viết bằng Thể Hồng-彩虹 tức là Cầu vòng…Nhiều người cứ tưởng rằng Việt粵 với bên trong chữ Hướng向 là Mễ米 là gạo…, không phải vậy đâu. Bởi vì nghĩa cuả Việt là Nhật-
Nguyệt là Quang Minh-Soi sáng… như Trống đồng của Cổ Bách Việt tộc đã lưu dấu
trong lịch sử.”
Như
vậy thì luận điểm của Đỗ Thành tuy có hơi khác nhưng xét cho cùng thì cũng
không khác vì theo ông (một cách gián tiếp) mặt trời/mặt trăng không là chủ thể
chính [như trong chữ Minh] mà ánh sáng chiếu ra mới là chủ thể chính biểu ý của
chữ Dịch. Và điều này đúng với hình ảnh
trên Giáp Cốt Văn biểu ý chữ Dịch.
Dầu
chữ 易 là một tổng thể TRỜI trên TRĂNG dưới với những
TIA SÁNG biểu ý DỊCH hay là một tổng thể chỉ có mặt trời với các tia ánh sáng
được mỹ hóa thành chữ Vật để biểu ý DỊCH thì kết luận cũng vẫn như nhau: DIỀT =
DIỆK = DUYỆT = DỊCH = VIỆT.
Và như Đỗ
Thành đã kết luận: “Kinh Dịch易 là đọc trại âm từ chữ Kinh Việt. Kinh của người Việt thì mới gọi là Kinh Việt.”
Có hai vấn đề lớn nằm trong kết
luận trên của Đỗ Thành. Với sự khẳng định
chữ Hán phát triển trên nền tảng của chữ Nôm Việt Cổ, sẽ có một số lượng không
ít những nhà nghiên cứu Việt không đồng ý, nếu không muốn nói là “chống kịch liệt”. Với não trạng “tự nô lệ hóa” và với thành kiến
đảo lộn sự thật “lấy quả làm nhân” (ngôn ngữ của Hà Văn Thùy) cho rằng “hơn 70%
tiếng Việt vay mượn từ tiếng Hán” nên họ luôn khẳng định
tiếng Hán là chủ thể của tiếng Việt.
Không còn gì sai hơn! Lấy một vụ
khai quật mộ cổ nổi tiếng 馬 王 堆 vào đầu thập niên 1970 có liên
quan đến Kinh Dịch làm thí dụ điển hình. Tiếng Hán Việt đọc là Mã Vương Đôi. Tiếng Anh dịch là “King Ma's
Mound." Sự thật cho thấy chẳng có vị Vua Ngựa hay Vua Ma nào được chôn ở đó cả. Qua khảo chứng người ta đã xác định
ba ngôi mộ cổ này được chôn cất từ hồi thế kỷ thứ hai trước công
nguyên. Chủ nhân của ba ngôi mộ là Lợi
Thương, vị thừa tướng Nước Trường Sa thời kỳ đầu Tây Hán, phu nhân Tân
Truy của ông và con trai của hai ông bà.
Chỉ là vị “quan” họ Lợi thì làm sao lại được ghi là “Mã Vương”? Sự thật không có gì kỳ bí. Trường Sa, Hồ
Nam phía Nam Trung
Quốc là vị trí nằm ngay trung tâm của người Việt Cổ do
đó nói bằng tiếng Nôm Việt Cổ thì những ngôi mộ đó nằm ở Đồi Mả Quan, tức là cái đồi có mả (mồ) của quan. Địa danh Đồi Mả Quan tồn tại lâu dài trong cộng
đồng Việt. Khi người Hoa xuất hiện thì
do không phát âm đúng tiếng Việt và không hiểu nghĩa của tiếng “mả” nên đọc trại
thành “mã” còn “quan” thành “wan” rồi thành “Wang” theo đó Đồi Mả Quan biến
thành “Má Wang Tui.” Đến khi chuyển sang
chữ vuông, người sau không còn hiểu lai lịch khu mộ mà chỉ “phiên ngang” theo
âm nên ký âm bằng chữ vuông Mã Vương Đôi 馬王堆. Bằng chứng này cho thấy tiếng Nôm Việt
Cổ đã có từ rất xưa (trong trường hợp này thì mốc thời gian là 2200 năm trước)
và Nôm Việt Cổ không phải là sản phẩm vay mượn từ tiếng Hán, ngược lại mới đúng
“sự thật như nó đã là.”
Nhìn lại lịch sử chữ DỊCH từ thời
Giáp Cốt Văn xuyên suốt cho tới thời Trung Văn ngày nay, xem H13, có lý nào để nói
ngược ngạo rằng tiền nhân sống trên đất Việt xưa
đã vay mượn chữ viết và tiếng nói của người Hán? Hay nói một cách khác, chẳng lẽ trước khi dân
du mục phương Bắc tràn qua Hoàng Hà hòa huyết đẻ ra Hoa Hạ thì người Việt cổ sống
trên đất Việt xưa không biết nói, không chữ viết và không văn hóa? Chẳng lẽ nhóm dân du mục “phương Bắc bạo cường” đó có sẵn một nền
văn hóa “tầm cao” mang vào đất Việt xưa để áp đặt và thành công với sự áp đặt
văn hóa để từ đó tự hào với cái gọi là văn hóa Hán tộc? Tuy người viết không phải là nhà ngôn ngữ học,
cũng không phải là nhà khảo cổ, nhưng cũng có thể đủ sức để hiểu một điều là tiếng
nói và chữ viết không thể từ trên trời bổng dưng rơi xuống đất Ân Thương để đám
con lai Hoa Hạ lấy đó cho là của riêng Hán tộc.
Còn Việt cổ sống trên đất Việt xưa có phải là Việt hay không thì cuốn
Tìm Lại Cội Nguồn Qua Di Truyền Học (2011) của Hà Văn Thùy đã giải thích rõ.
Vấn đề thứ hai, khẳng định Dịch
là của Việt thì chắc chắn là số người đồng ý sẽ không nhiều hơn số ngón trên
hai bàn tay. Biết thực tế là vậy nhưng
điều này không hề làm cho người viết nao núng.
Hà Hưng Quốc đã từng viết nhiều cuốn sách để giải thích vì sau Dịch là của
Việt. Không những Dịch mà luôn cả Âm
Dương, Ngũ Hành, Hà Đồ, Bát Quái, Bảng Lục Thập Hoa Giáp, Ngũ Hành Nạp Âm, Tử
Vi cũng là của Việt. Và đi xa hơn là cả nền văn hóa Trung Hoa hiện
nay cũng được đẻ ra từ cái nôi văn hóa Việt cổ.
Nhưng dầu cho lý luận có “hàn lâm” đến mấy thì cũng không qua được sự thật
rất “bình dân” của Đỗ Thành, đó là: “Kinh
của người Việt thì mới gọi là Kinh Việt.”
Nếu chúng ta để
ý thì sẽ thấy chữ DỊCH có nguồn gốc từ thiên văn. Mà có nguồn gốc từ thiên văn thì không thể
nào là sản phẩm của giống dân du mục phương Bắc. Và nó phải là sản phẩm phát sinh từ cái nôi
trồng lúa nước ở phương Nam ,
của Việt. Căn cứ vào chi tiết trong Thuật
Dị Ký 述異記 của sách Thông-chí 通志
(2AL, Q II, Ngũ Đế Kỷ Đệ Nhị, Chí #35, tr. 224) của sử gia Trịnh Tiều
(1104-1162). Sách chép:
“Đào Đường chi thế,
Việt Thường quốc hiến thiên tuế thần quy, bối thượng hữu văn, giai khoa đẩu
thư, ký khai tịch dĩ lai, Đế mệnh lục chi, vi chi Quy-lịch. 陶唐之世,
越裳國獻千歲神龜,背上有文,皆科斗書,記開闢以來,帝命錄之,謂之龜歷。”
Dịch: “Đời Đào Đường,
nước Việt Thường dâng thần quy ngàn tuổi, trên lưng có văn, đều là chữ khoa-đẩu
[chữ nòng
nọc], chép việc từ thuở khai thiên tịch-địa đến bấy giờ, Đế sai chép và gọi là
Lịch Rùa.”
[Ngưng trích dẫn]
Sách Cương Mục
Tiền Biên của Kim Lý Tường cũng có chép rằng, “năm 2361 trước Công nguyên, tức năm Mậu Thân thứ 5 đời Ðường Nghiêu Sứ
thần Việt Thường Thị sang chầu dâng rùa thần". Theo Kim Lý Tường con rùa gọi là thần quy vì
rùa to hơn 4 thước ta [khoảng 1.20 mét], trên lưng có chữ nòng nọc [đẩu văn],
ghi tổng quát lịch sử cấu tạo vũ trụ và nhân loại từ thuở ban đầu cho tới đời
vua Ðường Nghiêu.[1]
Giáo sĩ L.Wieger, một nhà thông thái dòng Tên, cũng ghi nhận
"người Tầu đã dựa vào cống phẩm rùa
thần mà làm ra Qui Lịch” (L.Wieger, Hisfoire des croyances religieuses et des
opinions philosophiques en Chine, depnis l’ origine jusqu à nos jonrs./ Lịch
Sử Tín Ngưỡng Và Quan Điểm Triết Học ở Trung Hoa, Từ Khởi Thủy Cho Đến Thời Đại
Chúng Ta, trích dẫn bởi TS. Thái Văn Kiểm).[2]
Cũng trong
Kinh Thư, về việc hiến thần quy, “Ðế
Nghiêu nhà Ðường sai Hy Thúc giữ việc này suy trác khí hậu ở Nam Giao, điều hòa mọi việc thời tiết sớm muộn
về mùa hè... Suy trác cẩn thận để tháng trong Hạ được đúng với thời tiết. Lại
phải xem đến việc thay đổi của người và trời đất.” (Lịch Với Lịch Sử
Kinh Tế Chính Trị Và Chiến Tranh của Nguyễn Thường, Nghiên Cứu Lịch Sử số 3
(262) tháng 5 & 6-1992, tr.51-59).[3]
Với người viết thì câu chuyện tặng rùa thần này là một sự
kiện lịch sử rất quan trọng. Nó
là dấu công chứng đóng “trực tiếp” lên cụm chữ DỊCH LÀ CỦA VIỆT.
Đúng như học
giả Zhou Jixu khẳng định: “Không giống
như các dân cư Ngưỡng Thiều và Hà Mẫu Độ là những người đến từ miền Nam Trung
Quốc, dân cư của Hoàng Đế đến từ phía Tây của Trung Quốc, từ phần phía Tây của
lục địa Âu-Á. Họ chinh phục người dân của lưu vực Hoàng Hà và Dương Tử, những
người thủ đắc nền văn hóa nông nghiệp phát triển . . . Lịch sử
được ghi trong tài liệu truyền thống chỉ duy nhất tính đến việc người của Hoàng
Đế đi vào trong thung lũng Hoàng Hà và phát triển văn minh ở đó. [Còn n]hững
người đã sống trước đó và tạo dựng nền văn minh tiền sử huy hoàng của hai con
sông đã bị chìm sâu sau màn sương lịch sử. Họ đã bị loại trừ khỏi sử biên niên
truyền thống, trong đó bao gồm hầu như tất cả các sách lịch sử Trung Quốc, từ
Thượng Thư, kinh Thi đến Sử ký . . . Đây là một lịch sử mang xu hướng đảo lộn vị
trí giữa chủ và khách.”[4]
Xin cảm ơn tất cả bạn đọc. Chào thân ái.
Kính.
Hà Hưng Quốc.
Ngày 1 Tháng 3 Năm 2013
[1] “Giáp cốt
văn hoàn chỉnh nhất là vào thời Vũ Đinh nhà Thương, và lượng văn tự được
tìm thấy ngày nay cũng chủ yếu ở vào thời kì này.” (Nguồn: Chuyên Trang của Diễn Đàn Hán Ngữ, www.tiengtrung.org, Lịch Sử Chữ Hán 3: Đại
Triện)
[2] Khái niệm
về loại chữ Đại Triện cũng không thống nhất. Có người cho rằng Đại Triện bao gồm
Kim Văn và Lựu Văn, lại có người cho rằng Đại Triện là Lựu Văn. Cũng có khi người
ta gọi tất cả các loại chữ cổ thời tiên Tần là Đại Triện. (Nguồn: Chuyên Trang của Diễn Đàn Hán Ngữ, www.tiengtrung.org, Lịch Sử Chữ Hán 3: Đại
Triện).
[3] “Hệ văn
tự sớm nhất được phát hiện cho đến nay là chữ giáp cốt (giáp cốt văn 甲骨文) mà niên đại được xác định khoảng 1200 tcn.” (Nguồn:
VietScience. Thưởng Thức Thư Pháp Trung
Quốc của Lê Anh Minh, 1/9/2006)
[4] Nguồn: Cỗi Nguồn Của Văn Minh Đất Nước Việt Nam của GS Cao Thế
Dung. GS trích dẫn từ Cương Mục, bản dịch
- Bộ VHGD, Sài Gòn 1965, tr.31.
[7] Tái
trích Zhou Jixu.The Rise of Agricultural Civilization in China: The Disparity
between Archeological Discovery and the Documentary Record and Its Explanation.
SINO-PLATONIC PAPERS Number 175 December, 2006. Trong bản thảo Viết Lại Lịch Sử Trung Hoa của
Hà Văn Thùy.
This comment has been removed by the author.
ReplyDeleteNGÀY NAY "BẬC THỨC GIẢ" CÓ LẼ VƯỢT XA 10 ĐẦU NGÓN TAY !?
ReplyDelete