Dấu Ấn “Mặt
Trời và Cái Bóng Của Mặt Trời” Trong Bức Tranh Gà Tam Dương Khai Thái Của Dòng
Tranh Đông Hồ
Hà
Hưng Quốc
Trước đây người
viết đã từng khẳng định lý thuyết Ngũ Hành Nguyên Thủy là di sản văn hóa phi vật
thể của Việt và nó hoàn toàn khác với lý thuyết Ngũ Hành Phổ Cập của người Hoa
mà đại đa số đều biết. Lý thuyết Ngũ
Hành Nguyên Thủy đã được tiền nhân Việt mã hóa trong những bức tranh Ngũ Hổ
Hàng Trống và Ngũ Hổ Đông Hồ giấu kín dưới vỏ bọc tín ngưỡng dân gian để bảo tồn
di sản Việt và truyền thừa đến ngày hôm nay.
Người viết đã cẩn thận giải mã và trình bày trong những công trình của
mình (Phục Dựng Những Di Sản Văn Hóa Phi
Vật Thể I & II của Hà Hưng Quốc, 2014, 1200 trang, bán trên
Amazon.com). Tuy lý thuyết Ngũ Hành Nguyên Thủy tồn tại như
một sản phẩm độc lập nhưng thực ra nó là một phần của một tổng thể lớn hơn, một
mô hình mẹ của lý học đông phương, và tổng thể đó được gọi là Việt Dịch Đồ. Mà Đồ Dịch Việt thì được phục dựng từ hai câu
khẩu quyết 67 lời lưu truyền trong dân gian từ ngàn xưa (Việt Dịch của Hà Hưng Quốc, 2014, 256 trang, bán trên Amazon.com).
Đã có đầy đủ chứng
lý để xác quyết lý thuyết Ngũ Hành nguyên thủy là của Việt và Dịch là của Việt.
Hôm nay chúng ta lại có cơ hội để xét
nghiệm và giải mã thêm một bức tranh khác, bức tranh gà Tam Dương Khai Thái của
dòng tranh Đông Hồ. Một cơ hội để chứng
minh thêm một lần nữa Dịch nguyên thủy là của Việt. Việt nắm cái gốc của Dịch nên giữ lấy Đồ. Hoa theo cái ngọn của Dịch nên tôn thờ
Kinh. Kinh Dịch là của Hoa nhưng Đồ Dịch
là của Việt. Huyền thuyết Nữ Oa bắt con
rùa đội Trời lên chính là đội cái Đồ Dịch của Việt.
Bức tranh gà
Tam Dương Khai Thái được học giả Nguyễn Vũ Tuấn Anh giải thích là “. . . câu ‘Tam
Dương khai thái’ có thể giải thích là: bắt đầu từ ba hào dương ( ) hãy tìm vị trí của quái Khôn ( ) trở thành quẻ ‘Địa Thiên Thái’ là một
quẻ cho vận hạn tốt của vũ trụ. Đây cũng
chính là nội dung sâu xa của bức tranh này.”
(Tính Minh Triết Trong Tranh Dân Gian Việt
Nam, tác giả Nguyễn Vũ Tuấn Anh, nxb Văn Hóa Thông Tin. Nguồn:
Trung tâm nghiên cứu Lý học Đông Phương).
Như
người viết đã từng tán dương trước đây, những công trình nghiên cứu của học giả
Nguyễn Vũ Tuấn Anh luôn luôn tạo ra nguồn cảm hứng cho người viết. Và lần này cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên, tác giả không đồng tình với giải
thích trên của học giả NVTA. Lý do rất
đơn giản. Là vì nội dung của bức tranh
gà Tam Dương Khai Thái không phản ảnh quẻ “Địa Thiên Thái” của kinh Dịch Trung
Hoa.
Không
có một phần nào trong toàn bộ nội dung của bức tranh phản ảnh/ thể hiện/ đại diện/
biểu trưng cho quẻ Địa Thiên Thái cả.
Hoàn toàn không, ngoại trừ bốn chữ “tam dương khai thái”. Cho nó
là bức tranh Địa Thiên Thái mà không thấy có một một phần nào trong nội dung của
bức tranh thể hiện quẻ “Đất ở trên, Trời ở dưới” thì lý luận và kết luận của học giả NVTA khó
có thể đứng vững.
Trên
những bức tranh vẽ Tam Dương Khai Thái của Trung Hoa thì ít ra hình ảnh ba con
dê biểu tượng của may mắn còn phản ảnh phần nào hai chữ “tam dương” và “khai
thái” của ba ngày xuân tháng giêng năm mới chứ còn hình ảnh của hai con gà trống
nhìn giống như kình chống nhau của dòng tranh Đông Hồ mà cho là đại diện quẻ Địa
Thiên Thái thì đúng là khiên cưỡng. Hơn
nữa, nếu đem ngũ hành vào cuộc thì con gà đỏ là hành hỏa, quẻ ly, tượng mặt trời
chứ chẳng phải quẻ địa [khôn] cũng chẳng phải quẻ thiên [càn]. Còn nếu mùa xuân là chỗ nhấn của bức tranh
thì hình ảnh cụm cây cỏ nở hoa phải được phóng đại cho đúng với tỉ lệ tương xứng
theo tinh thần ước lệ nghệ thuật của tranh dân gian Đông Hồ.
Theo
người viết thì từ rất lâu trong dân gian con gà trống được coi là biểu tượng của
mặt trời. Và ngay trong chân dung của
con gà trống trong bức tranh Tam Dương Khai Thái của dòng tranh Đông Hồ cũng minh
họa hình ảnh mặt trời trong đó. Như vậy
đã quá rõ, hình ảnh con gà trống chính là biểu tượng của thái dương.
Hình
ảnh hai con gà trống trong bức tranh cũng không phải “tương đối giống nhau” như học giả NVTA đã mô tả mà phải nói chính
xác chúng là “phản ảnh của nhau”. Nếu một
con gà trống là biểu tượng của mặt trời thì con gà trống còn lại, phản ảnh của
chính nó, biểu tượng cho cái gì?
Còn
có thể là cái gì khác được nếu không phải là cái bóng của mặt trời? Vâng, người viết muốn nói hình ảnh hai con gà
trống phản ảnh nhau trong bức tranh gà Tam Dương Khai Thái chính là biểu tượng
của “mặt trời và cái bóng của mặt trời”.
Nội dung của bức tranh gà Tam Dương Khai Thái muốn nói lên “mặt trời và
cái bóng của mặt trời” và nhờ vào tác động của “mặt trời và cái bóng của mặt trời”
mà vạn vật được “khai thái” biểu tượng bởi cụm cây cỏ nở hoa ở giữa. Nội dung của toàn bộ bức tranh chỉ đơn giản
là thế.
Nhưng
cái ý nghĩa sâu xa của “mặt trời và cái bóng của mặt trời” là gì? Đáp án cũng đơn giản như nội dung bức
tranh. Nó là Âm Dương của Dịch lý, là Dịch,
và đồng thời cũng là chữ Dịch. Hình minh
họa bên dưới cho thấy đầy đủ tương quan giữa “mặt trời và cái bóng của mặt trời”
với “âm dương của Dịch lý (Thái Dương và Thái Âm)” và với “con chữ giáp cốt văn
biểu ý Dịch.”
Trong
bài Giải Mã Bản Chất Thật Trong Hai
Sao Thái Dương Và Thái Âm Trong Tử Vi và bài Lần Thứ Hai: Dịch là Việt Và Dịch Là Của Việt (Nguồn: trang
web khoahocnet.com) người viết đã tốn khá nhiều công sức để chứng minh hai sao
Thái Dương và Thái Âm trong bộ môn Tử Vi không phải là “mặt trời và mặt trăng”
như nhiều người đã nghĩ mà là “mặt trời và cái bóng của mặt trời”. Tên gọi Thái Dương và Thái Âm của hai tinh đẩu
này là lấy từ Dịch. Con chữ Dịch của người
Hoa là “nhật trên nguyệt dưới” còn con chữ Dịch giáp cốt văn là “mặt trời và
cái bóng của mặt trời”. Hay nói cách khác, con chữ có hình “mặt trời ở
trên mặt trăng ở dưới” biểu ý Dịch là con chữ Hán văn của người Hoa còn con chữ
“mặt trời và những tia sáng (cái bóng của mặt trời)” biểu ý Dịch là con chữ
giáp cốt văn, những con chữ có trước lịch sử Trung Hoa. Sau khi du mục phương bắc tràn qua sông thôn
tính nam Dương Tử và tiếp thu văn hóa bản địa, trong quá trình chuyển hóa từ
giáp cốt văn đến Hán văn của người Hoa, họ đã đánh mất (hoặc cố tình đánh tráo)
“mặt trời và cái bóng của mặt trời” để thay vào đó một khái niệm khác là “mặt
trời và mặt trăng” và từ đó Dịch được đóng dấu là sản phẩm của người Hoa. Và những sản phẩm khác thoát thai từ Đồ Dịch,
vốn nguyên thủy là của Việt cổ, cũng mặc nhiên trở thành sản phẩm của người
Hoa.
Nhưng
từ khi chữ Dịch nguyên thủy hình thành, thuở mà người Việt cổ còn làm chủ đất
Trung Hoa với nền văn minh mạn nam Dương Tử lừng lẫy của một thời, cho mãi đến
ngày hôm nay, dầu là mạch văn hóa Việt có lúc ẩn lúc hiện trên mảnh đất đó và dầu
là lúc tỏ lúc mờ ngay trên đất Việt, người Việt cổ trên đất Trung Hoa và người
Việt hậu duệ sau này trên đất Việt đều hiểu rõ Dịch là “mặt trời và cái bóng của
mặt trời” chứ không phải “mặt trời và mặt trăng”. Và cái kiến thức đó được thể hiện trong bức
tranh gà Tam Dương Khai Thái mà chúng ta đang xét nghiệm. Nói một cách khác, tổ tiên Việt vốn hiểu Dịch
và viết chữ Dịch khác với người Hoa. Sự
khác biệt này, một sự khác biệt không thể lầm lẫn cũng không thể bị đánh tráo,
đã được cẩn thận mã hóa trong tranh dân gian và giấu kín sau vỏ bọc tín ngưỡng
dân gian không để cho bị mất lạc, là chìa khóa bí mật “có một không hai” để nhận
lại và phục nguyên Dịch Việt cũng như những di sản văn hóa phi vật thể của Việt
thoát thai từ Đồ Dịch Việt.
Nếu
chúng ta vẫn hoài nghi về nội dung và ý nghĩa sâu xa của bức tranh gà Tam Dương
Khai Thái của dòng tranh Đông Hồ có liên quan đến Đồ Dịch Việt như vừa được người
viết giải mã thì hãy nhìn vào Việt Dịch Đồ bên dưới.
Hai
chữ “tam dương” trong bức tranh chính là muốn nói tới ba hào dương của quẻ
Càn. Chẳng phải “tam dương khai” đã ghi
rõ trên Đồ Dịch Việt tại vị trí “Càn Tí, Khai” đó sao?
Và
cũng như những sản phẩm trước đã được giải mã, bức tranh gà Tam Dương Khai Thái
của dòng tranh Đông Hồ đã cho chúng ta thêm một lần nữa chứng lý để xác quyết Dịch
là của Việt. Chỉ có tranh gà Tam Dương
Khai Thái của Việt mới giấu chìa khóa “mặt trời và cái bóng của mặt trời” trong
đó và mới có ý nghĩa là Âm Dương của Dịch, là Dịch, là con chữ Dịch. Như người viết đã từng khẳng định trước đây:
Dịch là Việt và Dịch là của Việt.
No comments:
Post a Comment