Tuesday, October 20, 2015

BÍ KIẾP DỰ ĐOÁN VẬN HẠN ĐỜI NGƯỜI

Hà Hưng Quốc

Trong bài này bạn sẽ được hướng dẫn để thành lập một bảng ma trận dùng để dự đoán vận hạn một đời người.  Bảng dự đoán này không cho bạn nhiều chi tiết như một lá số Tử Vi nhưng ngược lại rất dứt khoát, có xác suất rất cao, để giúp người coi làm những quyết định quan trọng nằm gọn trong hai chữ TIẾN/THỦ.

Thật ra thì phương pháp dự đoán vận hạn này là một phần trong phương pháp dự đoán vận hạn một lá số TỬ VI. Bạn có thể chỉ cần bấy nhiêu đây thôi là đã đủ xài. Hoặc, nếu thích, bạn có thể mở rộng để có thêm chi tiết.  Và tôi sẽ làm điều đó trong những bài tới.

Nhân đây cũng xin được tiết lộ với bạn là tất cả những bài viết trong blog này được cố tình "thiết kế" để từng bước "xây móng, đấp nền" cho những ai muốn nghiên cứu Tử Vi.  Mỗi bài viết là một module có giá trị độc lập nhưng đồng thời cũng là một phần trong hệ thống.  Đến cuối chặn đường, tất cả sẽ ráp lại với nhau.  Tới lúc đó, mọi người sẽ nhận ra là mình đã có được một nền móng vững chắc để có thể thực sự "nghiên cứu Tử Vi" một cách có trình độ và khoa học.

Nói tóm lại, chúng ta sẽ tiếp cận môn Tử Vi bằng một phương pháp khác hơn phương pháp mà những vị tiền bối đã sử dụng để truyền dạy từ trước đến nay.  Chúng ta "nghiên cứu Tử Vi" chứ không theo "tôn giáo Tử Vi".  Trong tiến trình chúng ta sẽ sàng lọc để chỉ giữ lại những gì có giá trị. Nói cách khác, trong tiến trình nghiên cứu, chúng ta sẽ phải biết loại bỏ những "sai lầm, phi lý, hí luận, huyễn hoặc, mù quáng, mê tín" nhìn thấy trong mô hình, lý thuyết,  phương pháp, hoặc luận giải . . . nhìn thấy nhan nhản trong thế giới lý học đông phương.

Trong tiến trình thành lập ma trận vận hạn, bạn có thể sử dụng 12 cung trên bàn tay hoặc trên giấy. Chính xác là 12 cung thiên bàn Tử Vi.  Nếu bạn chưa quen thuộc thì xem bài Thiên Can, Địa Chi, Ngũ Hành Phối 12 Cung Trên Thiên Bàn Tử Vi Và Trên Bàn Tay cũng trên blog này. 

Nhằm giản hóa, chúng ta sẽ chỉ dùng chữ "bấm" tay đại diện cho cả hai trường hợp dùng bàn tay hoặc dùng giấy.


1. LẬP HÀNH, CỤC, A/D CỦA BẢN MỆNH
Trước tiên ghi xuống giấy thông tin cá nhân: giờ, ngày, tháng, năm sinh dương hoặc/và âm lịch.


Rồi từ những thông tin đó bạn sẽ tìm:
a. Hành & Âm Dương của bản mệnh 
b. Cung an Mệnh
c. Cục của bản mệnh

Giả dụ bạn lập bảng ma trận vận hạn cho một người, ông NVA sinh ngày xx tháng 7 năm 1954 vào lúc 6:30 chiều.  Từ dương lịch chuyển sang âm lịch thì ông NVA sinh ngày xx tháng 6 năm Giáp Ngọ vào giờ Dậu.

a. Tra bảng Lục Thập Hoa Giáp, cột ngũ hành nạp âm hoặc cột niên mệnh, sẽ thấy năm Giáp Ngọ có ngũ hành nạp âm là hành Kim và niên mệnh là Sa Trung Kim.  Như vậy, hành bản mệnh của ông NVA là hành Kim và là Dương Nam.

b. Trên bàn tay trái, từ cung Dần tính là tháng 1, bạn bấm theo chiều kim đồng hồ đến tháng sinh là tháng 6, rớt vào cung Mùi.  Tại cung Mùi này tính là giờ Tí bấm ngược chiều kim đồng hồ tới giờ sinh là giờ Dậu, rớt vào cung Tuất.  Đây là cung an Mệnh của bạn trên thiên bàn Tử Vi.

c. Dùng Ngũ Hổ Độn để tìm Can cho tháng Tuất của năm Giáp thì bạn sẽ được kết quả là Giáp Tuất. Phương pháp Ngũ Hổ Độn đã được trình bày trên blog này.

Tra bảng Lục Thập Hoa Giáp bạn sẽ thấy ngũ hành nạp âm của Giáp Tuất là hành Hỏa (Sơn Đầu Hỏa).  Như vậy, Cục của Giáp Tuất là Hỏa 6.

Ghi Chú:  
(1) Bạn có thể bỏ qua những thao tác trên bằng cách sử dụng một phần mềm lấy lá số Tử Vi rồi từ lá số lấy ra thông tin cần thiết.

(2) Bạn nên biết rõ là tất cả các danh sư Tử Vi trong quá khứ cho tới nay đều cho là Thủy 2 Cục (Thủy Nhị Cục) và Hỏa 6 Cục (Hỏa Lục Cục).  Nhưng riêng tôi, dựa vào kết quả nghiên cứu cả mặt lý thuyết lẫn thực chứng, tin rằng chúng ta cần phải chỉnh lại cho đúng là Hỏa 2 Cục và Thủy 6 Cục.  Xem Giải Mã Bí Ẩn Tử ViGiải Mã Bí Ẩn Lục Thập Hoa Giáp. Và vì vậy, từ đây cho tới cuối bài, tôi sẽ dùng Hỏa 2 Cục.  Tùy bạn chọn, phương pháp vẫn không thay đổi. Tốt nhất là bạn nên thử cả hai để đối chiếu kết quả.  Cảm ơn trước nếu bạn có thể chia sẽ những điều bạn thực nghiệm được.


Chốt lại:
Ông NVA 
Sinh xx/7/1954, 6:30p.m.
tức xx/6/Giáp Ngọ, giờ Dậu
Mệnh: Kim - dương nam
Cung An Mệnh: Tuất
Cục: Hỏa 6 Hỏa 2


2. LẬP VẬN HẠN 10 NĂM  
Vận hạn 10 năm được thiết lập với ba yếu tố thuộc về bản mệnh:

Một cách tổng quát: 
a. Với cục Hỏa 2 thì vận hạn 10 năm đầu tiên là 2-11 tuổi, cục Mộc 3 thì vận hạn 10 năm đầu tiên là 3-12 tuổi, cục Kim 4 thì vận hạn 10 năm đầu tiên là 4-13 tuổi, cục Thổ 5 thì vận hạn 10 năm đầu tiên là 5-14 tuổi, cục Thủy 6 thì vận hạn 10 năm đầu tiên là 6-15 tuổi.

b. Nạp vận hạn 10 năm đầu tiên vào cung an mệnh. Sau đó lần lượt nạp vào cung kế 10 năm tiếp theo . 

c. Nạp theo chiều kim đồng hồ cho dương nam hoặc âm nữ.  Nạp ngược chiều kim đồng hồ cho âm nam hoặc dương nữ.

Trở lại với giả dụ ông NVA: 
- Vì là dương nam nên sẽ nạp theo chiều kim đồng hồ.
- Cục là Hỏa 2 nên vận 10 năm sẽ là 2-11, 12-21, 22-31, 32-41, 42-51, 52-61...
- Mệnh an tại cung Tuất cho nên vận 2-11 sẽ nằm tại cung Tuất.

Nạp vận hạn 10 năm vào 12 cung. Chúng ta sẽ có được kết như sau:  
Vận 2-11: cung Tuất
Vận 12-21: cung Hợi
Vận 22-31 cung Tí
Vận 32-41: cung Sửu
Vận 42-51: cung Dần
Vận 52-61: cung Mẹo 
. . .

3. XÁC ĐỊNH TAM HỢP CỤC CỦA VẬN HẠN 10 NĂM
Căn bản có 4 Tam Hợp Cục: 
- Thân-Tí-Thìn Thủy Cục;
- Dần-Ngọ-Tuất Hỏa Cục; 
- Hợi-Mẹo-Mùi Mộc Cục; và 
- Tỵ-Dậu-Sửu Kim Cục.

Tùy vào vận hạn 10 năm nằm ở cung nào mà xác định tam hợp cục. Nếu nằm tại  cung Thân, hoặc cung Tí, hoặc cung Thìn thì cung đó thuộc Tam Hợp Thủy Cục.  Nếu nằm tại  cung Dần, hoặc cung Ngọ, hoặc cung Tuất thì cung đó thuộc Tam Hợp Hỏa Cục. ...  

Trở lại với giả dụ ông NVA:
Vận hạn 10 năm đã  được thiết lập.  Từ đó tam hợp cục của cung an vận hạn 10 năm được xác định như sau:  
Vận 2-11: cung Tuất: Tam Hợp Hỏa Cục
Vận 12-21: cung Hợi: Tam Hợp Mộc Cục
Vận 22-31 cung Tí: Tam Hợp Thủy Cục
Vận 32-41: cung Sửu: Tam Hợp Kim Cục
Vận 42-51: cung Dần: Tam Hợp Hỏa Cục
Vận 52-61: cung Mẹo: Tam Hợp Mộc Cục 
. . . 

4. LẬP VẬN HẠN 1 NĂM
Tùy thuộc vào vận hạn 10 năm nằm vào cung nào mà vận hạn 1 năm được định vị. 

Một cách tổng quát:  
a. Từ cung an vận 10 năm, tạm gọi là cung X, nạp năm dương lịch của đầu vận hạn đó vào cung X, tạm gọi là năm "N" .

b. Kế tiếp, nạp năm N+1 vào cung đối diện cung X.

c. Tại ví trí đối diện cung X đó, lùi lại một cung nạp năm N+2.

d. Sau đó tiến lên một cung nạp N+3.

e. Tiến lên cung kế tiếp, nạp N+4 và tiếp tục như thế cho đến hết một vòng (tức là tới năm cuối  của vận hạn 10 năm).   

f. Lập lại từ bước a tới bước e cho vận hạn 10 năm kế tiếp.

Trở lại với giả dụ ông NVA: 
Vận 2-11 nằm tại cung Tuất.  Năm đầu tiên của vận 2-11 tuổi là năm Thân 1956 (sinh năm Ngọ 1954 + 2 tuổi = năm Thân 1956). Sau khi nạp xong vận hạn từng năm vào 12 cung kết quả cho thấy như sau:
- năm Thân 1956: cung Tuất (cùng cung vận 2-11)
- năm Dậu 1957: cung Thìn (đối diện cung Tuất)
- năm Tuất 1958: cung Mẹo (lùi 1 cung)
- năm Hợi 1959: cung Thìn (tiến 1 cung)
- năm Tí 1960: cung Tỵ (tiến 1 cung)
- năm Sửu 1961: cung Ngọ (tiến 1 cung)
- năm Dần 1962: cung Mùi (tiến 1 cung)
- năm Mẹo 1963: cung Thân (tiến 1 cung)
- năm Thìn 1964: cung Dậu (tiến 1 cung)
- năm Tỵ 1965: cung Tuất.
  
Vận 12-21 nằm tại cung Hợi. Năm đầu tiên của vận 12-21 tuổi là năm Ngọ 1966. Sau khi nạp xong vận hạn từng năm vào 12 cung kết quả sẽ như sau:
- năm Ngọ 1966: cung Hợi (cùng cung vận 12-21)
- năm Mùi 1967: cung Tỵ (đối diện cung Hợi)
- năm Thân 1968: cung Thìn (lùi 1 cung)
- năm Dậu 1969: cung Tỵ (tiến 1 cung)
- năm Tuất 1970: cung Ngọ (tiến 1 cung)
- năm Hợi 1971: cung Mùi (tiến 1 cung)
- năm Tí 1972: cung Thân (tiến 1 cung)
- năm Sửu 1973: cung Dậu (tiến 1 cung)
- năm Dần 1974: cung Tuất (tiến 1 cung)
- năm Mẹo 1975: cung Hợi.

Vận 22-31 nằm tại cung Tí. Năm đầu tiên của vận 22-31 tuổi là năm Thìn 1976. Sau khi nạp xong vận hạn từng năm vào 12 cung kết quả sẽ như sau:
- năm Thìn 1976: cung Tí (cùng cung vận 22-31)
- năm Tỵ 1977: cung Ngọ (đối diện cungTí)
- năm Ngọ 1978: cung Tỵ (lùi 1 cung)
- năm Mùi 1979: cung Ngọ (tiến 1 cung)
- năm Thân 1980: cung Mùi (tiến 1 cung)
- năm Dậu 1981: cung Thân (tiến 1 cung)
- năm Tuất 1982: cung Dậu (tiến 1 cung)
- năm Hợi 1983: cung Tuất (tiến 1 cung)
- năm Tí 1984: cung Hợi (tiến 1 cung)
- năm Sửu 1985: cung Tí (dừng lại).
. . .

Tiếp tục như vậy cho đến hết các vận hạn 10 năm.


5. XÁC ĐỊNH TAM HỢP CỤC CỦA VẬN HẠN 1 NĂM
Như đã trình bày qua, căn bản chỉ có 4 Tam Hợp Cục: 
- Thân-Tí-Thìn Thủy Cục;
- Dần-Ngọ-Tuất Hỏa Cục; 
- Hợi-Mẹo-Mùi Mộc Cục; và 
- Tỵ-Dậu-Sửu Kim Cục.

Tùy vào vận hạn của năm nằm ở cung nào mà xác định tam hợp cục. Nếu nằm tại  cung Thân hoặc cung Tí hoặc cung Thìn thì cung đó thuộc Tam Hợp Thủy Cục. Nằm tại cung Tỵ hoặc cung Dậu hoặc cung Sửu thì cung đó thuộc Tam Hợp Kim Cục. . . .

Trở lại với trường hợp của ông NVA, cung an vận hạn một năm đã được định vị trong bước thứ 4 vừa qua.  Xác định Tam Hợp Cục của từng năm sẽ cho kết quả như sau:
- năm Thân 1956: cung Tuất: Tam Hợp Hỏa Cục
- năm Dậu 1957: cung Thìn: Tam Hợp Thủy Cục
- năm Tuất 1958: cung Mẹo: Tam Hợp Mộc Cục
- năm Hợi 1959: cung Thìn: Tam Hợp Thủy Cục
- năm Tí 1960: cung Tỵ: Tam Hợp Kim Cục
- năm Sửu 1961: cung Ngọ: Tam Hợp Hỏa Cục
- năm Dần 1962: cung Mùi: Tam Hợp Mộc Cục
- năm Mẹo 1963: cung Thân: Tam Hợp Thủy Cục
- năm Thìn 1964: cung Dậu: Tam Hợp Kim Cục
- năm Tỵ 1965: cung Tuất: Tam Hợp Hỏa Cục
  . . .

6. XÁC ĐỊNH TAM HỢP CỤC CỦA ĐỊA CHI NĂM
Như đã trình bày qua, căn bản chỉ có 4 Tam Hợp Cục.  Tùy thuộc vào Địa chi của năm mà chúng ta xác định Tam Hợp Cục của năm. Nếu địa chi của năm là Thân, Tí, hoặc Thìn thì Tam Hợp Cục của năm đó là Thủy Cục. Nếu địa chi của năm là Dần, Ngọ, hoặc Tuất thì Tam Hợp Cục của năm đó là Hỏa Cục. Nếu địa chi của năm là Hợi, Mẹo, hoặc Mùi thì Tam Hợp Cục của năm đó là Mộc Cục. Và nếu địa chi của năm là Tỵ, Dậu, hoặc Sửu thì Tam Hợp Cục của năm đó là Kim Cục.


7.  LẬP BẢNG MA TRẬN VẬN HẠN 
Thành lập một ma trận vận hạn thực ra rất đơn giản. Ma trận này chỉ là một cấu trúc kết hợp chu kỳ 12 năm AL (cột dọc) với các vận 10 năm (hàng ngang). Mỗi năm dương lịch trong suốt cuộc đời đương số sẽ được an vị tại giao điểm của một vận 10 năm (hàng ngang) và một năm âm lịch tương ứng với năm dương lịch đó (cột dọc).  



Trở lại với giả dụ ông NVA, sinh năm Giáp Ngọ 1954, vận hạn 10 năm đầu tiên là 2-11 và vận hạn 1 năm đầu tiên là năm Thân 1956: 

-Tại giao điểm của Vận 2-11 và năm Thân, ghi vào năm 1956. 
-Tại giao điểm của Vận 2-11 và năm Dậu, ghi vào năm 1957. 
-Tại giao điểm của Vận 2-11 và năm Tuất, ghi vào năm 1958. 
-Tại giao điểm của Vận 2-11 và năm Hợi, ghi vào năm 1959.
-Tại giao điểm của Vận 2-11 và năm Tí, ghi vào năm 1960.
-Tại giao điểm của Vận 2-11 và năm Sửu, ghi vào năm 1961.
-Tại giao điểm của Vận 2-11 và năm Dần, ghi vào năm 1962.
-Tại giao điểm của Vận 2-11 và năm Mẹo, ghi vào năm 1963.
-Tại giao điểm của Vận 2-11 và năm Thìn, ghi vào năm 1964.
-Tại giao điểm của Vận 2-11 và năm Tỵ, ghi vào năm 1965.
-Tại giao điểm của Vận 2-11và năm Ngọ, đánh dấu X.  
-Tại giao điểm của Vận 2-11 và năm Mùi, đánh dấu X.

Đánh dấu X vào hai vị trí trên vì mỗi vận chỉ có 10 năm nên dư ra hai năm. Năm 1966 và 1967 đã thuộc về vận hạn 10 năm kế.  Sau khi xong Vận 2-11 thì tiếp tục tới Vận 12-21.

Vận hạn 10 năm kế của ông NVA là Vận 12-21 và vận hạn 1 năm đầu tiên của Vận 12-21 là năm Ngọ 1966: 
-Tại giao điểm của Vận 12-21 và năm Ngọ, ghi vào năm 1966.
-Tại giao điểm của Vận 12-21 và năm Mùi, ghi vào năm 1967. 
.  . . 

-Tại giao điểm của Vận 12-21 và năm Mẹo, ghi vào năm 1975. 
-Tại giao điểm của Vận 12-21 và năm Thìn, đánh dấu X.
-Tại giao điểm của Vận 12-21 và năm Tỵ, đánh dấu X. 
. . .

Tiếp tục triển khai cho đến hết bảng ma trận.  Kết quả cho thấy như trong hình H10A.


8. NẠP TAM HỢP CỤC CỦA VẬN HẠN 10 NĂM, VẬN HẠN 1 NĂM, VÀ CỦA ĐỊA CHI NĂM VÀO MA TRẬN
Sau khi đã có được bảng ma trận, bây giờ chúng ta sẽ đưa biểu tượng của ngũ hành của các Tam Hợp Cục đã xác định trong các bước vừa qua vào bảng ma trận.   

Bạn có thể dùng một ký hiệu hoặc ký tự hoặc màu sắc nào đó để tượng trưng cho ngũ hành của mỗi cục.  Ở đây chúng ta sẽ chọn ký hiệu giọt nước cho Tam Hợp Thủy Cục, ngọn lửa cho Tam Hợp Hỏa Cục, cái cây cho Tam Hợp Mộc Cục, và đá quặng kim loại cho Tam Hợp Kim Cục.  

Trở lại trường hợp ông NVA, với kết quả đã có được từ bước thứ 3 đến bước thứ 7, bạn sẽ đặt các biểu tượng tương ứng cho từng vận hạn 10 năm, 1 năm và chu kỳ 12 năm.  Sau khi hoàn tất kết quả sẽ giống như hình H10B. 




9. GIẢI ĐOÁN VỚI BẢNG MA TRẬN VẬN HẠN

Như vậy là bạn đã được hướng dẫn và đã thành lập xong một "ma trận ngũ hành" tạm đặt tên là bảng Ma Trận Vận Hạn như cho thấy trong hình H10B. Từ những thông tin chứa trong ma trận ngũ hành này bạn có thể dự đoán vận hạn của một đời người. 

Trong tiến trình thành lập bảng Ma Trận Vận Hạn, từ đầu đến cuối hầu như bạn đều chạm đến ngũ hành. Nếu bạn tinh ý thì sẽ nhận ra tuy cùng mang danh là ngũ hành nhưng bản chất khác nhau tùy trường hợp.
 
Ngũ hành của bản mệnh/bổn mạng, gọi ngắn là Mệnh, trong bảng Lục Thập Hoa Giáp ghi là Niên Mệnh, là Ngũ Hành Nạp Âm của Năm sinh.  Nó hình thành từ sự kết hợp của Thiên Can với Địa Chi của năm sinh và nạp âm ngũ hành vào 60 Can Chi.  

Theo quan điểm của cổ thánh, mạng con người là do thọ bẩm hành khí của đất trời và khí huyết của cha mẹ mà kết tinh. Tính chất và tính cách của một người đã được "ký thác" vào cái gọi là Mệnh.  Nó là DNA mệnh lý, là số phận tiềm ẩn.  Nếu khí huyết hậu thiên của cha mẹ cho con người DNA sinh học thì tiên thiên chi khí của trời đất cũng cho con người DNA mệnh lý. Mệnh là yếu tố tỉnh, lặng, bám sát và xuyên suốt một đời người.

Ngũ hành của Cục của bản mệnh, gọi ngắn là Cục, là ngũ hành nạp âm của cung an Mệnh, độn tháng của cung an Mệnh theo Can năm sinh.  

Và như tên gọi, Cục của bản mệnh là cuộc diện của bản mệnh. 

Cục và Mệnh đều là ngũ hành nạp âm và đều liên đới với bản mệnh.  Nhưng, Cục là môi trường mà Mệnh sẽ vận hành trong đó. Cục là dòng chảy mà Mệnh sẽ phải "bơi" trong đó. 

Dùng ngôn ngữ gần với Phật môn hơn thì Cục là biển "duyên khởi" mà "tính chất và tính cách" đã "ký thác" vào Mệnh của đương số khi tiếp xúc với biển duyên khởi này sẽ bị/được tác động tạo thành nghiệp lực dẫn dắt suy nghĩ và khuynh hướng hành động của đương số. Và kết quả tất yếu của những suy nghĩ và hành động đó tạo nên số phận của đương số. 

Nếu Mệnh là "số phận tiềm ẩn" thì Cục tác động vào số phận tiềm ẩn biến nó thành số phận thể hiện. 

Dựa vào tương sinh hay tương khắc giữa ngũ hành của Mệnh và ngũ hành của Cục có thể giúp chúng ta  phát họa số phận tổng quát của một đời người nằm gọn trong hai chữ PHÚC/HỌA. Dầu phúc hay là họa thì một sự thật luôn tồn tại trong cuộc sống là trong phúc có ẩn họa và trong họa có ẩn phúc. Phúc hay họa chỉ là sự so sánh tương đối.

Cuối cùng là ngũ hành của Tam Hợp Cục.  Ngũ hành của một tam hợp cục là ngũ hành thuần túy (tức là không nạp âm) của một cấu trúc tam hợp được hình thành bởi ba địa chi hợp nhau theo qui luật ngũ hành tương sinh.
   
Tam hợp cục là cuộc diện của một tam hợp. Và tam hợp cục là một yếu tố động.  Nó thay đổi theo năm, theo vận, theo nhân sự, theo vấn đề.

Như vậy Cục của bản mệnh là cuộc diện trọn đời và những tam hợp cục của vận hạn 10 năm là một chuỗi cuộc diện góp phần tạo nên cuộc diện trọn đời đó, tác động lên bản mệnh suốt thời gian trong vận hạn đó.  Và những tam hợp cục của vận hạn 1 năm cùng với những tam hợp cục của năm là một chuỗi cuộc diện góp phần tạo nên cuộc diện của vận hạn 10 năm, tác động lên bản mệnh suối thời gian trong năm đó. 

Với những thông tin chứa đựng trong bảng Ma Trận Vận Hạn và với những nguyên tắc đơn giản, công việc giải đoán của bạn sẽ trở nên dễ dàng hơn nhiều. 

Nguyên tắc thứ nhất dựa vào vào ngũ hành sinh khắc. So sánh ngũ hành của bản mệnh (số phận tiềm ẩn) với ngũ hành của Cục hoặc của vận hạn hoặc của năm (những cuộc diện):
- Nếu tương khắc là xấu.  
- Nếu tương đồng là tốt. 
- Nếu tương sinh là có lợi. 

Riêng về tương sinh: 
- Hành của vận (tức là hành của cuộc diện) sinh hành của bản mệnh thuận chiều kim đồng hồ là có lợi thiên về mặt vật chất. 
- Hành của vận sinh bản mệnh chiều ngược kim đồng hồ là có lợi thiên về mặt tinh thần. 

Nguyên tắc thứ hai dựa vào xác suất. Mức độ cao thấp của xác suất thùy thuộc vào sự hội tụ tính chất của ngũ hành. Nếu cuộc diện của vận hạn 10 năm, của vận hạn 1 năm và của năm (niên lịch) hội tụ cùng một tính chất sẽ cho xác xuất cao nhất (hội tụ 3 trên 3). Nếu chỉ hai trong số đó hội tụ cùng một tính chất sẽ cho xác suất cao (hội tụ 2 trên 3). Nếu chỉ một trong số đó cũng sẽ cho xác suất khá cao (chỉ 1 trên 3)

VẬN HẠN XẤU 
Trở lại với bảng Ma Trận Vận Hạn H10B, nhìn vào cột vận hạn 10 năm, chúng ta có thể giải đoán là vận hạn 12-21 tuổi và vận hạn 52-61 tuổi là hai vận hạn xấu của ông NVA trong 60 năm. Lý do: vì hành Mộc của vận hạn khắc với hành Kim của bản mệnh. 

Ghi Chú:
Cũng nên nhắc lại lý thuyết Ngũ Hành được vận dụng trong những bài viết ở blog này là lý thuyết Ngũ Hành Nguyên Thủy (của Việt) khác với lý thuyết Ngũ Hành Phổ Cập (của Tàu).  Sự khác biệt được tóm gọn trong hình H45.
  

 

Phối kiểm sự thật đã xác nhận là cuộc đời của ông NVA đã trải qua hai giai đoạn xấu nhiều khốn đốn đúng như giải đoán.       

Nhìn sâu vào vận hạn 12-21 tuổi, bạn có thể giải đoán là những biến cố lớn có thể sẽ xảy ra cho đương số vào năm 1971 và 1975 vì hai năm này có xác suất cao nhất.  Có xác suất cao nhất do vận hạn 10 năm cộng vận hạn 1 năm cộng thời điểm năm Mẹo đều là hành Mộc tương khắc với hành Kim của bản mệnh (hội tụ 3 trên 3 khắc bản mệnh).  

Cũng trong vận hạn 10 năm này, những năm có xác suất cao là vào năm 1966 và 1967.  Lý do là  hành Mộc của vận hạn 10 năm cộng hành Mộc của vận hạn 1 năm khắc với hành Kim của bản mệnh trong năm 1966 (hội tụ 2 trên 3 khắc bản mệnh) và hành Mộc của vận hạn 10 năm cộng hành Mộc của thời điểm năm Mùi khắc với hành Kim của bản mệnh trong năm 1967 (hội tụ 2 trên 3 khắc bản mệnh).

Nhìn sâu vào vận 52-61 tuổi, bạn có thể giải đoán là những biến cố lớn có thể sẽ xảy ra cho đương số vào năm 2011 và 2016 vì hai năm này có xác suất cao nhấtCó xác suất cao nhất do vận hạn 10 năm cộng vận hạn 1 năm cộng năm Mẹo đều là hành Mộc khắc với hành Kim của bản mệnh (hội tụ 3 trên 3 khắc bản mệnh). 

Những năm có xác suất cao là 2006 và 2007. Lý do là hành Mộc của vận hạn 10 năm cộng hành Mộc của vận hạn 1 năm khắc với hành Kim của bản mệnh trong năm 2006 (hội tụ 2 trên 3 khắc bản mệnh) và hành Mộc của vận hạn 10 năm cộng hành Mộc của năm Hợi khắc với hành Kim của bản mệnh trong năm 2007 (hội tụ 2 trên 3 khắc bản mệnh).

Phối kiểm sự thật đã xác nhận là ông NVA đã khốn đốn nhất vào đúng những năm này. 

Có thể nói trong giai đoạn mà hành của vận 10 năm khắc với hành của bản mệnh thì coi như đương số sẽ khốn đốn. Net Result sau mười năm của cuộc đời sẽ là con số âm tổ bố. 

Không chỉ có vậy, những năm mà thấy có hành của  vận hoặc của năm khắc với hành của bản mệnh thì hầu như là sẽ có chuyện không may xảy ra, dầu vận 10 năm có tốt.

Phối kiểm cuộc đời của ông NVA (không dựa vào trí nhớ của đương sự mà căn cứ vào văn bản, văn bằng, và nhật ký), dự đoán đã chính xác tới 99%.

Chốt lại, vận hạn 10 năm có hành khắc với hành của bản mệnh làm cho đương số khốn đốn về mọi mặt (sự nghiệp, tiền bạc, sức khỏe . . .).  NET RESULT của 10 năm đó sẽ là con số trừ to tổ bố. Có lẽ nên dậm chân một chỗ, dè dặt trong mọi dự tính, kiên nhẫn chờ đợi cho qua vận hạn xấu là cách tốt nhất.  Càng cựa quậy càng bị xiết.  Càng đánh lớn càng thua nặng.  Đặc biệt là trong những năm có tiểu hạn (vận 1 năm) xấu hoặc thời điểm (năm) xấu thì phải hết sức dè dặt và nên phòng bị cẩn thận.


VẬN HẠN TỐT
Trở lại bảng Ma Trận Vận Hạn H10B, chúng ta thấy vận 22-31 tuổi có hành Thủy tương sinh với hành Kim của bản mệnh. Và trong trường hợp này thì cuộc diện sinh bản mệnh theo chiều ngược kim đồng hồ cho nên chúng ta có thể nói đặc tính của giai đoạn này sẽ là thiên về sự thăng tiến tinh thần. Có lẽ đương sự chú trọng nhiều vào việc học, hoặc chú trọng vào những hoạt động tinh thần, hoặc cố phát huy giá trị tinh thần, hoặc nhận được sự trợ giúp về mặt tinh thần từ ai đó và sự trợ giúp này có ảnh hưởng lớn đối với đương sự.

Phối kiểm lại cuộc đời của ông NVA thì giai đoạn này quả thật là ông đã có nhiều cố gắng và khá thành tựu về mặt học vấn (đối với một người tị nạn chân ướt chân ráo trên đất lạ không người quen), được sự trợ giúp tinh thần nhiệt tình của các thầy cô giáo Mỹ, và cũng được vinh danh khá nhiều ở trường học và địa phương.  Điều lý thú là cả trường học lẫn nơi cư trú của ông NVA lúc đó đều nằm cạnh một bờ biển đẹp (Thủy) ở mạn Đông Hoa Kỳ.

Nhìn vào vận 32-41 tuổi chúng ta thấy hành Kim của vận 10 năm này đồng với hành Kim của bản mệnh. Chúng ta có thể nói đặc tính của giai đoạn này là sự thăng tiến  cho cả hai mặt vật chất và tinh thần. Đương sự sẽ giàu có hơn về mặt vật chất. Đồng thời cũng danh giá hơn.   

Phối kiểm lại cuộc đời của ông NVA thì quả thật trong vận hạn này đương sự đã đạt được những thành quả nhất định trong sự nghiệp và học vấn. Ông đã ngẫu nhiên bước vào ngành nghề mới và liên tục thăng tiến do tài lãnh đạo và khả năng quản trị đạt tới những vị trí cao trong công ty và có uy tín lớn đối với các công ty đối tác, với hiệp hội những nhà quản lý, với hiệp hội những doanh nghiệp, với chính quyền, và với các trường trung học và đại học tại địa phương. Song song với sự nghiệp, ông cũng đã trở lại trường theo học ngành quản trị kinh doanh và đã tốt nghiệp BSBM và MBA trong giai đoạn này.  
  Nhìn vào vận 42-51 tuổi, chúng ta thấy vận 10 năm này có hành Hỏa tương sinh với hành Thủy của bản mệnh. Vâng, là tương sinh với bản mệnh, căn cứ theo lý thuyết Ngũ Hành Nguyên Thủy (xem mô hình H45 ở trên). Và trong trường hợp này thì cuộc diện sinh bản mệnh theo chiều kim đồng hồ cho nên chúng ta có thể nói đặc tính rõ nét nhất trong giai đoạn này là sự thăng tiến về mặt vật chất. Có lẽ đương sự chú trọng vào sự nghiệp hoặc công việc làm ăn.

Phối kiểm cuộc đời của ông NVA cho thấy đây là giai đoạn thịnh nhất, đạt tới đỉnh cao nhất của sự nghiệp, có danh tiếng và được trọng vọng nhất. Trong giai đoạn này ông cũng đã hoàn tất học vị cao nhất.  Ai bảo Hỏa khắc Kim?  Điều thú vị là một nửa sau của vận này thì tự thân ông đã lìa bỏ tất cả để đi vào một lộ trình khác: lộ trình tâm linh.


Chốt lại, vận hạn 10 năm có hành tương đồng hoặc tương sinh với hành của bản mệnh sẽ là giai đoạn tốt cho đương số về mọi mặt (sự nghiệp, tiền bạc, sức khỏe, học vấn . . .). Dầu là trong 10 năm đó có thắng có bại đi nữa thì NET RESULT của 10 năm đó vẫn là con số cộng to tổ bố.  Cho nên, đương số nên tận dụng cơ hội để tranh thủ.  Có một điều nên lưu ý là mặc dù vận 10 năm có tốt nhưng nếu hành của tiểu hạn hoặc của năm tương khắc với hành bản mệnh thì cũng phải đặc biệt cẩn thận.  Xác suất tuy không là cao nhất nhưng vẫn là cao và cao hơn (1/3 tới 2/3 khắc bản mệnh).  Nếu có thể thì tốt hơn là nên duy trì hoặc thoái một bước chờ cho tiểu hạn rồi đánh tiếp.  Phối kiểm cuộc đời của ông NVA cho thấy dự đoán chính xác tới 99%. 

Trở lại với vấn đề Mệnh và Cục. Trường hợp của ông NVA thì hành Hỏa của Cục tương sinh với hành Kim của Mệnh. Chúng ta có thể dự đoán đây là một số phận nhiều Phúc mà ít Họa. Kiểm chứng thật tế cho thấy dự đoán này rất đúng với cuộc đời của ông NVA. Dầu có lúc khốn khó chật vật, có lúc nguy nan, có lúc đắng cay, nhưng tựu chung vẫn là một cuộc đời quí hiển và được hưỡng nhiều phước lộc.  Những chi tiết xuyên qua các vận hạn đã trình bày ở trên hổ trợ cho kết luận này.  

Như vậy, ai dám nói Hỏa khắc Kim? Tôi đã chọn trường hợp ông NVA để đưa ra làm thí dụ điển hình và đồng thời cũng để dẫn chứng cho thấy "Hỏa tương sinh với Kim" là đúng và mô hình Lý Thuyết Ngũ Hành Nguyên Thủy rất chính xác (mô hình này mới đúng là nền tảng của bộ môn Tử Vi như tôi đã từng chứng minh trong cuốn sách Giải Mã Những Bí Ẩn Trong Tử Vi)


Tiện đây cũng nên nhắc đến là trong bộ môn Tử Vi có các danh sư cho rằng khi vận đến tam hợp Thái Tuế thì thuận lợi (hình như là xuất phát từ cụ Thiên Lương?).  Điều này đúng, nhưng chỉ đúng 83.33%.  Còn lại 10 tuổi sẽ không hưởng được sự hanh thông vì tam hợp Thái Tuế của những tuổi này tương khắc với bản mệnh.  Xem hình H11. 



ĐIỂM NHẤN BỎ TÚI:
Nếu một đời người sống đủ 80 năm thì ai ai cũng sẽ phải trải qua hai vận xấu và sáu vận tốt.  Nhưng thực tế không phải vậy. Tỉ lệ xấu tốt tùy thuộc vào phần phước và sinh mạng dài ngắn của từng người. 

Những sự việc xảy ra trong suốt cuộc đời, dầu cường độ và biến tấu có thế nào đi nữa thì tựu chung lại vẫn là một bản hòa âm Phúc/Họa đã nằm trong giới hạn thiết kế của vị nhạc trưởng Mệnh & Cục.      

Tuy nhiên, có điều lý thú là hai người có cùng một số phận tiềm ẩn đồng thời có cùng một cuộc diện nhưng số phận thể hiện có thể không giống nhau, và nếu có giống nhau cũng không hẳn đã đồng cường độ.

Tại sao?  Tại có Trời nhưng còn có cái đầu của ta do Trời ban để tự do chọn lựa ý nghĩ và hành động cho chính mình.  Chính điều này làm nên sự kỳ diệu của số phận.  

Cũng vì điều đó mà các môn lý số chỉ có thể dự đoán chứ không thể khẳng định. Số phận tiềm ẩn không phải là một bản hòa âm Phúc/Họa đã kết thúc. Tất cả mọi vận hành đều tuân theo qui luật xác suất. Chỉ sau khi đồng tiền đang xoay đã ngã xuống và nằm yên thì lúc đó xác suất mới là 100%-0%, tức là mới thực sự có thể khẳng định.  Số phận tiềm ẩn giống như đồng tiền đang xoay không thể khẳng định.   
 
Và với sự tự do chọn lựa ý nghĩ và hành động cho chính mình, xin nhớ cho rằng "hiệu ứng của một cánh bướm đập rất khẽ ở Brazil có thể là cơn bảo lốc ở Texas" (Edward Norton Lorenz).  Như vậy thì thử hỏi ý nghĩ và hành động của chính mình, dầu là vi tế và dường như không đủ quan trọng để tác động lên bất cứ thứ gì, làm sao không thể biến cải được số phận tiềm ẩn của chính mình?

Chúc bạn an vui.


  

Tuesday, October 13, 2015

CÁCH THỨC NẠP ÂM NGŨ HÀNH THÀNH LẬP BẢNG 60 HOA GIÁP

Hà Hưng Quốc

Trong bài viết này bạn sẽ được hướng dẫn từng bước một phương pháp nạp âm ngũ hành.  Và kết quả tất yếu là bạn sẽ có được bảng Ngũ Hành Nạp Âm (NHNA) và bảng Lục Thập Hoa Giáp (LTHG).  Không có gì phải ngạc nhiên. Ngũ Hành Nạp Âm là xương sống của bng Lục Thập Hoa Giáp. Vì vậy sau khi đã loại trừ những cột thông tin linh tinh khác ra khỏi bảng LTHG thì bạn sẽ thấy thực chất hai bảng này không khác nhau, chỉ là cột Hành Mệnh trong bảng LTHG là biến thể (có chứa thêm thông tin) của cột Ngũ Hành Nạp Âm trong bng NHNA.  Bây giờ thì chúng ta bắt đầu.



PHƯƠNG PHÁP NẠP ÂM NGŨ HÀNH:


1. Thành lập cột NĂM gồm 60 số theo thứ tự và liên tục từ trên xuống dưới, từ năm thứ 1 đến năm thứ 60, như cho thấy trong bảng H6A. 



2. Thành lập cột CAN gồm 10 thiên can “Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý” theo thứ tự và liên tục từ trên xuống dưới, từ năm thứ 1 đến năm thứ 10, rồi lập lại cả thảy 6 chu kỳ cho tròn 60 năm, như cho thấy trong bảng H6A. 


3. Thành lập cột CHI gồm 12 địa chi “Tí, Sửu, Dần, Mẹo, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi” theo thứ tự và liên tục từ trên xuống dưới, từ năm thứ 1 đến năm thứ 12, rồi lập lại cả thảy 5 chu kỳ cho tròn 60 năm, như cho thấy trong bảng H6A.




4. Thành lập cột NGŨ HÀNH NẠP ÂM.  Ngũ hành sẽ được nạp thứ tự từ hành Kim tới hành Hỏa tới hành Mộc tới hành Thủy và sau cùng là hành Thổ theo công thức 3-8 (qui luật tam đại và cách bát) và công thức A-D (qui luật chồng vợ).  Nạp âm cho ngũ hành sẽ tiến hành tuần tự như sau: 


              4a. Bước thứ nhất là nạp hành Kim.  Ngay vị trí đầu tiên của cột, nạp hành Kim lần thứ nhất vào vị trí Giáp Tí. Xong rồi từ vị trí Ất Sửu đếm theo thứ tự và liên tục từ trên xuống dưới đến 8 thì dừng lại nạp hành Kim lần thứ hai vào vị trí Nhâm Thân. Sau đó từ vị trí Quý Dậu đếm theo thứ tự và liên tục từ trên xuống dưới đến 8 thì dừng lại nạp hành Kim lần thứ ba vào vị trí Canh Thìn. Đến đây là xong tiến trình nạp âm hành Kim. Xem hình H6B. 






              4b. Bước thứ hai là nạp hành Hỏa.  Từ vị trí Tân Tỵ đếm theo thứ tự và liên tục từ trên xuống dưới đến 8 thì dừng lại nạp hành Hỏa lần thứ nhất vào vị trí Mậu Tí. Xong rồi từ vị trí Kỷ Sửu đếm theo thứ tự và liên tục từ trên xuống dưới đến 8 thì dừng lại nạp hành Hỏa lần thứ hai vào vị trí Bính Thân. Sau đó từ vị trí Đinh Dậu đếm theo thứ tự và liên tục từ trên xuống dưới đến 8 thì dừng lại nạp hành Hỏa lần thứ ba vào vị trí Giáp Thìn. Đến đây là xong tiến trình nạp âm hành Hỏa. Xem hình H6C.  







              4c. Bước thứ ba là nạp hành Mộc.  Từ vị trí Ất Tỵ đếm theo thứ tự và liên tục từ trên xuống dưới đến 8 thì dừng lại nạp hành Mộc lần thứ nhất vào vị trí Nhâm Tí. Xong rồi từ vị trí Quý Sửu đếm theo thứ tự và liên tục từ trên xuống dưới đến 8 thì dừng lại nạp hành Mộc lần thứ hai vào vị trí Canh Thân  (đếm tới 3 thì đã đụng cuối cột, tiếp tục đếm 4 ở đầu cột, LTHG là một vòng tròn 60 năm không đầu không cuối thay vì là đường thẳng có đầu có cuối). Sau đó từ vị trí Tân Dậu đếm theo thứ tự và liên tục từ trên xuống dưới đến 8 thì dừng lại nạp hành Mộc lần thứ ba vào vị trí Mậu Thìn. Đến đây là xong tiến trình nạp âm hành Mộc. Xem hình H6D. 






              4d. Bước thứ tư là nạp hành Thủy.  Từ vị trí Kỷ Tỵ đếm theo thứ tự và liên tục từ trên xuống dưới đến 8 thì dừng lại nạp hành Thủy lần thứ nhất vào vị trí Bính Tí. Xong rồi từ vị trí Đinh Sửu đếm theo thứ tự và liên tục từ trên xuống dưới đến 8 thì dừng lại nạp hành Thủy lần thứ hai vào vị trí Giáp  Thân. Sau đó từ vị trí Ất Dậu đếm theo thứ tự và liên tục từ trên xuống dưới đến 8 thì dừng lại nạp hành Thủy lần thứ ba vào vị trí Nhâm Thìn. Đến đây là xong tiến trình nạp âm hành Thủy. Xem hình H6E. 






              4e. Bước thứ năm là nạp hành Thổ.  Từ vị trí Quý Tỵ đếm theo thứ tự và liên tục từ trên xuống dưới đến 8 thì dừng lại nạp hành Thổ lần thứ nhất vào vị trí Canh Tí. Xong rồi từ vị trí Tân Sửu đếm theo thứ tự và liên tục từ trên xuống dưới đến 8 thì dừng lại nạp hành Thổ lần thứ hai vào vị trí Mậu Thân. Sau đó từ vị trí Kỷ Dậu đếm theo thứ tự và liên tục từ trên xuống dưới đến 8 thì dừng lại nạp hành Thổ lần thứ ba vào vị trí Bính Thìn. Đến đây là xong tiến trình nạp âm hành Thổ. Xem hình H6F. 






Đến đây thì coi như đã nạp âm xong 5 hành cho vòng đầu 30 năm của Lục Thập Hoa Giáp khởi từ Giáp Tí (chu kỳ 30 Giáp Tí).


Vòng cuối 30 năm của Lục Thập Hoa Giáp cũng được tiến hành cùng một cách thức nhưng khởi từ Giáp Ngọ (chu kỳ 30 Giáp Ngọ).  Xem hình H6G. 





Sau khi nạp xong 5 hành của vòng cuối, kết quả đạt được sẽ giống như cho thấy trong hình H6H.





 Bước cuối cùng để hoàn tất nốt tiến trình nạp âm cho LTHG là nạp hành vào 30 chỗ trống, áp dụng công thức A-D (âm dương đồng hành, qui luật chồng vợ ) cho mỗi hai năm trên dưới sát nhau. Thí dụ Giáp Tí  (chồng/ dương) có hành Kim thì Ất Sửu (vợ/ âm) cũng có hành Kim.  Kết quả sau khi hoàn chỉnh sẽ giống như cho thấy trong hình H6 - một bảng Ngũ Hành Nạp Âm.  




Còn bảng Lục Thập Hoa Giáp thì có nội dung gần giống như hình H6 (bỏ cột thứ 4, 5, 6 tính t trái) Và thay vì có cột Ngũ Hành Nạp Âm thì nó có cột Hành Mệnh và thay vì chỉ một ch"Kim" Giáp Tí, Ất Sửu thì sẽ thấy "Hải Trung Kim" hoặc thay vì "Hỏa" ở Bính Dần, Đinh Mẹo thì sẽ thấy "Lư Trung Hỏa" . . . như cho thấy trong hình H5.




ĐIỂM NHẤN BỎ TÚI:
(1) Hành Nạp Âm chính là Hành Mệnh và cũng chính là Hành của Năm Sinh, Hành của Bản Mệnh hay vắn tắt là Bản Mệnh . . . nhiều cách nói khác nhau.
  
(2) Tuy cách nói khác nhau nhưng tựu chung hành của bản mệnh không phải là "ngũ hành" mà phải nói chính xác là "ngũ hành nạp âm". Như vậy, khi bạn nghe nói mạng Sa Trung Kim hay mạng Sơn Đầu Hỏa . . . thì đây chính là nói về "ngũ hành nạp âm". 
(3) Như vậy, ngũ hành nhìn thấy trên bảng Lục Thập Hoa Giáp không phi là "ngũ hành" mà phải nói là "ngũ hành nạp âm". 
(4) Tại sao 5 hành lại được nạp theo thứ tKim -> Hỏa -> Mộc -> Thủy và cuối cùng là Th mà không theo qui luật tương sinh hoặc tương khắc mà mọi người đếu biết????   Câu hỏi này là một bí ẩn tính bằng thiên niên kỷ (nói theo ngôn ngữ của nhà nghiên cứu lý học Nguyễn Vũ Tuấn Anh). 

Thực ra đáp án rất đơn giản: Bởi vì thứ tự nạp âm không đi theo mô hình lý thuyết Ngũ Hành Phổ Cập (của Tàu) mà mọi người quen thuộc. Nó theo mô hình lý thuyết Ngũ Hành Nguyên Thủy (của Việt).  Sự khác biệt của hai mô hình được tóm lược trong hình H45.
 

(5) Tại sao lại gọi là nạp âm?  Được gọi là nạp âm là vì ngũ hành được nạp theo chiều vận hành của dòng hành khí âm, chiều ngược kim đồng hồ. Còn chiều vận hành của dòng hành khí dương là chiều thuận kim đồng hồ.  Cả hai hai chiều vận hành đều là thuận hành.   Hai chiều vận hành này là dấu ấn đặc thù của mô hình lý thuyết Ngũ Hành Nguyên Thủy (của Việt).  Và chỉ có mô hình lý thuyết Ngũ Hành Nguyên Thủy (của Việt) mới có "tương sinh" và "tương khắc" đúng nghĩa.  Còn lý thuyết Ngũ Hành Phổ Cập (của Tàu) thì "sinh chỉ một chiều" và "khắc cũng chỉ một chiều" không thể nói là tương sinh và tương khắc được (chỉ là vay mượn của người ta đấy thôi).  Nhìn vào hình H45 sẽ rõ điểm này.  Còn mô hình lý thuyết Ngũ Hành Nguyên Thủy là một phần trong một tổng thMđược gọi là Việt Dịch Đồ, hình H27B. Xem sách Việt Dịch của Hà Hưng Quốc.



(6) Áp dụng lý thuyết Ngũ Hành Nguyên Thủy [của Tàu] sẽ KHÔNG THỂ NÀO giải thích được phương cách nạp âm của bảng Lục Thập Hoa Giáp [và bảng LTHG là của Việt] vì thế cả ngàn năm qua chưa từng nghe thấy một danh sư nào hay học sĩ nào của Tàu có thể giải thích được vì sao chu trình nạp âm bắt đầu từ Kim tới Hỏa tới Mộc tới Thủy và sau cùng là Thổ.  Chỉ có lý thuyết Ngũ Hành Nguyên Thủy của Việt mới làm sáng tỏ được điều này.  
(7) Nếu nhìn nhận những khám phá của HHQ có giá trthì xin được phép đưa ra một lời chỉ dẫn: bạn chỉ cần quan tâm đến cột "Ngũ Hành Nạp Âm" mà thôi chứ không cần phải quan tâm cột "Hành Mệnh"Nói một cách khác, bạn chcần biết mạng mình thuộc hành Kim hay hành Mộc hay hành Thủy hay hành Hỏa hay hành Thổ là đ rồi chứ không cần quan tâm nó là Hải Trung Kim hay Lư Trung Hỏa . . . .
(8) Những chữ như "Hải Trung" hay "Lư Trung" . . . vân vân . . . đi kèm với một hành trong cột Hành Mệnh của bảng Lục Thập Hoa Giáp thực chất là "thông tin mã hóa" nhằm giúp xác định bản quyền của dân tộc sáng tạo ra bảng LTHG.  Tuy là chúng có giá rất lớn cho việc giải mã bí mật nguồn gốc của bảng Lục Thập Hoa Giáp nhưng chúng lại không có giá trị dđoán số mệnh.  Dựa vào những thông tin này đ rồi tin vào những diễn giải vớ vn của các danh sư Tàu chlàm bạn lạc vào mê trận và uổng công sức học hỏi.  Nếu muốn tìm hiểu sâu hơn bạn có thể tìm đọc sách Lục Thập Hoa Giáp của Hà Hưng Quốc. 
(9) Tất cả những điểm nhấn vừa nêu đều được nghiên cứu và giải mã cặn kẻ.  Bạn có thể tìm đọc trên blog HÀ HƯNG QUỐC'S A Blog (địa chỉ: hahungquoc.blogspot. com) hoặc VƯỜN ƯƠM VIỆT DỊCH (địa chỉ: vietdich.blogspot. com) hoặc mua những cuốn sách của HHQ đã xuất bản trên Amazon.com.