Ôn lại những điều
đã khám phá về hai chánh tinh Thái Dương và Thái Âm cho người nghiên cứu lý số:
- Hai chánh tinh Thái Dương và Thái Âm trong bộ môn Tử Vi không phải là Mặt Trời và Mặt Trăng. Về thể thì sao Thái Dương là Mặt Trời còn sao Thái Âm là Cái Bóng Của Mặt Trời. Về tính chất và hành trạng thì sao Thái Dương đại diện cho dòng Hành Khí Dương còn sao Thái Âm đại diện cho dòng Hành Khí Âm. Hai dòng hành khí này chuyển dịch ngược chiều nhau.
- Tại trục Tí Ngọ cường độ độc lập của hai dòng hành khí đạt đến đỉnh cực dương và cực âm. Tại Ngọ năng lượng hấp thụ đạt cường độ cao nhất và tại Tí năng lượng phóng thích đạt cường độ cao nhất. Nhìn theo góc độ khoa học, trục Tí Ngọ chính là trục thẳng góc với trục xoay của địa cầu và nằm trên mặt phẳng xích đạo.
- Thái Dương và Thái Âm đối xứng nhau qua trục Sữu Mùi. Tại Mùi tổng năng lượng hấp thụ đạt tới mức tối đa và tổng năng lượng phóng thích đạt tới mức tối thiểu. Ngược lại, tại Sữu tổng năng lượng phóng thích đạt tới mức tối đa và tổng năng lượng hấp thụ đạt tới mức tối thiểu. Như vậy, trục Sữu Mùi đại diện cho trục biến dịch của năng lượng trên mặt đất, từ trạng thái năng lượng hấp thụ sang trạng thái năng lượng phóng thích vào giờ Mùi và từ trạng thái năng lượng phóng thích sang trạng thái năng lượng hấp thụ vào giờ Sữu.
- Đường biểu diễn MVĐH của hai sao Thái Dương và Thái Âm cũng chính là đường biểu diễn của năng lượng chuyển dịch trên mặt đất.
- Về mặt luận giải Tử Vi, cho sao Thái Dương đóng tại vị trí Sữu Mùi, tuy cùng là đắc địa tại hai vị trí đó nhưng tính chất đắc địa tại cung Sữu khác với tại cung Mùi. Tại cung Sữu thì cái đắc đó là "ánh sáng cuối đường hầm." Tại Mùi thì cái đắc đó là "khoảnh khắc trước khi chui vào đường hầm." Còn cho sao Thái Âm thì ngược lại.
- Nhìn vào Việt Dịch Đồ chúng ta sẽ thấy cường độ năng lượng hấp thụ cao nhất tại Ngọ nằm trên trục KHAI và cường độ năng lượng hấp thụ ngang với cường độ năng lượng phóng thích tại Mùi nằm trên trục TỊCH. Hai dòng hành khí chuyển dịch ngược chiều nhau, dòng Hành Khí Dương chuyển dịch theo chiều kim đồng hồ và dòng Hành Khí Âm chuyển dịch ngược chiều kim đồng hồ. Việt Dịch Đồ chứa đựng thông tin hoàn toàn đúng với bản chất của hai chánh tinh Thái Dương và Thái Âm và hoàn toàn đúng với khoa học.
GIẢI MÃ BẢN CHẤT THẬT CỦA HAI SAO TỬ PHỦ
Như mọi người đều
biết, cặp Tử Vi – Thiên Phủ đối xứng nhau qua trục Dần Thân khi được phân phối
trên địa bàn của lá số. Từng vị trí đối
xứng của Tử Vi và Thiên Phủ được liệt kê trong H1. Trong bảng liệt kê này cho thấy khi Tử Vi ở Dần
thì Thiên Phủ cũng ở Dần, khi Tử Vi ở Mão thì Thiên Phủ ở Sửu . . . lần lượt từng
cặp vị trí một.
H1: Vị Trí Đối Xứng Của Cặp Tử Vi - Thiên Phủ
Phối tất cả những
vị trí đối xứng lên địa bàn 12 cung của lá số thì chúng ta sẽ thấy kết quả giống
như hình H2 trích ra từ cuốn sách Tử Vi Tân Biên của Vân Đằng Thái Thứ Lang.
H2: Vị Trí Đối Xứng Của Cặp Tử Vi - Thiên Phủ
(Nguồn: Tử Vi Tân Biên Của VĐ TTL)
Cẩn thận xét
nghiệm H1 và H2 không khó để chúng ta nhận ra rằng hai sao Tử Vi và Thiên Phủ
chuyển động ngược chiều nhau. Tử Vi chuyển
động thuận chiều kim đồng hồ và Thiên Phủ chuyển động ngược chiều kim đồng hồ.
Chuyển đổi địa
bàn 12 cung hình vuông trở về lại 12 cung hình tròn rồi cho quỹ đạo của Tử Vi
[TV1 cho tới TV12] nằm ở vòng ngoài đi thuận theo chiều kim đồng hồ và cho quỹ
đạo của Thiên Phủ [TP1 cho tới TP12] nằm ở vòng trong đi ngược chiều kim đồng hồ
chúng ta sẽ thấy kết quả giống như hình H3.
Tử Vi và Thiên Phủ cùng nằm trên trên trục Dần-Thân [TV1-TP1 ở Dần và
TV7-TP7 ở Thân] còn tất cả những vị trí khác đều đối xứng qua trục Dần-Thân. Thí dụ như Tử Vi ở Mão [TV2] đối xứng với
Thiên Phủ ở Sửu [TP2] qua trục Dần-Thân, Tử Vi ở Thìn [TV3] đối xứng với Thiên
Phủ ở Tí [TP3] qua trục Dần-Thân . . .
H3: Vị Trí Đối Xứng Của Cặp Tử Vi-Thiên Phủ
Nhìn vào hình H3
không khó để chúng ta nhận ra là sự chuyển động của Tử Vi và Thiên Phủ khế hợp
chặt chẽ và hoàn toàn với hai dòng vận hành trên Việt Dịch Đồ, hình H27B.
(Nguồn: Việt Dịch của Hà Hưng Quốc)
Hai dòng vận
hành này đại diện cho hai dòng hành khí, Hành Khí Âm (HKA) nằm bên trong [vòng
màu xanh lá] chuyển động ngược kim đồng hồ và Hành Khí Dương (HKD) nằm bên ngoài
[vòng vuông màu đen] chuyển động thuận chiều kim đồng hồ.
Như chúng ta đã
biết Tí là vị trí “cực âm” còn Ngọ là vị trí “cực dương.” Nếu chúng ta gán một con số định lượng cường
độ cho HKA và HKD ở mỗi vị trí [cũng là ở mỗi thời điểm trong chu kỳ sinh hoá
trên Việt Dịch Đồ] thì con số nhỏ nhất sẽ nằm tại Tí và con số lớn nhất sẽ nằm
tại Ngọ cho HKD, và hoàn toàn ngược lại cho HKA. Hãy cho con số nhỏ nhất đó là số không [0] và
giả dụ thêm là sự thay đổi trong cường độ của hành khí từ một vị trí này sang vị
trí kế bên là tăng thêm hay giảm bớt một đơn vị cường độ, và hãy cho đơn vị cường
độ đó là một [1], thì kết quả theo đó sẽ giống như hình H5. Dấu cộng [+] trước mỗi con số là để chỉ khí
dương và dấu trừ [-] trước mỗi con số là để chỉ khí âm. Cường độ của HKD tăng dần từ Tí tới Ngọ và giảm
dần từ Ngọ tới Tí, tăng dần từ +0 tới +6 và giảm dần từ +6 tới +0. Cường độ của HKA tăng dần từ Ngọ tới Tí và giảm
dần từ Tí tới Ngọ, tăng dần từ -0 tới -6 và giảm dần từ -6 tới -0.
H5: Hành Khí Của Cặp Tử Vi-Thiên Phủ
Đối Xứng Qua Trục Dần-Thân
Hình H5 tuy là
giúp cho chúng ta dễ dàng nhìn thấy sự chuyển dịch của hành khí qua từng thời
điểm [từng vị trí trên hình], cường độ của hành khí tại mỗi thời điểm và dạng
biến đổi của dòng hành khí một cách tổng quát nhưng lại không giúp cho chúng ta
dễ dàng nhận ra sự đối xứng của Tử Vi và Thiên Phủ được mã hoá trong từng cặp
TV1-TP1, TV2-TP2, TV3-TP3 . . . cho tới TV12-TP12. Để làm nổi lên yếu tố đối xứng, chúng ta có
thể xếp đặt lại thông tin trong hình H5 một cách khác. Và kết quả cho thấy giống
như trong hình H6.
H6: DNA Của Cặp Tử Vi – Thiên Phủ
Đối Xứng Qua Trục Dần-Thân
Dòng hành khí
dương của sao Tử Vi và dòng hành khí âm của sao Thiên Phủ được trình bày dưới dạng
dây sóng. Mỗi chu kỳ của dây sóng Tử Vi
chuyển biến tuần tự từ TV1 tới TV12. Mỗi
chu kỳ của dây sóng Thiên Phủ chuyển biến tuần tự từ TP1 tới TP12. Hai dây sóng đi ngược chiều nhau. Và mỗi điểm TVn trên dây sóng Tử Vi được nối
với một điểm TPn trên dây sóng Thiên Phủ và chúng đối xứng nhau qua trục Dần-Thân. Dạng dây sóng của hai dòng hành khí được hình
thành do “phiên dịch” khoảng cách giữa Tử Vi và Thiên Phủ ở mỗi thời điểm đối xứng
qua trục Dần-Thân. Có nghĩa là khi Tử Vi
và Thiên Phủ cùng tại Dần thì khoảng cách TV1-TP1 là 0 độ, Tử Vi tại Mão và
Thiên Phủ tại Sửu thì khoảng cách TV2-TP2 là 60 độ, Tử Vi tại Thìn và Thiên Phủ
tại Tí thì khoảng cách TV3-TP3 là 120 độ, Tử Vi tại Tỵ và Thiên Phủ Tại Hợi thì
khoảng cách TV4-TP4 là 180 độ, Tử Vi tại Ngọ và Thiên Phủ tại Tuất thì khoảng
cách TV5-TP5 là 120 độ, Tử Vi tại Mùi và Thiên Phủ tại Dậu thì khoảng cách
TV6-TP6 là 60 độ, Tử Vi và Thiên Phủ tại Thân thì khoảng cách TV7-TP7 là 0 độ. Tưởng tượng một đường thẳng chạy từ Dần tới
Thân ở hai đầu của dãy sóng, xuyên qua Dần và Thân ở giữa, và chia dãy sóng
thành hai phần trên và dưới. Đường thẳng
tưởng tượng này chính là trục đối xứng Dần-Thân. Dãy sóng của cặp Tử Vi – Thiên Phủ có hình dạng
giống như cấu trúc DNA cho nên chúng ta tạm gọi nó là DNA của cặp Tử Vi – Thiên
Phủ.
Như chúng ta được
biết, bất cứ sao nào trong Tử Vi cũng đều có vị trí miếu địa, vượng địa, đắc địa
hay hãm địa cho riêng nó. Tử Vi và Thiên
Phủ cũng không ngoại lệ.
Điều vướng mắc
trong quá khứ tới hiện tại liên quan đến hai sao Tử Vi - Thiên Phủ là không có
có sự đồng thuận giữa những danh gia Tử Vi.
Không những họ không đồng thuận về vị trí miếu-vượng-đắc-hãm [viết tắt
MVĐH] mà còn bất đồng ý kiến cả về bản chất âm dương và xuất xứ của hai sao này. Tổng kết trong hình H7 cho thấy rõ đều vừa
nói.
H7: Vị Trí Miếu, Vượng, Đắc, Hãm Của Tử Vi Và Thiên Phủ
Câu hỏi là dựa
trên nền tảng nào mà các danh sư Tử Vi đã xác quyết tính chất MVĐH của cặp Tử
Vi và Thiên Phủ tại mỗi vị trí, mà kết quả lại không giống nhau? Tôi thật sự không biết. Chưa ai giải thích tường tận.
Ở đây, tương tự với
những gì tôi đã khám phá về cặp Thái Dương
và Thái Âm, chúng ta có thể nói dường như Tử Vi và Thiên Phủ cũng được hư cấu
trên nền tảng Âm Dương [viết tắt AD]. Nói "dường như" là tại vì ở tại thời
điểm này của bài viết chúng ta chưa thể vội đi tới kết luận.
Nếu thực sự Tử
Vi và Thiên Phủ được hư cấu trên nền tảng AD thì qui luật của AD tự nó sẽ quyết
định tính chất MVĐH chứ không cần đến sự can thiệp của thuyết Ngũ Hành hay các
quẻ Chu Dịch.
Đó là chưa nói tới
sự ngộ nhận "chết người" rằng lý thuyết Ngũ Hành Phổ Cập là nền tảng
của bộ môn Tử Vi. Sự ngộ nhận này đã làm
“rối nùi” bộ môn Tử Vi và những sản phẩm lý học khác của đông phương và đã được
tác giả chứng minh trong tập Giải Mã Tử Vi (xb 2014, Amazon), tập Lục Thập Hoa
Giáp (xb 2014, Amazon), và tập Giải Mã Di Sản Văn Hóa Phi Vật Thể Để Phục Dựng
Di Sản Văn Hóa Phi Vật Thể (xb 2014, Amazon).
Dựa vào sự quan
sát và phán đoán trên chúng ta có thể tiến hành kiểm nghiệm tính chất MVĐH của
cặp Tử Vi – Thiên Phủ với thông tin AD đã có sẵn trong các hình H5 và H6.
H6B: DNA Của Cặp Tử Vi – Thiên Phủ
Đối Xứng Qua Trục Dần-Thân
Nhìn vào hình
H6B, nếu xét hành khí của Tử Vi độc lập với hành khí của Thiên Phủ thì chúng ta
thấy hành khí của Tử Vi mạnh nhất ở Tỵ, Ngọ, Mùi và hành khí của Thiên Phủ mạnh
nhất ở Sửu, Tí, Hợi do đó miếu địa nằm ở những vị trí đó là hợp
lý. Tuy nhiên khi xét nghiệm kỹ càng thì
chúng ta sẽ nhận ra sự lủng củng tại các vị trí Dần Mão Thìn và Thân Dậu Tuất.
Tử Vi và Thiên
Phủ là một cặp sao hư cấu của hai dòng hành khí vận hành ngược chiều trong cùng
một hệ thời-không. Cho nên, nếu xét hành khí của Tử Vi "độc lập" với
hành khí của Thiên Phủ [như trong trường hợp của cặp Thái Dương-Thái Âm] đã không
thể cho ra những giải thích thỏa đáng thì chúng ta cần xét đến hiệu ứng "tương
tác" của hai dòng hành khí này. Nói
một cách khác, chúng ta cần phải xét nghiệm ảnh hưởng của hai dòng hành khí
trong tương quan cường độ của nhau ở tại mỗi thời điểm vận hành.
Hai chữ “bình hòa”
trong số những vị trí MVĐH của Tử Vi và Thiên Phủ là một chìa khóa rất đặc biệt
vì tự nó đã đề xuất sự so sánh sức mạnh giữa Tử Vi và Thiên Phủ. Cho nên xét nghiệm hiệu ứng tương tác của hai
dòng hành khí có khả năng cao là chúng ta sẽ nhìn thấy đáp án.
Từ những thông
tin trong hình H5 và H6 chúng ta có thể rút ra sự tương tác của hai dòng hành
khí và kiến tạo đường biểu diễn MVĐH của Tử Vi như cho thấy trong hình H8A.
H8A: Đường Biểu Diễn MVĐH của Tử Vi Thành Lập Trên
Cơ Sở Hiệu Ứng Lực Tương Tác Của Hai Dòng Hành Khí
Nhìn vào đường
biểu diễn MVĐH của Tử Vi trong hình H8A chúng ta sẽ nhận ra được:
- Tại vị trí Mão, cường độ hành khí của Tử Vi là +3 [TV2] và của Thiên Phủ là -3 [TP12], xem hình H5. Âm dương ngang nhau cho nên hiệu ứng lực tương tác của hai hành khí tại Mão là 0. Nếu gọi hiệu ứng lực tương tác đó là F thì tại Mão F=0. Nếu cho đơn vị thời gian từ một vị trí này sang vị trí kế tiếp là = 1 thì từ Dần đến Mão tỉ lệ biến đổi của hiệu ứng lực tương tác trên biến đổi của thời gian rF/rt = 0/1 = 0. Như vậy, rF/rt "không tăng không giảm" tại Mão.
- Tại vị trí Thìn, cường độ hành khí của Tử Vi là +4 [TV3] và của Thiên Phủ là -2 [TP11]. Âm dương bất đồng, lực của Tử Vi mạnh hơn. Hiệu ứng lực tương tác F=+2. Từ Mão đến Thìn tỉ lệ biến đổi của hiệu ứng lực tương tác trên biến đổi của thời gian rF/rt = +2/1 =+2. Như vậy, rF/rt từ chỗ “không tăng không giảm” đến chỗ “gia tăng chậm nhất” tại Thìn.
- Tại vị trí Tỵ, cường độ hành khí của Tử Vi là +5 [TV4] và của Thiên Phủ là -1 [TP10]. Âm dương bất đồng, lực của Tử Vi áp đảo. Hiệu ứng lực tương tác F=+4. Từ Thìn đến Tỵ tỉ lệ biến đổi của hiệu ứng lực tương tác trên biến đổi của thời gian rF/rt = +4/1 =+4. Như vậy, rF/rt từ chỗ “gia tăng chậm nhất” đến chỗ “gia tăng nhanh hơn” tại Tỵ.
- Tại vị trí Ngọ, cường độ hành khí của Tử Vi là +6 [TV5] và của Thiên Phủ là -0 [TP9]. Âm dương bất đồng, lực của Tử Vi áp đảo tối đa. Hiệu ứng lực tương tác F=+6. Từ Tỵ đến Ngọ tỉ lệ biến đổi của hiệu ứng lực tương tác trên biến đổi của thời gian rF/rt = +6/1 =+6. Như vậy, rF/rt từ chỗ “gia tăng nhanh hơn” đến chỗ “gia tăng nhanh nhất” tại Ngọ.
- Tại vị trí Mùi, cường độ hành khí của Tử Vi là +5 [TV6] và của Thiên Phủ là -1 [TP8]. Âm dương bất đồng, lực của Tử Vi áp đảo. Hiệu ứng lực tương tác F=+4. Từ Ngọ đến Mùi tỉ lệ biến đổi của hiệu ứng lực tương tác trên biến đổi của thời gian rF/rt = +4/1 =+4. Như vậy, rF/rt từ chỗ “gia tăng nhanh nhất” đến chỗ “gia tăng chậm lại” tại Mùi.
- Tại vị trí Thân, cường độ hành khí của Tử Vi là +4 [TV7] và của Thiên Phủ là -2 [TP7]. Âm dương bất đồng, lực của Tử Vi mạnh hơn. Hiệu ứng lực tương tác F=+2. Từ Mùi đến Thân tỉ lệ biến đổi của hiệu ứng lực tương tác trên biến đổi của thời gian rF/rt = +2/1 =+2. Như vậy, rF/rt từ chỗ “gia tăng chậm lại” đến chỗ “gia tăng chậm nhất” tại Thân.
- Tại vị trí Dậu, cường độ hành khí của Tử Vi là +3 [TV8] và của Thiên Phủ là -3 [TP6]. Âm dương cân bằng. Hiệu ứng lực tương tác F=0. Từ Thân đến Dậu tỉ lệ biến đổi của hiệu ứng lực tương tác trên biến đổi của thời gian rF/rt = 0/1 =0. Như vậy, rF/rt "không tăng không giảm" tại Dậu.
- Tại vị trí Tuất, cường độ hành khí của Tử Vi là +2 [TV9] và của Thiên Phủ là -4 [TP5]. Âm dương bất đồng, lực của Thiên Phủ mạnh hơn. Hiệu ứng lực tương tác F=-2. Từ Dậu đến Tuất tỉ lệ biến đổi của hiệu ứng lực tương tác trên biến đổi của thời gian rF/rt = -2/1 =-2. Như vậy, rF/rt từ chỗ “không tăng không giảm” đến chỗ “giảm chậm nhất” tại Tuất.
- Tại vị trí Hợi, cường độ hành khí của Tử Vi là +1 [TV10] và của Thiên Phủ là -5 [TP4]. Âm dương bất đồng, lực của Thiên Phủ mạnh hơn. Hiệu ứng lực tương tác F=-4. Từ Tuất đến Hợi tỉ lệ biến đổi của hiệu ứng lực tương tác trên biến đổi của thời gian rF/rt = -4/1 =-4. Như vậy, rF/rt từ chỗ “giảm chậm nhất” đến chỗ “giảm nhanh hơn” tại Hợi.
- Tại vị trí Tí, cường độ hành khí của Tử Vi là +0 [TV11] và của Thiên Phủ là -6 [TP3]. Âm dương bất đồng, lực của Thiên Phủ mạnh tối đa. Hiệu ứng lực tương tác F=-6. Từ Hợi đến Tí tỉ lệ biến đổi của hiệu ứng lực tương tác trên biến đổi của thời gian rF/rt = -6/1 =-6. Như vậy, rF/rt từ chỗ “giảm nhanh hơn” đến chỗ “giảm nhanh nhất” tại Tí.
- Tại vị trí Sửu, cường độ hành khí của Tử Vi là +1 [TV12] và của Thiên Phủ là -5 [TP2]. Âm dương bất đồng, lực của Thiên Phủ mạnh hơn. Hiệu ứng lực tương tác F=-4. Từ Tí đến Sửu tỉ lệ biến đổi của hiệu ứng lực tương tác trên biến đổi của thời gian rF/rt = -4/1 =-4. Như vậy, rF/rt từ chỗ “giảm nhanh nhất” đến chỗ “giảm chậm lại” tại Sửu.
- Tại vị trí Dần, cường độ hành khí của Tử Vi là +2 [TV1] và của Thiên Phủ là -4 [TP1]. Âm dương bất đồng, lực của Thiên Phủ mạnh hơn. Hiệu ứng lực tương tác F=-2. Từ Sửu đến Dần tỉ lệ biến đổi của hiệu ứng lực tương tác trên biến đổi của thời gian rF/rt = -2/1 =-2. Như vậy, rF/rt từ chỗ “giảm chậm lại” đến chỗ “giảm chậm nhất” tại Dần.
- Tại vị trí Mão, cường độ hành khí của Tử Vi là +3 [TV2] và của Thiên Phủ là -3 [TP12]. Âm dương ngang nhau, cho nên hiệu ứng lực tương tác F=0. Từ Dần đến Mão tỉ lệ biến đổi của hiệu ứng lực tương tác trên biến đổi của thời gian rF/rt = 0/1 = 0. Như vậy, rF/rt từ chỗ "giảm chậm nhất" đến chỗ "không tăng không giảm" tại Mão.
Nó không khó cho
chúng ta nhận ra là đường biểu diễn MVĐH trên cung cấp cho chúng ta cơ sở và
qui luật để xác định vị trí miếu, vượng, đắc, hãm của Tử Vi. Cơ sở đó vừa trình bày xong. Còn qui luật thì như sau:
- rF/rt =0 là vị trí BÌNH HÒA.
- rF/rt = +2 là vị trí VƯỢNG.
- rF/rt = +4, +6 là vị trí MIẾU.
- rF/rt = -2, -4, -6 là vị trí HÃM.
Áp dụng qui luật
trên để phối vào đường biểu diễn MVĐH của Tử Vi sẽ cho chúng ta kết quả MVĐH như
cho thấy trong hình H8B.
H8B: Đường Biểu Diễn MVĐH của Tử Vi Trên Cơ Sở & Qui Luật Vừa Trình Bày
Đem kết quả MVĐH
mới vừa được thành lập trên cơ sở và quy luật đã trình bày để đối chiếu với ý
kiến của 3 danh gia Tử Vi [đại diện cho đa số], chúng ta có được hình H9.
H9: Vị Trí MVĐH Của Tử Vi Trên Cơ Sở & Qui Luật Vừa Trình Bày
So Với Vị Trí MVĐH Theo Ý Kiến Của Các Tử Vi Gia
Chúng ta nhận thấy
có sự đồng thuận ở một nửa chiều dương của đường biểu diễn [chiều đi lên của đường
biểu diễn từ vị trí Mão tới vị trí Dậu]:
·
Bình hòa tại Mão, Dậu.
·
Vượng, Miếu từ Thìn tới Thân.
Còn một nửa kia
[một nửa chiều âm, chiều đi xuống của đường biểu diễn từ vị trí Tuất cho tới vị
trí Dần] thì 100% bất đồng. Không những bất đồng giữa kết quả MVĐH vừa được
thành lập so với kết quả MVĐH tổng hợp từ các danh sư Tử Vi mà còn bất đồng rất
lớn giữa các danh sư Tử Vi với nhau.
Ý kiến của các
danh sư Tử Vi hầu hết là trái ngược nhau. Tiêu biểu là tại vị trí Hợi Tí Sửu thì
có người cho là bình hòa, người cho là đắc, người cho là vượng. Đó là sự bất đồng
rất lớn cho một vị trí. Những ý kiến trái
ngược nhau giữa các danh sư Tử Vi buộc chúng ta phải tự hỏi là họ đã tựa trên nền
tảng nào để cho ra kết quả khác biệt lớn như vậy.
Hoàn toàn bất đồng
giữa kết quả MVĐH vừa được thành lập so với kết quả MVĐH tổng hợp từ các danh
sư Tử Vi có thể giải thích được. Kết quả
MVĐH vừa được thành lập chỉ có duy nhất một chữ "hãm" cho suốt một nửa
chiều âm của đường biểu diễn, và đó là một nửa của phía "Tử Vi bị Thiên Phủ
áp đảo", trong khi các danh sư Tử Vi thì bám chặt vào quan niệm VUA [TỬ
VI] KHÔNG THỂ BỊ HÃM thì đương nhiên là phải đi đến chỗ hoàn toàn bất đồng.
Các danh sư Tử
Vi từ xưa đến nay đã áp đặt "ý chí chính trị" lên cặp sao Tử Vi-
Thiên Phủ một cách triệt để và vì thế mà kết quả MVĐH chúng ta thấy ngày nay có
lẽ đã không còn song hành với lôgic ban đầu và không còn giống với kết quả MVĐH
nguyên thủy lúc cổ thánh chế tác.
Sự đồng thuận gần
như tuyệt đối [là tuyệt đối nếu gom miếu và vượng vào một nhóm] ở một nửa chiều
dương của đường biểu diễn, tức là ở một nửa của phía "Tử Vi áp đảo Thiên
Phủ", cho thấy kết quả MVĐH vừa được thành lập trên cơ sở hiệu ứng lực
tương tác của hai dòng hành khí AD đã rất là chính xác.
Nếu cơ sở hiệu ứng
lực tương tác của hai dòng hành khí AD đã đưa đến kết quả MVĐH rất chính xác cho
một nửa đường biểu diễn, phía "Tử Vi áp đảo Thiên Phủ", thì không lý
do gì chính cơ sở đó lại không đúng ở một nửa ngược lại, tức phía "Thiên
Phủ áp đảo Tử Vi".
Nói một cách
khác, với cùng một lôgic, nếu phía "Tử Vi áp đảo Thiên Phủ" được xác
định là chỗ của những vị trí "miếu vượng địa" thì ngược lại phía
"Tử Vi bị Thiên Phủ áp đảo" phải là chỗ của những vị trí "hãm địa".
Với chúng ta thì
vấn đề khá đơn giản. Nếu như (1) sự tương
tác giữa Tử Vi và Thiên Phủ đã được cho là bình hòa vì lực của hai bên cân bằng
tại Mão Dậu và nếu như (2) sự tương tác giữa Tử Vi và Thiên Phủ đã được cho là
vượng miếu vì lực của Tử Vi áp đảo lực của Thiên Phủ từ Thìn tới Thân thì rõ ràng
là cái lôgic "tranh giành quyền lực" giữa hai đối tượng chính là cơ
chế quyết định kết quả MVĐH cho hai sao Tử Vi và Thiên Phủ. Lôgic này đã thể hiện rất rõ và rất thuyết phục
ở một nửa chiều dương của đường biểu diễn thì lôgic này cũng sẽ phải tiếp tục
thể hiện ở một nửa chiều âm còn lại của đường biểu diễn. "Áp đảo được đối
phương" thì là vượng miếu, "ngang bằng với đối phương" thì là bình
hòa, còn "bị đối phương áp đảo" thì đương nhiên phải là hãm. Không thể có hai lôgic khác nhau cho cùng một
đường biểu diễn.
Cũng từ những
thông tin trong hình H5 và H6 chúng ta có thể rút ra và kiến tạo đường biểu diễn
MVĐH của Thiên Phủ như cho thấy trong hình H10A.
H10A: Đường Biểu Diễn MVĐH của Thiên Phủ
Nhìn vào hình
H10A chúng ta nhận ra được đường biểu diễn MVĐH của Thiên Phủ [đường màu xanh] ngược
lại với đường biểu diễn MVĐH của Tử Vi:
- Tại vị trí Dậu, cường độ hành khí của Tử Vi là +3 [TV8] và của Thiên Phủ là -3 [TP6]. Âm dương ngang nhau. Hiệu ứng lực tương tác của hai hành khí là 0. Nếu gọi hiệu ứng lực tương tác đó là F thì tại Mão F=0. Nếu cho đơn vị thời gian từ một vị trí này sang vị trí kế tiếp là = 1 thì từ Thân đến Dậu tỉ lệ biến đổi của hiệu ứng lực tương tác trên biến đổi của thời gian rF/rt = 0/1 = 0. Như vậy, rF/rt "không tăng không giảm" tại Dậu.
- Tại vị trí Tuất, cường độ hành khí của Tử Vi là +2 [TV9] và của Thiên Phủ là -4 [TP5]. Âm dương bất đồng, lực của Thiên Phủ mạnh hơn. Hiệu ứng lực tương tác F=-2. Từ Dậu đến Tuất tỉ lệ biến đổi của hiệu ứng lực tương tác trên biến đổi của thời gian rF/rt = -2/1 =-2. Như vậy, rF/rt từ chỗ “không tăng không giảm” đến chỗ “gia tăng chậm nhất” tại Tuất.
- Tại vị trí Hợi, cường độ hành khí của Tử Vi là +1 [TV10] và của Thiên Phủ là -5 [TP4]. Âm dương bất đồng, lực của Thiên Phủ mạnh hơn. Hiệu ứng lực tương tác F=-4. Từ Tuất tới Hợi tỉ lệ biến đổi của hiệu ứng lực tương tác trên biến đổi của thời gian rF/rt = -4/1 =-4. Như vậy, rF/rt từ chỗ “gia tăng chậm nhất” đến chỗ “gia tăng nhanh hơn” tại Hợi.
- Tại vị trí Tí, cường độ hành khí của Tử Vi là +0 [TV11] và của Thiên Phủ là -6 [TP3]. Âm dương bất đồng, lực của Thiên Phủ mạnh tối đa. Hiệu ứng lực tương tác F=-6. Từ Hợi đến Tí tỉ lệ biến đổi của hiệu ứng lực tương tác trên biến đổi của thời gian rF/rt = -6/1 =-6. Như vậy, rF/rt từ chỗ “gia tăng nhanh hơn” đến chỗ “gia tăng nhanh nhất” tại Tí.
- Tại vị trí Sửu, cường độ hành khí của Tử Vi là +1 [TV12] và của Thiên Phủ là -5 [TP2]. Âm dương bất đồng, lực của Thiên Phủ mạnh hơn. Hiệu ứng lực tương tác F=-4. Từ Tí đến Sửu tỉ lệ biến đổi của hiệu ứng lực tương tác trên biến đổi của thời gian rF/rt = -4/1 =-4. Như vậy, rF/rt từ chỗ “gia tăng nhanh nhất” đến chỗ “gia tăng chậm lại” tại Sửu.
- Tại vị trí Dần, cường độ hành khí của Tử Vi là +2 [TV1] và của Thiên Phủ là -4 [TP1]. Âm dương bất đồng, lực của Thiên Phủ mạnh hơn. Hiệu ứng lực tương tác F=-2. Từ Sửu đến Dần tỉ lệ biến đổi của hiệu ứng lực tương tác trên biến đổi của thời gian rF/rt = -2/1 =-2. Như vậy, rF/rt từ chỗ “gia tăng chậm lại” đến chỗ “gia tăng chậm nhất” tại Dần.
- Tại vị trí Mão, cường độ hành khí của Tử Vi là +3 [TV2] và của Thiên Phủ là -3 [TP12]. Âm dương ngang nhau. Hiệu ứng lực tương tác của hai hành khí F=0. Từ Dần đến Mão tỉ lệ biến đổi của hiệu ứng lực tương tác trên biến đổi của thời gian rF/rt = 0/1 = 0. Như vậy, rF/rt "không tăng không giảm" tại Mão.
- Tại vị trí Thìn, cường độ hành khí của Tử Vi là +4 [TV3] và của Thiên Phủ là -2 [TP11]. Âm dương bất đồng, lực của Tử Vi mạnh hơn. Hiệu ứng lực tương tác F=+2. Từ Mão đến Thìn tỉ lệ biến đổi của hiệu ứng lực tương tác trên biến đổi của thời gian rF/rt = +2/1 =+2. Như vậy, rF/rt từ chỗ “không tăng không giảm” đến chỗ “giảm chậm nhất” tại Thìn.
- Tại vị trí Tỵ, cường độ hành khí của Tử Vi là +5 [TV4] và của Thiên Phủ là -1 [TP10]. Âm dương bất đồng, lực của Tử Vi áp đảo. Hiệu ứng lực tương tác F=+4. Từ Thìn đến Tỵ tỉ lệ biến đổi của hiệu ứng lực tương tác trên biến đổi của thời gian rF/rt = +4/1 =+4. Như vậy, rF/rt từ chỗ “giảm chậm nhất” đến chỗ “giảm nhanh hơn” tại Tỵ.
- Tại vị trí Ngọ, cường độ hành khí của Tử Vi là +6 [TV5] và của Thiên Phủ là -0 [TP9]. Âm dương bất đồng, lực của Tử Vi áp đảo tối đa. Hiệu ứng lực tương tác F=+6. Từ Tỵ đến Ngọ tỉ lệ biến đổi của hiệu ứng lực tương tác trên biến đổi của thời gian rF/rt = +6/1 =+6. Như vậy, rF/rt từ chỗ “giảm nhanh hơn” đến chỗ “giảm nhanh nhất” tại Ngọ.
- Tại vị trí Mùi, cường độ hành khí của Tử Vi là +5 [TV6] và của Thiên Phủ là -1 [TP8]. Âm dương bất đồng, lực của Tử Vi áp đảo. Hiệu ứng lực tương tác F=+4. Từ Ngọ đến Mùi tỉ lệ biến đổi của hiệu ứng lực tương tác trên biến đổi của thời gian rF/rt = +4/1 =+4. Như vậy, rF/rt từ chỗ “giảm nhanh nhất” đến chỗ “giảm chậm lại” tại Mùi.
- Tại vị trí Thân, cường độ hành khí của Tử Vi là +4 [TV7] và của Thiên Phủ là -2 [TP7]. Âm dương bất đồng, lực của Tử Vi mạnh hơn. Hiệu ứng lực tương tác F=+2. Từ Mùi đến Thân tỉ lệ biến đổi của hiệu ứng lực tương tác trên biến đổi của thời gian rF/rt = +2/1 =+2. Như vậy, rF/rt từ chỗ “giảm chậm lại” đến chỗ “giảm chậm nhất” tại Thân.
- Tại vị trí Dậu, cường độ hành khí của Tử Vi là +3 [TV8] và của Thiên Phủ là -3 [TP6]. Âm dương cân bằng. Hiệu ứng lực tương tác F=0. Từ Thân đến Dậu tỉ lệ biến đổi của hiệu ứng lực tương tác trên biến đổi của thời gian rF/rt = 0/1 =0. Như vậy, rF/rt "không tăng không giảm" tại Dậu.
Nó không khó cho
chúng ta nhận ra là đường biểu diễn MVĐH trên cung cấp cho chúng ta cơ sở và
qui luật để xác định vị trí miếu, vượng, đắc, hãm của Thiên Phủ. Cơ sở đó vừa trình bày xong. Còn qui luật thì như sau:
- rF/rt =0 là vị trí BÌNH HÒA.
- rF/rt = -2 là vị trí VƯỢNG.
- rF/rt = -4, -6 là vị trí MIẾU.
- rF/rt = +2, +4, +6 là vị trí HÃM.
Áp dụng quy luật
trên để phối vào đường biểu diễn MVĐH của Thiên Phủ sẽ cho chúng ta kết quả như
trong hình H10B.
H10B:
Đường Biểu Diễn MVĐH của Thiên Phủ
Không khó để chúng
ta nhận ra đường biểu diễn MVĐH của Thiên Phủ không khác với đường biểu diễn MVĐH
của Tử Vi chỉ có khác là hai đường biểu diễn lệch nhau 180 độ. Hay nói một cách khác, Thiên Phủ là phản ảnh
của Tử Vi.
Đem kết quả miếu,
vượng, đắc, hãm mới vừa được thành lập trên cơ sở và quy luật đã trình bày để đối
chiếu với ý kiến tổng hợp từ 3 danh gia
Tử Vi, chúng ta có được hình H11.
H11: Vị Trí MVĐH Của Thiên Phủ Trên Cở Sở Và Qui Luật Vừa Trình Bày
So Với Vị Trí MVĐH Theo Ý Kiến Của Các Tử Vi Gia
Chúng ta nhận thấy
có sự đồng thuận:
·
Bình hòa tại Mão, Dậu.
·
Vượng, Miếu từ Tuất tới Dần
(ngoại trừ vị trí Sửu).
Sự đồng thuận rất
cao ở phía "Thiên Phủ áp đảo Tử Vi" (chiều đi lên của đường biểu diễn)
nhưng còn một nửa kia, phía "Thiên Phủ bị Tử Vi áp đảo" (chiều đi xuống
của đường biểu diễn), thì có những bất đồng ý kiến.
Một lần nữa ở đây
chúng ta thấy cái lôgic "tranh giành quyền lực" giữa hai đối tượng chính
là cơ chế quyết định kết quả cho hai sao Tử Vi và Thiên Phủ đã thể hiện rất rõ
và rất thuyết phục ở một nửa chiều dương của đường biểu diễn. Và như người viết đã lập luận, nếu như (1) sự
tương tác giữa Thiên Phủ và Tử Vi đã được cho là bình hòa vì lực của hai bên cân
bằng tại Mão Dậu và nếu như (2) sự tương tác giữa Thiên Phủ và Tử Vi đã được
cho là vượng miếu vì lực của Thiên Phủ áp đảo lực của Tử Vi từ Tuất tới Dần thì
rõ ràng là cái lôgic này cũng sẽ phải tiếp tục thể hiện ở một nửa ngược lại của
đường biểu diễn. "Áp đảo được đối phương" thì là vượng miếu,
"ngang bằng với đối phương" thì là bình hòa, còn "bị đối phương áp
đảo" thì đương nhiên phải là hãm.
Không thể có hai lôgic khác nhau cho cùng một đường biểu diễn.
Không đồng thuận
với kết quả của các danh sư Tử Vi thì thường là làm cho chúng ta phải xét lại. Tuy nhiên, chính kết quả của các danh sư Tử
Vi cũng không đồng thuận với nhau mà lại là những bất đồng rất xa nhau. Sự hỗn độn
trong kết quả của các danh sư Tử Vi đưa ra cộng với sự mờ mịt của họ về
cơ sở dùng để xác lập MVĐH của hai sao Tử Vi-Thiên Phủ (ngoại trừ một số lý luận
rời rạc thiếu thuyết phục) đã làm giảm rất nhiều độ khả tín của kết quả từ những
vị danh sư đưa ra. Vì thế, tôi vẫn bảo
thủ kết quả MVĐH của Tử Vi và Thiên Phủ thành lập trên cơ sở hiệu ứng lực tương
tác của hai dòng hành khí AD.
Chốt lại những điều
đã khám phá về hai sao Tử Vi và Thiên Phủ cho người nghiên cứu lý số:
- Tử Vi và Thiên Phủ là hai sao hư cấu dựa trên sự tương tác của hai dòng hành khí vận hành trên mặt đất, dòng Hành Khí Dương và dòng Hành Khí Âm. Vì tính cách của sự tương tác là "áp đảo đối phương" hoặc "bị đối phương áp đảo" cho nên hai sao Tử Phủ được ví như Vua và Tể Tướng Quốc. Tử Vi là Thiên Tử còn Thiên Phủ là vị Tể Tướng già nua nhiều uy quyền (chứ không phải là một Hoàng Hậu).
- Bản chất của Tử Vi và Thiên Phủ là thích nắm quyền lực. Hai sao này là đối thủ tương xứng của nhau trong việc tranh giành quyền lực. Câu "Tử Phủ đồng cung, đế vô sở quyền, nan giải tai ương" trong bộ môn Tử Vi đã cho thấy đúng như vậy.
- Tử Phủ đồng cung ở Dần và Thân. Tại hai vị trí này thì cán cân quyền lực của Tử Phủ gần như cân bằng cho nên mới nói Đế vô sở quyền. Ở Dần thì Tử Vi hãm địa, quyền lực của Tử Vi yếu ớt, chênh lệch quyền lực tuy không lớn nhưng Tử Vi thua thế Thiên Phủ cho nên đúng là "Đế vô sở quyền". Ở Thân thì Thiên Phủ hãm địa, quyền lực của Thiên Phủ yếu ớt, chênh lệch quyền lực tuy không lớn nhưng Thiên Phủ thất thế cho nên cũng đúng là "Đế vô sở quyền" nhưng là đế Tể Tướng vô sở quyền.
- Không những đế vô sở quyền khi Tử Phủ đồng cung ở vị trí Dần Thân mà đế còn vô sở quyền ở vị trí Mão Dậu nữa. Vì sao? Vì cán cân quyền lực của hai bên hoàn toàn cân bằng. Đế Tử Vi không làm gì được với Đế Tể Tướng và ngược lại Đế Tể Tướng cũng không làm gì được với Đế Tử Vi cho nên mới nói là Đế vô sở quyền.
Gửi bác Hà Hưng Quốc, cháu rất thích blog của bác và bài viết trước về hai sao thái âm và thái dương tuy nhiên cháu không đồng tình với ý kiến này của bác vì khi cháu tham khảo tài liệu tiếng Tàu về hai sao Tử Vi và Thiên Phủ thì cháu thấy hai sao này đều tồn tại và không dựa vào lý thuyết về âm hay dương gì hết, trong đó sao Tử Vi là sao Bắc Đẩu (Polaris) nằm tại Đại Hùng Tọa (Ursa Major) còn Thiên Phủ thì là sao ζ nằm tại Nhân Mã Tọa (Sagittarius)
ReplyDeleteBác có thể tham khảo tại đây: https://zh.wikipedia.org/wiki/%E7%B4%AB%E5%BE%AE%E6%96%97%E6%95%B0
Delete