Wednesday, February 1, 2012

Giải Mã Những Bí Ẩn Trong Tử Vi - bài 7




GIẢI MÃ BÍ ẨN TRONG CẤU TRÚC CỦA CUNG BÀN TỬ VI
Thực ra thì 12 cung bàn của Tử Vi chẳng có gì là bí ẩn cả.  Mọi người đều quen thuộc và hầu hết chấp nhận nó một cách . . . “rất quen thuộc” đến độ không ai buồn đặt câu hỏi về nó.  Nhưng nếu có ai đó tò mò và bắt đầu hỏi vì sao nó có 12 cung hoặc vì sao thông tin được phân phối như vậy như vậy trên 12 cung thì nó sẽ được giải thích nào là Thiên Can, nào là Địa Chi, nào là Ngũ Hành và vân vân.  Kể ra thì nghe cũng rất xuôi tai.  Tuy nhiên, nếu khoan xuống những tầng sâu hơn thì chúng ta thấy những bí ẩn bắt đầu xuất hiện.  Thí dụ như, suy nghiệm lời giải thích về ngũ hành, chúng ta không khỏi thắc mắc tại sao hành Thổ lại được đặt nằm ở trung ương rồi phân tán ra 4 cung Thìn Tuất Sửu Mùi?  Cái trung ương hành Thổ đó nó có khế hợp với lý thuyết ngũ hành phổ cập mà chúng ta biết, hay là vay mượn từ nơi khác?  Tại sao ngũ hành được phối hợp với 12 địa chi và 10 thiên can để tạo ra cấu trúc này mà không là cấu trúc khác?  Cấu trúc này là một sáng tạo đặc thù của môn Tử Vi, bằng cách đem những yếu tố rời rạc “phối” chung với nhau, hay là cấu trúc này được “mượn trọn gói” từ một nơi nào đó?  

Dĩ nhiên là những thắc mắc không dừng lại ở đó.  Điều quan trọng mà người viết muốn nói ở đây là tuy cung bàn Tử Vi không là một bí ẩn nhưng cấu trúc của nó và những lý thuyết chung quanh làm cơ sở cho cấu trúc đó lại là một bí ẩn.  Bí ẩn vì vẫn chưa được khai quật và giải thích thỏa đáng.     

Nhằm truy tìm chân tướng của cấu trúc của cung bàn Tử Vi, bây giờ chúng ta sẽ dùng qui trình ngược để đưa 12 cung bàn về chỗ khởi đầu của nó.  Trước hết, từ hình H58 chúng ta sẽ hiệp nhất tất cả những hành giống nhau nằm trên cung bàn.  Bước đầu tiên này cho ta kết quả như trong hình H59.      
    
                            
H58

H59

Bước kế tiếp, từ hình H59 chúng ta sẽ nắn nó để từ vuông biến sang tròn.  Bước thứ hai cho ta kết quả như hình H60.


H60

Bước thứ ba, từ hình H60 chúng ta quay ngược 180 độ để cho hành Thủy nằm phương Bắc.  Bước thứ ba cho ta kết quả như hình H61.

H61

Bây giờ thì chúng ta đem hình H62 đặt cạnh hình H61 để so sánh.

H62



Chúng ta hãy tạm bỏ qua những thông tin khác và tập trung sự quan sát vào cấu trúc ngũ hành trong hai hình.  Nó không khó để chúng ta nhận ra 2 điều:
  1. Cấu trúc của ngũ hành trong hình H61 hoàn toàn khác với cấu trúc ngũ hành của lý thuyết ngũ hành phổ cập [nằm phía bên trái hình H62]; và
  2. Cấu trúc của ngũ hành trong hình H61 chính xác là cấu trúc ngũ hành của lý thuyết ngũ hành nguyên thủy [nằm phía bên phải hình H62].

Chỉ với bằng chứng này chúng ta đã có thể kết luận là cấu trúc ngũ hành trên cung bàn Tử Vi không tựa trên nền tảng của lý thuyết ngũ hành phổ cập mà đa số đều tin vào.  Đồng thời, chúng ta có thể khẳng định là nó tựa trên nền tảng của lý thuyết ngũ hành nguyên thủy tìm thấy trong Việt Dịch.      

Đi xa hơn, bây giờ chúng ta đem hình H63 Việt Dịch Đồ đặt cạnh hình H58 [xoay 180 độ để hướng Bắc Thủy nằm lên trên], rồi quan sát những chi tiết trên hai đồ hình.



H63 - Việt Dịch Đồ


Nó cũng không khó để chúng ta nhận ra rằng những chi tiết Thiên Can, Địa Chi, Ngũ Hành, Phương Hướng và con số 12 Cung hoàn toàn trùng khớp với Việt Dịch Đồ.  

Không.  Chúng ta không hề kết luận là cấu trúc của cung bàn Tử Vi được thiết lập trên nền tảng của Việt Dịch Đồ.  Chúng ta chỉ muốn nói cấu trúc của cung bàn Tử Vi không phải là một sáng tạo đặc thù và chỉ riêng cho Tử Vi.  Rất có thể nó “vay mượn trọn gói” từ một mô hình đã thất truyền và mô hình đó tương đương với Việt Dịch Đồ trong hình H63.    
  
tiếp theo: Giải Mã Những Bí Ẩn Trong Tử Vi - bài 8

No comments:

Post a Comment