Tuesday, October 13, 2015

CÁCH THỨC NẠP ÂM NGŨ HÀNH THÀNH LẬP BẢNG 60 HOA GIÁP

Hà Hưng Quốc

Trong bài viết này bạn sẽ được hướng dẫn từng bước một phương pháp nạp âm ngũ hành.  Và kết quả tất yếu là bạn sẽ có được bảng Ngũ Hành Nạp Âm (NHNA) và bảng Lục Thập Hoa Giáp (LTHG).  Không có gì phải ngạc nhiên. Ngũ Hành Nạp Âm là xương sống của bng Lục Thập Hoa Giáp. Vì vậy sau khi đã loại trừ những cột thông tin linh tinh khác ra khỏi bảng LTHG thì bạn sẽ thấy thực chất hai bảng này không khác nhau, chỉ là cột Hành Mệnh trong bảng LTHG là biến thể (có chứa thêm thông tin) của cột Ngũ Hành Nạp Âm trong bng NHNA.  Bây giờ thì chúng ta bắt đầu.



PHƯƠNG PHÁP NẠP ÂM NGŨ HÀNH:


1. Thành lập cột NĂM gồm 60 số theo thứ tự và liên tục từ trên xuống dưới, từ năm thứ 1 đến năm thứ 60, như cho thấy trong bảng H6A. 



2. Thành lập cột CAN gồm 10 thiên can “Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý” theo thứ tự và liên tục từ trên xuống dưới, từ năm thứ 1 đến năm thứ 10, rồi lập lại cả thảy 6 chu kỳ cho tròn 60 năm, như cho thấy trong bảng H6A. 


3. Thành lập cột CHI gồm 12 địa chi “Tí, Sửu, Dần, Mẹo, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi” theo thứ tự và liên tục từ trên xuống dưới, từ năm thứ 1 đến năm thứ 12, rồi lập lại cả thảy 5 chu kỳ cho tròn 60 năm, như cho thấy trong bảng H6A.




4. Thành lập cột NGŨ HÀNH NẠP ÂM.  Ngũ hành sẽ được nạp thứ tự từ hành Kim tới hành Hỏa tới hành Mộc tới hành Thủy và sau cùng là hành Thổ theo công thức 3-8 (qui luật tam đại và cách bát) và công thức A-D (qui luật chồng vợ).  Nạp âm cho ngũ hành sẽ tiến hành tuần tự như sau: 


              4a. Bước thứ nhất là nạp hành Kim.  Ngay vị trí đầu tiên của cột, nạp hành Kim lần thứ nhất vào vị trí Giáp Tí. Xong rồi từ vị trí Ất Sửu đếm theo thứ tự và liên tục từ trên xuống dưới đến 8 thì dừng lại nạp hành Kim lần thứ hai vào vị trí Nhâm Thân. Sau đó từ vị trí Quý Dậu đếm theo thứ tự và liên tục từ trên xuống dưới đến 8 thì dừng lại nạp hành Kim lần thứ ba vào vị trí Canh Thìn. Đến đây là xong tiến trình nạp âm hành Kim. Xem hình H6B. 






              4b. Bước thứ hai là nạp hành Hỏa.  Từ vị trí Tân Tỵ đếm theo thứ tự và liên tục từ trên xuống dưới đến 8 thì dừng lại nạp hành Hỏa lần thứ nhất vào vị trí Mậu Tí. Xong rồi từ vị trí Kỷ Sửu đếm theo thứ tự và liên tục từ trên xuống dưới đến 8 thì dừng lại nạp hành Hỏa lần thứ hai vào vị trí Bính Thân. Sau đó từ vị trí Đinh Dậu đếm theo thứ tự và liên tục từ trên xuống dưới đến 8 thì dừng lại nạp hành Hỏa lần thứ ba vào vị trí Giáp Thìn. Đến đây là xong tiến trình nạp âm hành Hỏa. Xem hình H6C.  







              4c. Bước thứ ba là nạp hành Mộc.  Từ vị trí Ất Tỵ đếm theo thứ tự và liên tục từ trên xuống dưới đến 8 thì dừng lại nạp hành Mộc lần thứ nhất vào vị trí Nhâm Tí. Xong rồi từ vị trí Quý Sửu đếm theo thứ tự và liên tục từ trên xuống dưới đến 8 thì dừng lại nạp hành Mộc lần thứ hai vào vị trí Canh Thân  (đếm tới 3 thì đã đụng cuối cột, tiếp tục đếm 4 ở đầu cột, LTHG là một vòng tròn 60 năm không đầu không cuối thay vì là đường thẳng có đầu có cuối). Sau đó từ vị trí Tân Dậu đếm theo thứ tự và liên tục từ trên xuống dưới đến 8 thì dừng lại nạp hành Mộc lần thứ ba vào vị trí Mậu Thìn. Đến đây là xong tiến trình nạp âm hành Mộc. Xem hình H6D. 






              4d. Bước thứ tư là nạp hành Thủy.  Từ vị trí Kỷ Tỵ đếm theo thứ tự và liên tục từ trên xuống dưới đến 8 thì dừng lại nạp hành Thủy lần thứ nhất vào vị trí Bính Tí. Xong rồi từ vị trí Đinh Sửu đếm theo thứ tự và liên tục từ trên xuống dưới đến 8 thì dừng lại nạp hành Thủy lần thứ hai vào vị trí Giáp  Thân. Sau đó từ vị trí Ất Dậu đếm theo thứ tự và liên tục từ trên xuống dưới đến 8 thì dừng lại nạp hành Thủy lần thứ ba vào vị trí Nhâm Thìn. Đến đây là xong tiến trình nạp âm hành Thủy. Xem hình H6E. 






              4e. Bước thứ năm là nạp hành Thổ.  Từ vị trí Quý Tỵ đếm theo thứ tự và liên tục từ trên xuống dưới đến 8 thì dừng lại nạp hành Thổ lần thứ nhất vào vị trí Canh Tí. Xong rồi từ vị trí Tân Sửu đếm theo thứ tự và liên tục từ trên xuống dưới đến 8 thì dừng lại nạp hành Thổ lần thứ hai vào vị trí Mậu Thân. Sau đó từ vị trí Kỷ Dậu đếm theo thứ tự và liên tục từ trên xuống dưới đến 8 thì dừng lại nạp hành Thổ lần thứ ba vào vị trí Bính Thìn. Đến đây là xong tiến trình nạp âm hành Thổ. Xem hình H6F. 






Đến đây thì coi như đã nạp âm xong 5 hành cho vòng đầu 30 năm của Lục Thập Hoa Giáp khởi từ Giáp Tí (chu kỳ 30 Giáp Tí).


Vòng cuối 30 năm của Lục Thập Hoa Giáp cũng được tiến hành cùng một cách thức nhưng khởi từ Giáp Ngọ (chu kỳ 30 Giáp Ngọ).  Xem hình H6G. 





Sau khi nạp xong 5 hành của vòng cuối, kết quả đạt được sẽ giống như cho thấy trong hình H6H.





 Bước cuối cùng để hoàn tất nốt tiến trình nạp âm cho LTHG là nạp hành vào 30 chỗ trống, áp dụng công thức A-D (âm dương đồng hành, qui luật chồng vợ ) cho mỗi hai năm trên dưới sát nhau. Thí dụ Giáp Tí  (chồng/ dương) có hành Kim thì Ất Sửu (vợ/ âm) cũng có hành Kim.  Kết quả sau khi hoàn chỉnh sẽ giống như cho thấy trong hình H6 - một bảng Ngũ Hành Nạp Âm.  




Còn bảng Lục Thập Hoa Giáp thì có nội dung gần giống như hình H6 (bỏ cột thứ 4, 5, 6 tính t trái) Và thay vì có cột Ngũ Hành Nạp Âm thì nó có cột Hành Mệnh và thay vì chỉ một ch"Kim" Giáp Tí, Ất Sửu thì sẽ thấy "Hải Trung Kim" hoặc thay vì "Hỏa" ở Bính Dần, Đinh Mẹo thì sẽ thấy "Lư Trung Hỏa" . . . như cho thấy trong hình H5.




ĐIỂM NHẤN BỎ TÚI:
(1) Hành Nạp Âm chính là Hành Mệnh và cũng chính là Hành của Năm Sinh, Hành của Bản Mệnh hay vắn tắt là Bản Mệnh . . . nhiều cách nói khác nhau.
  
(2) Tuy cách nói khác nhau nhưng tựu chung hành của bản mệnh không phải là "ngũ hành" mà phải nói chính xác là "ngũ hành nạp âm". Như vậy, khi bạn nghe nói mạng Sa Trung Kim hay mạng Sơn Đầu Hỏa . . . thì đây chính là nói về "ngũ hành nạp âm". 
(3) Như vậy, ngũ hành nhìn thấy trên bảng Lục Thập Hoa Giáp không phi là "ngũ hành" mà phải nói là "ngũ hành nạp âm". 
(4) Tại sao 5 hành lại được nạp theo thứ tKim -> Hỏa -> Mộc -> Thủy và cuối cùng là Th mà không theo qui luật tương sinh hoặc tương khắc mà mọi người đếu biết????   Câu hỏi này là một bí ẩn tính bằng thiên niên kỷ (nói theo ngôn ngữ của nhà nghiên cứu lý học Nguyễn Vũ Tuấn Anh). 

Thực ra đáp án rất đơn giản: Bởi vì thứ tự nạp âm không đi theo mô hình lý thuyết Ngũ Hành Phổ Cập (của Tàu) mà mọi người quen thuộc. Nó theo mô hình lý thuyết Ngũ Hành Nguyên Thủy (của Việt).  Sự khác biệt của hai mô hình được tóm lược trong hình H45.
 

(5) Tại sao lại gọi là nạp âm?  Được gọi là nạp âm là vì ngũ hành được nạp theo chiều vận hành của dòng hành khí âm, chiều ngược kim đồng hồ. Còn chiều vận hành của dòng hành khí dương là chiều thuận kim đồng hồ.  Cả hai hai chiều vận hành đều là thuận hành.   Hai chiều vận hành này là dấu ấn đặc thù của mô hình lý thuyết Ngũ Hành Nguyên Thủy (của Việt).  Và chỉ có mô hình lý thuyết Ngũ Hành Nguyên Thủy (của Việt) mới có "tương sinh" và "tương khắc" đúng nghĩa.  Còn lý thuyết Ngũ Hành Phổ Cập (của Tàu) thì "sinh chỉ một chiều" và "khắc cũng chỉ một chiều" không thể nói là tương sinh và tương khắc được (chỉ là vay mượn của người ta đấy thôi).  Nhìn vào hình H45 sẽ rõ điểm này.  Còn mô hình lý thuyết Ngũ Hành Nguyên Thủy là một phần trong một tổng thMđược gọi là Việt Dịch Đồ, hình H27B. Xem sách Việt Dịch của Hà Hưng Quốc.



(6) Áp dụng lý thuyết Ngũ Hành Nguyên Thủy [của Tàu] sẽ KHÔNG THỂ NÀO giải thích được phương cách nạp âm của bảng Lục Thập Hoa Giáp [và bảng LTHG là của Việt] vì thế cả ngàn năm qua chưa từng nghe thấy một danh sư nào hay học sĩ nào của Tàu có thể giải thích được vì sao chu trình nạp âm bắt đầu từ Kim tới Hỏa tới Mộc tới Thủy và sau cùng là Thổ.  Chỉ có lý thuyết Ngũ Hành Nguyên Thủy của Việt mới làm sáng tỏ được điều này.  
(7) Nếu nhìn nhận những khám phá của HHQ có giá trthì xin được phép đưa ra một lời chỉ dẫn: bạn chỉ cần quan tâm đến cột "Ngũ Hành Nạp Âm" mà thôi chứ không cần phải quan tâm cột "Hành Mệnh"Nói một cách khác, bạn chcần biết mạng mình thuộc hành Kim hay hành Mộc hay hành Thủy hay hành Hỏa hay hành Thổ là đ rồi chứ không cần quan tâm nó là Hải Trung Kim hay Lư Trung Hỏa . . . .
(8) Những chữ như "Hải Trung" hay "Lư Trung" . . . vân vân . . . đi kèm với một hành trong cột Hành Mệnh của bảng Lục Thập Hoa Giáp thực chất là "thông tin mã hóa" nhằm giúp xác định bản quyền của dân tộc sáng tạo ra bảng LTHG.  Tuy là chúng có giá rất lớn cho việc giải mã bí mật nguồn gốc của bảng Lục Thập Hoa Giáp nhưng chúng lại không có giá trị dđoán số mệnh.  Dựa vào những thông tin này đ rồi tin vào những diễn giải vớ vn của các danh sư Tàu chlàm bạn lạc vào mê trận và uổng công sức học hỏi.  Nếu muốn tìm hiểu sâu hơn bạn có thể tìm đọc sách Lục Thập Hoa Giáp của Hà Hưng Quốc. 
(9) Tất cả những điểm nhấn vừa nêu đều được nghiên cứu và giải mã cặn kẻ.  Bạn có thể tìm đọc trên blog HÀ HƯNG QUỐC'S A Blog (địa chỉ: hahungquoc.blogspot. com) hoặc VƯỜN ƯƠM VIỆT DỊCH (địa chỉ: vietdich.blogspot. com) hoặc mua những cuốn sách của HHQ đã xuất bản trên Amazon.com.

   


2 comments:

  1. "bạn chỉ cần biết mạng mình thuộc hành Kim hay hành Mộc hay hành Thủy hay hành Hỏa hay hành Thổ là đủ rồi chứ không cần quan tâm nó là Hải Trung Kim hay Lư Trung Hỏa . . . . "

    Thế này thì Quỷ Cốc Tử gán các tên cho 60 Hoa giáp vô công rồi, hihihi

    ReplyDelete
  2. Ngũ hành nạp âm mà anh gọi là "Ngũ Hành Nguyên Thủy" [của Tàu] sẽ KHÔNG THỂ NÀO giải thích được phương cách nạp âm của bảng Lục Thập Hoa Giáp [và bảng LTHG là của Việt] vì thế cả ngàn năm qua chưa từng nghe thấy một danh sư nào hay học sĩ nào của Tàu có thể giải thích được vì sao chu trình nạp âm bắt đầu từ Kim tới Hỏa tới Mộc tới Thủy và sau cùng là Thổ.
    ----
    Ngũ hành nạp âm mà anh gọi là "Ngũ Hành Nguyên Thủy" giải thích được hết đó! Nhưng người biết họ không nói ra vì nó động trạm đến rất nhiều thứ về huyền học hiện nay.

    Anh Hưng chỉ cần để ý 1 chút: chỉ dùng cặp thiên can ghép với nhau để giải thích: tại sao Thủy sinh Mộc, tại sao Mộc sinh hỏa, ..... thì sẽ biết được nguyên lý ngay.

    Anh Đổi chỗ nạp âm là đứt gánh giữa đường, hơi tiếc cho anh.

    ReplyDelete