Tuesday, October 13, 2015

PHỐI CAN, CHI, NGŨ HÀNH TRÊN 12 CUNG BÀN VÀ TRÊN BÀN TAY

Hà Hưng Quốc

Trong bài này bạn sẽ được hướng dẫn để biết cách phối Địa Chi, Thiên Can, Ngũ Hành vào 12 cung trên giấy (như thiên bàn Tử Vi) và trên bàn tay.  Hy vọng  bài này sẽ hữu ích với bạn.


PHỐI ĐỊA CHI VÀO 12 CUNG:
Có tất cả 12 Địa Chi, vắn tắt là Chi, gồm Tý, Sửu, Dần, Mẹo, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi.

Trước hết chúng ta vẽ xuống giấy 12 cung, kết hợp từ năm vạch  ngang và năm vạch dọc. Vạch giữa ngang lẫn dọc đều cách đoạn ở giữa tạo thành bốn cung phía trên, bốn cung phía dưới, bốn cung phía trái, bốn cung phía phải, và ở giữa là vùng trống.  Có tất cả 12 cung như cho thấy trong hình H8A.

Từ vị  trí "Start Here" ghi là cung Tí, rồi theo chiều kim đồng hồ thứ tự ghi những cung còn lại là Sửu, Dần, Mẹo, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi.  Mỗi Chi chiếm một cung. 

Sau khi phối 12 chi vào 12 cung, nó sẽ giống như cho thấy trong hình H8A.




Tương ứng với 12 cung trên giấy, trên bàn tay trái chúng ta dùng ngón cái bấm vào gốc của ngón áp út, vị trí đó là cung Tí. Rồi theo chiều kim đồng hồ bấm vào những cung  kế tiếp theo thứ tự Sửu, Dần, Mẹo, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi.  Hình H8.1 cho thấy vị trí của 12 chi nằm trên bàn tay.



PHỐI NGŨ HÀNH VÀO 12 CUNG: 
Ngũ Hành, như tên gọi, có tất cả 5 hành là Mộc, Kim, Thủy, Hỏa, Thổ.

Theo chiều kim đồng hồ chúng ta lần lượt ghi 5 hành vào vị trí 12 cung như sau:
- Mộc, màu xanh lá, vị trí 2 cung Dần & Mẹo;
- Thổ, màu nâu, vị trí cung Thìn;
- Hỏa, màu đỏ, vị trí 2 cung Tỵ & Ngọ;
- Thổ, màu nâu, vị trí cung Mùi;
- Kim, màu trắng, vị trí 2 cung Thân & Dậu;
- Thổ, màu nâu, vị trí cung Tuất;
- Thủy, màu đen, vị trí 2 cung  Hợi &Tí; và 
- Thổ, màu nâu,vị trí cung Sửu.

Sau khi phối 5 hành vào 12 cung, nó sẽ giống như trong hình H8B.  Không nhất thiết phải phối năm màu vào 12 cung. Nếu muốn chúng ta chỉ cần viết vào các chữ Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ vào 12 cung đúng với vị trí năm hành là đủ.


Tương ứng với 12 cung trên giấy, với bàn tay trái chúng ta  dùng ngón tay cái bấm thuận theo chiều kim đồng hồ lần lượt qua 5 hành như sau:
- Mộc, màu xanh lá, vị trí 2 cung Dần & Mẹo;
- Thổ, màu nâu, vị trí cung Thìn;
- Hỏa, màu đỏ, vị trí 2 cung Tỵ & Ngọ;
- Thổ, màu nâu, vị trí cung Mùi;
- Kim, màu trắng, vị trí 2 cung Thân & Dậu;
- Thổ, màu nâu, vị trí cung Tuất;
- Thủy, màu đen, vị trí 2 cung  Hợi &Tí; và 
- Thổ, màu nâu,vị trí cung Sửu.

Vị trí của 5 hành nằm trên bàn tay sẽ giống như cho thấy trong hình H8.2.



PHỐI THIÊN CAN VÀO 12 CUNG: 
Có tất cả 10 Thiên Can là Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý. 

Theo chiều kim đồng hồ chúng ta lần lượt ghi 10 can vào 12 cung bàn như sau:
-Giáp vào vị trí Dần Mộc;
- Ất vào vị trí Mẹo Mộc;
- Bính vào vị trí Tỵ Hỏa;
- Đinh vào vị trí Ngọ Hỏa;
- Canh vào vị trí Thân Kim;
- Tân vào vị trí Dậu Kim;
- Nhâm vào vị trí Hợi Thủy;
- Quý vào vị trí Tí Thủy; sau cùng là
- Mậu vào 2 vị trí Thìn Thổ & Tuất Thổ; và
- Kỷ vào 2 vị trí Sửu Thổ & Mùi Thổ.

10 can sau khi phối vào 12 cung bàn sẽ giống như cho thấy trong hình H8C.




Tương ứng với 12 cung bàn, với bàn tay trái  bạn dùng ngón tay cái bấm theo chiều kim đồng hồ thứ tự 10 can:

- Giáp vị trí Dần Mộc;
- Ất vị trí Mẹo Mộc; 
- Mậu vị trí Thìn Thổ;
- Bính vị trí Tỵ Hỏa;
- Đinh vị trí Ngọ Hỏa; 
- Kỷ vị trí Mùi Thổ;
- Canh vị trí Thân Kim;
- Tân vị trí Dậu Kim; 
- Mậu vị trí Tuất Thổ;
- Nhâm vị trí Hợi Thủy;
- Quý vị trí Tí Thủy; sau cùng là
- Kỷ vị trí Sửu Thổ.

Hình H8.3 cho thấy vị trí của 10 Can nằm trên bàn tay. 



PHỐI 4 MÙA VÀ 4 PHƯƠNG VÀO 12 CUNG: 
Một chu kỳ dài một năm có 4 mùa xuân, hạ, thu, đông.  Từ  cung Dần, theo chiều kim đồng hồ bạn lần lượt ghi:

- mùa Xuân và hướng Đông vào 2 cung Giáp Ất Mộc;
- mùa Hè và hướng Nam vào 2 cung Bính Đinh Hỏa;
- mùa Thu và hướng Tây vào 2 cung Canh Tân Kim; và
- mùa Đông và hướng Bắc vào 2 cung Nhâm Quý Thủy.

Hình H8D cho thấy kết quả sau khi phối xong 4 mùa và 4 phương vào 12 cung bàn trên giấy. 
  



Tương ứng với 12 cung bàn trên giấy, với bàn tay trái dùng ngón cái bấm theo chiều kim đồng hồ:

- mùa Xuân và hướng Đông vào 2 vị trí Giáp Ất Mộc;
- mùa Hè và hướng Nam vào 2 vị trí Bính Đinh Hỏa;
- mùa Thu và hướng Tây vào 2 vị trí Canh Tân Kim; và
- mùa Đông và hướng Bắc vào 2 vị trí Nhâm Quý Thủy. 

Kết quả cho thấy trong hình H8.4.





Đến đây là chúng ta đã phối xong 10 Can, 12 Chi, 5 Hành, 4 Mùa và 4 Phương vào 12 cung bàn.  Tiến trình rất đơn giản.  Chỉ cần thực tập nhiều lần cho đến khi quen thuộc.  Có dịp chúng ta sẽ tiếp tục phối thêm 10 số Hà Đồ và 8 quái Hậu Thiên.

Sau khi đã lĩnh hội xong dĩ nhiên là bạn có thể thay đổi theo cách phối riêng của mình cho dễ nhớ, miễn sao không sai vị trí của các can, chi, hành, mùa, hướng trên 12 cung và trên bàn tay. 


ĐIỂM NHẤN BỎ TÚI:
Tại sao mỗi hành chỉ chiếm có 2 cung nhưng riêng hành Thổ lại chiếm tới 4 cung?  Tại sao  hành Thổ lại nằm giữa mỗi cặp hành Mộc-Hỏa, Hỏa-Kim, Kim-Thủy, Thủy-Mộc? Dựa trên nền tảng nào? Mô hình nào? Nguyên lý nào?

Đây là những câu hỏi mà bạn sẽ không dễ tìm ra câu trả lời thật sự thỏa đáng.

Bây giờ xin mời bạn tập trung vào hai hình bên dưới này, chiêm nghiệm, so sánh, và tự làm một "analysis".




Xong rồi bạn hãy đào sâu thêm với những câu hỏi sau đây: 

1. Mô hình ngũ hành nằm trên bàn tay trong hình H8.3 giống với mô hình lý thuyết Ngũ Hành Phổ Cập (của Tàu) hay là giống với mô hình lý thuyết Ngũ Hành Nguyên Thủy (của Việt) trong hình H45?
  

2.  Trong vòng vận hành liên tục của 4 mùa xuân, hạ, thu, đông như cho thấy trong hình H8D thì 4 cung Thổ lại được đặt nằm giữa mỗi hai mùa và cũng là nằm giữa hai hành khác nhau.  Thổ nằm giữa Mộc Hỏa, Thổ nằm giữa Hỏa Kim, Thổ nằm giữa Kim Thủy và Thổ nằm giữa Thủy Mộc.  Căn cứ theo mô hình lý thuyết Ngũ Hành Phổ Cập (của Tàu) thì hành Thổ là một hành không quan trọng hơn và không có gì đặc biệt hơn 4 hành còn lại.  Như vậy thì, dựa vào căn bản nào mà có thể phối hành Thổ vào 4 cung, thay vì vào 2 cung như những hành khác? 
3. Và, dầu rằng có một căn bản hợp lý nào đó để có thể phối hành Thổ vào 4 cung,  căn cứ vào hai qui luật sinh khắc của thuyết Ngũ Hành Phổ Cập thì hành Thổ có thể nằm giữa hai hành Hỏa Kim mà không vi phạm luật tương sinh (vì Hỏa sinh Thổ và Thổ sinh Kim).  Nhưng điều này không còn đúng nữa khi:
a. hành Thổ nằm giữa Kim Thủy (vì Kim không sinh Thổ và Thổ không sinh Thủy); 
b. hành Thổ nằm giữa Thủy Mộc (vì Thủy không sinh Thổ và Thổ không sinh Mộc); và 
c. hành Thổ nằm giữa Mộc Hỏa (vì Mộc không sinh Thổ và Thổ không sinh Hỏa).  
Như vậy thì, dựa vào căn bản nào để lý thuyết Ngũ Hành Phổ Cập có thể biện giải cho những vi phạm này?
4. Trên vài diễn đàn lý số, tôi có thấy một số bạn đã đặt câu hỏi là lý thuyết ngũ hành nào đúng.  Tôi sẽ không trả lời trực tiếp. Nhưng có hai điều cần phải làm rõ: (a) đã bảo rằng năm hành đồng đẳng (căn cứ theo lý thuyết) thì không có lý do và không thể nào hành Thổ đột nhiên trở thành một hành quan trọng hơn bốn hành còn lại (nhìn thấy trên thiên bàn Tử Vi) trong vai trò trung gian mà nó đảm nhiệm tại bốn vị trí Thìn-Tuất-Sửu-Mùi.  Điều này không thể chấp nhận được vì nó trắng trợn vi phạm lôgic. (b) Ngoại trừ tại vị trí Thìn, hành Thổ tại ba vị trí còn lại vi phạm trắng trợn hai qui luật sinh khắc của lý thuyết Ngũ Hành Phổ Cập.  Hai qui luật sinh khắc là hai cái chân của mô hình lý thuyết Ngũ Hành.  Gân chân mà bị cắt thì toàn bộ lý thuyết sẽ đổ ập xuống.   
Âm Dương Ngũ Hành là một học thuyết chứ không phải là một tôn giáo.  Cho nên, nếu bạn muốn nghiên cứu thì cần dứt bỏ những "tin tưởng mù lòa".  Tôi tin rằng bạn đủ thông minh để tự có câu trả lời.  
Riêng tôi thì đã viết nhiều cuốn sách để chứng minh và đã khẳng định nhiều lần là toàn thể cấu trúc của bộ môn Tử Vi được xây dựng trên nền tảng lý thuyết Ngũ Hành Nguyên Thủy và nó không giống với lý thuyết Ngũ Hành Phổ Cập của người Hoa. Bạn có thể đọc những cuốn sách này trên blog Vườn Ươm Việt Dịch của Hà Hưng Quốc
Hẹn gặp lại!

   
 

No comments:

Post a Comment