Tuesday, October 13, 2015

CÁCH THIẾT LẬP BẢNG NGŨ HỔ ĐỘN VÀ ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP NGŨ HỔ ĐỘN

Hà Hưng Quốc

Bài này giúp bạn nắm bắt phương pháp Ngũ Hổ Độn.  Nhưng thay vì theo cách xưa thì bạn sẽ được hướng dẫn để lập ra một bảng Ngũ Hổ Độn rất dễ nhớ, dễ xài và phù hợp với thời đại của chúng ta hơn.




PHƯƠNG PHÁP:
1. Trước hết bạn thiết lập cột CAN CỦA NĂM "N" như cho thấy trong hình H7. Bạn có nhận ra sự liên hoàn theo hàng dọc của 10 can Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu và rồi Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý?

2. Kế tiếp bạn thiết lập những gạch trống (để sẽ điền chữ vào đó) theo thứ tự hàng thứ nhất 1 gạch, hàng thứ hai 2 gạch, hàng thứ ba 3 gạch, hàng thứ tư 4 gạch, hàng thứ năm 5 gạch như cho thấy trong hình H7 (chưa có chữ đỏ).  Bạn có nhận ra thứ tự gia tăng 1,2,3,4,5 của số gạch từ trên xuống dưới?

3. Kế tiếp, bạn viết xuống THÁNG 1 CỦA NĂM "N" như cho thấy trong hình H7.

4. Dưới cột CAN CỦA NĂM "N", hàng thứ nhất: bạn nhìn thấy chữ Giáp, bạn điền vào chỗ trống chữ Ất và dưới cột THÁNG 1 CỦA NĂM "N" viết vào chữ Bính Dần.  Bạn có nhận ra thứ tự liên tục hàng ngang của 3 can Giáp-Ất-Bính?

5. Dưới cột CAN CỦA NĂM "N", hàng thứ hai: bạn nhìn thấy chữ Ất, bạn điền hai 2 chỗ trống 2 chữ Bính Đinh, và viết xuống Mậu Dần dưới cột THÁNG 1 CỦA NĂM "N" .  Bạn có nhận ra thứ tự liên tục của 4 can Ất-Binh-Đinh-Mậu?

6. Dưới cột CAN CỦA NĂM "N", hàng thứ ba: bạn nhìn thấy chữ Bính, bạn điền vào 3 chỗ trống 3 chữ Đinh Mậu Kỷ, và viết xuống Canh Dần dưới cột THÁNG 1 CỦA NĂM "N" .  Bạn có nhận ra thứ tự  liên tục hàng ngang của 5 can Bính-Đinh-Mậu-Kỷ-Canh? 

7.  Dưới cột CAN CỦA NĂM "N", hàng thứ tư: bạn nhìn thấy chữ Đinh, bạn điền vào 4 chỗ trống 4 chữ Mậu Kỷ Canh Tân, và viết xuống Nhâm Dần dưới cột THÁNG 1 CỦA NĂM "N" .  Bạn có nhận ra thứ tự liên tục hàng ngang của 6 can Đinh-Mậu-Kỷ-Canh-Tân-Nhâm?

8. Dưới cột CAN CỦA NĂM "N", hàng thứ năm: bạn nhìn thấy chữ Mậu, bạn điền vào 5 chỗ trống 5 chữ Kỷ Canh Tân Nhâm Quý, và viết xuống Giáp Dần dưới cột THÁNG 1 CỦA NĂM "N" .  Bạn có nhận ra thứ tự liên tục hàng ngang của 7 can Mậu-Kỷ-Canh-Tân-Nhâm-Quý-Giáp?

Bạn vừa thành lập xong bảng Ngũ Hổ Độn.  Gọi nó là "ngũ hổ độn" là vì có 5 mốc Dần (Hổ) dùng để xác định Can Chi của tháng 1 trong năm "N" rồi từ chỗ đó độn (tính) tới Can Chi của tháng "T" trong năm "N". Nhờ vào thứ tự liên tục của 10 can cột dọc và thứ tự liên tục của những can hàng ngang trong cấu trúc của bảng Ngũ Hổ Độn mà bạn sẽ dễ nhớ cách thiết lập nó.



ỨNG DỤNG 1:
1. Bạn muốn biết Can Chi của tháng "T" trong năm "N" là gì thì trước hết bạn cần xác định tháng 1 của năm "N" sẽ rơi vào Dần nào.  

2. Biết Can của năm "N" bạn tra bảng Ngũ Hổ Độn trong hình H7 để tìm ra tháng 1 của năm "N". 

Nếu là Giáp/Kỷ thì tháng 1 là Bính Dần.  
Nếu là Ất/Canh thì tháng 1 là Mậu Dần. 
Nếu là Bính/Tân thì tháng 1 là Canh Dần. 
Nếu là Đinh/Nhâm thì tháng 1 là Nhâm Dần. 
Nếu là Mậu/Quý thì tháng 1 là Giáp Dần.

3. Từ tháng 1 của năm "N" độn (tính) tiếp cho những tháng kế theo thứ tự liên tục của Can lẫn của Chi.

Giả dụ bạn muốn biết Can Chi của tháng 4 năm 1954.  Năm 1954 là năm Giáp Ngọ. Tra hàng Giáp/Kỷ trong bảng Ngũ Hổ Độn thấy tháng 1 của năm là Bính Dần.  Từ Bính Dần độn (tính) tới theo thứ tự liên tục sẽ thấy 12 tháng trong năm Giáp Ngọ như sau:


Tháng 1 = Bính Dần
Tháng 2 = Đinh Mẹo
Tháng 3 = Mậu Thìn
Tháng 4 = Kỷ Tỵ
Tháng 5 = Canh Ngọ
Tháng 6 = Tân Mùi
Tháng 7 = Nhâm Thân
Tháng 8 = Quý Dậu
Tháng 9 = Giáp Tuất
Tháng 10 = Ất Hợi
Tháng 11 = Bính Tí
Tháng 12 = Đinh Sửu

Như vậy, tháng 4 năm 1954 là tháng Kỷ Tỵ năm Giáp Ngọ.


Và, nếu bạn thích, có thể dùng phương pháp Ngũ Hổ Độn này để thiết lập sẵn một bảng CAN CHI CỦA THÁNG THEO CAN CỦA NĂM như cho thấy trong hình H7B và dùng đó để tra can chi của tháng.





MỞ RỘNG PHƯƠNG PHÁP  VÀ ỨNG DỤNG:
Sử dụng cùng một phương pháp, bạn có thể tìm can chi của giờ theo can của ngày.  Trong trường hợp này, bạn sẽ thay đổi một vài chi tiết trong bảng Ngũ Hổ Độn, hình H7:

1. đổi cột CAN CỦA NĂM "N" thành ra CAN CỦA NGÀY "Ng".

2. đổi cột THÁNG 1 CỦA NĂM "N" thành ra GIỜ DẦN CỦA NGÀY "Ng".

3. Sau khi đã xác định được mốc Dần của Ngày "Ng" thì từ giờ Dần bạn độn (tính) thuận tới cho những giờ tiếp theo sau (Mẹo, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi) theo thứ tự liên tục của Can lẫn của Chi.  Và cũng từ giờ Dần bạn độn (tính) lui ngược cho những giờ trước mốc Dần (Sửu, Tí)  theo thứ tự liên tục của Can lẫn Chi.

Kết quả tìm được sẽ giống như nội dung trong bảng CAN CHI CỦA GIỜ  THEO CAN CỦA NGÀY, hình H7C.




 


1 comment:

  1. Casino Game | Dr. McD
    ‎Introduction 울산광역 출장안마 · ‎FAQ · 태백 출장샵 ‎Poker Table Games · ‎How to 진주 출장샵 Play · ‎Game Features · ‎Terms of Use · 거제 출장안마 ‎FAQs 안양 출장샵 · ‎Casino Games

    ReplyDelete