Bí Mật Của Đất Trời
Gói Gọn Trong Hai Vế
Cốt Lõi Của Dịch
Học Nằm Trong 67 Lời
Việt Dịch. Tại sao lại là Việt Dịch? Tại vì Dịch vốn dĩ là của Việt. Dịch chưa bao giờ không phải là của Việt. Dầu là suốt mấy ngàn năm qua Dịch có bị người tiếm đoạt bản quyền thì nó vẫn là gia tài của Việt.[1] Ngày xưa tổ tiên Việt đã làm ra Dịch. Ngày hôm nay con cháu Việt một lần nữa sẽ viết lại Dịch. Ngày xưa là Việt Dịch. Ngày nay cũng là Việt Dịch. Dịch chảy trong dòng máu Việt. Xuyên suốt nhiều ngàn năm, từ thuở sơ khai cho đến nay, Dịch chưa từng ngưng chảy trong dòng sống và tâm linh của Việt. Dịch chưa từng rời Việt. Dịch là của Việt. Cho nên Dịch không thể nào không là Việt Dịch.
Cội nguồn của Việt là cội nguồn tâm linh. Dịch chảy từ cội nguồn tâm linh tới Việt. Viết lại Dịch không phải để đòi lại bản quyền cho Việt. Viết lại Dịch là để mọi người cùng nhau khám phá và trở về với cội nguồn tâm linh của Việt. Đánh mất cội nguồn tâm linh đó Việt không còn là Việt[2] và Dịch cũng không còn là Dịch[3].
Dịch của Việt vốn minh triết kỳ mỹ. Cội nguồn tâm linh của Việt vốn chí thiện chí chân. Nhờ có minh triết kỳ mỹ của Dịch mới có hiền thánh an thế thịnh đức. Nhờ có chí thiện chí chân của cội nguồn tâm linh Việt mới có minh triết kỳ mỹ của Dịch. Vì thế Khổng Tử mới nói “phù dịch khai vật thành vụ, mạo thiên chi đạo, như tư nhi dĩ giả dã, thị cố thánh nhân dĩ thông thiên hạ chi chí, dĩ định thiên hạ chi nghiệp, dĩ đoán thiên hạ chi nghi”[4] nghĩa là nói Dịch mở mang trí chí cho loài người, tạo thành muôn việc, gồm hết các đạo lý trong thiên hạ cho nên thánh nhân dùng nó để thông cái chí của thiên hạ, thành tựu những việc trong thiên hạ, quyết đoán sự ngờ vực trong thiên hạ.
Dịch của Việt vốn là cái nôi của luật pháp, thứ luật pháp trong ý nghĩa cao đẹp nhất và thuần khiết nhất mà nhân loại có thể tiến tới. Dịch của Việt vốn là cái nôi của tự do và dân chủ, thứ tự do và dân chủ trong ý nghĩa đẹp nhất và thuần khiết nhất mà con người có thể đạt được. Luật pháp từ nôi Dịch và tự do dân chủ từ nôi Dịch có khả năng an thế thịnh đức cho thế gian. Cho nên Khổng Tử mới nói “dịch dữ thiên địa chuẩn, cố năng di luân thiên địa chi đạo”[5] nghĩa là nói kinh dịch chuẩn đích theo trời đất do đó có thể chỉnh đốn được đạo của trời đất.
Nhân loại đang ở bờ vực thẳm. Những lực lượng gây ra phân hoá và tàn hủy đang bao trùm mặt đất. Dịch của Việt có khả năng mở ra một con đường sinh tồn và phát triển tốt đẹp cho nhân loại. Dịch của Việt có khả năng tạo tác một thời đại văn minh thiện đức. Việt phải trở về với cội nguồn tâm linh của Việt để đem cái minh triết của Dịch mà xua đuổi cái tối tăm của thế giới này, để đem cái kỳ mỹ mà sửa đổi cái tha hóa của thế giới này, để đem cái chí chân mà vỗ về cái bất an của nhân loại trên mặt đất này, để đem cái chí thiện mà chuyển hóa lương tâm của nhân loại trên mặt đất này.
Khoa học và tất cả những gì thiên về vật chất sẽ phục vụ con người tốt hơn thông qua Dịch. Tôn giáo cũng sẽ phục vụ con người tốt hơn thông qua Dịch. Chính trị, kinh tế, xã hội đều cần đến Dịch. Việt Dịch có khả năng mang Adam và Eva trở về vườn địa đàng để Tôn Ngộ Không dạy cho họ làm thế nào nếm trái cấm mà không bị đuổi ra khỏi địa đàng. Việt Dịch có khả năng “đem câu bác ái vào nhà từ bi ”[6] để trăm họ không phải “ong óng tranh khôn.”[7] Đã đến lúc Việt phải trở về với cội nguồn tâm linh của Việt để làm đội ngũ tiền phong mà dẫn đạo thế giới tương lai, như tổ tiên Việt đã từng mang rìu đá lên khai phá Trung Nguyên và khai sinh Hán tộc cùng nền văn hoá rực rỡ của Trung Hoa.
tiếp theo: Việt Dịch -bài 2
[1] “Bản đồ gene người được lập. Cây phả hệ loài người được vẽ. Không còn là nhiều gốc nữa mà loài người quy về ông tổ chung Phi châu. Khoa học cũng lần ra con đường người hiện tại tới Việt Nam rồi đi lên chiếm lĩnh Trung Nguyên. . . . Khoảng 70.000 năm trước, người Homo sapiens từ châu Phi theo đường Nam Á tới Việt Nam . Tại đây hai đại chủng Mongoloid và Australoid hòa huyết cho ra 4 chủng Việt cổ: Indonesien, Melanesien, Vedoid và Negritoid. Khoảng 40.000 năm trước, người Việt mang rìu đá lên khai phá Trung Nguyên. Cũng trong thời gian này, có những nhóm Mongoloid riêng lẻ đi lên vùng Tây Bắc Trung Quốc. Từ hái lượm, họ chuyển qua du mục và trở thành tổ tiên những bộ lạc Mongoloid phương Bắc. Khoảng 15.000 năm trước, người Việt mang giống lúa, khoai sọ, giống gà, giống chó lên xây dựng nền nông nghiệp lúa nước trên đất Trung Hoa. Khoảng 2600 năm TCN, người Mông Cổ vượt Hoàng Hà chiếm đất của người Việt, đẩy một bộ phận người Việt trở lại Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam . Những người này mang gene Mongoloid phương Nam làm chuyển hóa di truyền dân cư trong vùng. Ở Trung Nguyên, do hòa huyết Mông-Việt, người Mongoloid phương Nam ra đời, đó là tổ tiên người Hán. Là lớp con lai Việt, sống trên đất của Bách Việt, tổ tiên người Hán tiếp thu văn hóa Việt vào đời sống của mình và sáng tạo văn hóa Hán rực rỡ vào khoảng 1500 năm TCN. Như vậy, tất cả văn hóa vật thể và phi vật thể có mặt trên đất Trung Hoa trước 2600 năm TCN đều là sản phẩm của Việt tộc. Người Việt ở Việt Nam, do có đa dạng di truyền cao nhất trong dân cư Đông Á và giữ được lãnh thổ riêng nên là người kế tục của tộc Việt cả về di truyền cả về văn hóa.” (Trích: Thưa Chuyện Với Sử Gia Tạ Chí Đại Trường, Hà Văn Thùy). “Như vậy, đối với vấn nạn nguồn gốc Kinh Dịch, các học giả Trung Quốc đành chịu 'bó tay' không truy vấn được. Vậy thì người Việt Nam hà cớ gì cứ đi theo họ để xác nhận một điều họ đã phủ nhận.” (Trích: Chuyện Nguồn Gốc Kinh Dịch Người Việt Nam Nên Đối Xử Công Bằng Với Tổ Tiên, Nguyễn Thiếu Dũng).
[2] “Thực sự đó là cái gì vô cùng lớn lao và linh thiêng. Hàng ngàn năm, dân tộc ta như một bầy người ngơ ngác, không biết cội nguồn tổ tiên cũng như gốc gác văn hóa, như đám trôi sông lạc chợ... Một thời gian dài chúng tôi cứ dằn vặt với suy nghĩ: Vì sao? Vì sao? Vì sao người Việt chối bỏ gia tài văn hóa lớn lao như vậy của tổ tiên để nhốt mình trong ngu dân và làm nô lệ tự nguyện cho văn hóa ngoại bang? Quả tình không hiểu nổi!” (Trích: Thưa Chuyện Với Sử Gia Tạ Chí Đại Trường, Hà Văn Thùy).
[3] “Trong suốt phần kinh văn của kinh dịch, không thể nào cho rằng đó là một hệ thống lý thuyết vũ trụ quan hoàn chỉnh. Bởi vậy, trải hàng ngàn năm, các nhà nghiên cứu đã tìm mọi cách lý giải kinh dịch, nhưng vẫn không thể nào tìm được một sự lý giải thỏa đáng . . . cho đến tận ngày hôm nay, kinh dịch cũng như thuyết âm dương-ngũ hành nói chung, thiếu hẳn một hệ thống lý thuyết căn bản . . . một khoảng trống lý thuyết cho sự liên hệ từ một hệ thống lý thuyết vũ trụ quan hoàn chỉnh đến những phương pháp luận thể hiện trong sự ứng dụng trên thực tế. Trải hơn 2000 năm, các nhà lý học đã cố gắng lấp khoảng trống nói trên. Nhưng ngay cả lý giải của những nhà lý học nổi tiếng mà sự ảnh hưởng của họ là rất lớn, cũng chứng tỏ những mâu thuẩn ngay trong nội dung . . . .” (Trích: Tìm Về Cội Nguồn Kinh Dịch, Nguyễn Vũ Anh Tuấn). “Có thể nói, suốt chiều dài lịch sử mấy ngàn năm phát triển khoa học của nhân loại, không có một lý thuyết nào mang nhiều tính sai lầm, lại ảnh hưởng đến vô số người, và nhất là kéo dài trong một thời gian quá lâu cho bằng lý thuyết 'ngũ hành'!” (Trích: Khám Phá Mới Về Dịch Lý & Ngũ Hành, Nguyễn Cường).
[4] Trích từ Hệ Từ Truyện, Thiên Thượng, Chương 11.
[6] Trích từ Ngọc Minh Kinh của Cao Đài Đại Đạo
No comments:
Post a Comment