Monday, November 1, 2010

Giải Mã Bí Ẩn Lục Thập Hoa Giáp - Hà Hưng Quốc (#3)


Những bí ẩn của Lục Thập Hoa Giáp hoàn toàn phơi bày dưới lăng kính Việt Dịch. Cách tiếp cận mới đưa đến những khám phá lạ khiến chúng ta tự hỏi phải chăng tổ tiên Lạc Việt mới chính là chủ nhân đích thực của Bảng Lục Thập Hoa Giáp?


Trở vềGiải Mã Bí Ẩn Lục Thập Hoa Giáp - bài 2

3. GIẢI MÃ NGUYÊN LÝ NẠP ÂM QUA LĂNG KÍNH VIỆT DỊCH ĐỒ
Như tôi đã trích dẫn và trình bày qua rồi, Ngũ Hành trong Việt Dịch thì nguyên lý của nó chứa đựng trong nội dung như sau: 

Trong tiến trình đưa đến Việt Dịch Đồ, vế thứ hai trong 67 lời mật ngữ là Thiên Nhất sanh Thủy, Địa Lục thành chi, Địa Nhị sanh Hỏa, Thiên Thất thành chi, Thiên Tam sanh Mộc, Địa Bát thành chi, Địa Tứ sanh Kim, Thiên Cửu thành chi, Thiên Ngũ sanh thổ, Địa Thập thành chi.đã được tác giả của Việt Dịch giải mã tường tận là Càn sinh Thuỷ rồi sinh Mộc, Khôn sinh Hỏa rồi sinh Kim, sau hết là sinh Thổ.   Ý nghĩa của cụm chữ màu xanh này là xác định vị trí 5 thiên thể và chiều xoay cơ bản, mà Càn-Khôn là trục, trong tương quan giữa mặt đất và bầu  trời.  Xem hình H21.  

   
Cũng từ cụm chữ màu xanh này mà quy luật vận hành cơ bản của ngũ hành được xác định là từ Thuỷ tới Mộc tới Hoả tới Kim rồi tới Thổ ở trung tâm.  Hay trình bày một cách khác là Thủy -> Mộc -> Hỏa -> Kim -> Thổ ở trung tâm.“  (Nguồn: Việt Dịch – Hà Hưng Quốc)

Và trong cuốn Việt Dịch cũng đã giải thích về quy luật sinh khắc của lý thuyết ngũ hành nguyên thủy như sau:

Hay nói cách khác theo ngôn ngữ Ngũ Hành là chiều kim đồng hồ lẫn chiều ngược kim đồng hồ đều là chiều sinh.  Như vậy, với 5 hành ở 5 phương vị và với hai dòng hành khí vận hành ngược chiều nhau, lý thuyết ngũ hành nguyên thủy đã tự thể hiện đầy đủ mà không cần sự trợ giúp nào từ bên ngoài.  Gọi lý thuyết ngũ hành nằm ẩn trong Việt Dịch Đồ này là Lý Thuyết Ngũ Hành Nguyên Thủy.
Để giúp cho thấy rõ hơn, chúng ta có thể đơn giản hóa Việt Dịch Đồ và minh họa thành một mô hình riêng cho lý thuyết ngũ hành, trong đó hành Thổ nằm ở trung tâm còn 4 hành Thủy, Mộc, Hỏa, Kim nằm trên một vòng tròn với quy luật sinh vận hành hai chiều ngược nhau.  Chính đặc tính sinh hai chiều này nên nó được gọi là tương sinh.  Hay nói cách khác, hai hành nằm cạnh nhau thì tương sinh.  Và, suy ra, hai hành đối lập nhau thì tương khắc.  Lý thuyết ngũ hành nguyên thủy có thể tóm gọn và so sánh với lý thuyết ngũ hành phổ cập như trong hình H45.”  (Nguồn:  Việt Dịch – Hà Hưng Quốc).   


  

Như vậy thì đã quá rõ là quy luật vận hành ngược chiều kim đồng hồ của hành khí âm và thứ tự nạp âm từ Kim tới Hỏa tới Mộc tới Thủy tới Thổ trong LTHG hoàn toàn trùng khớp với quy luật vận hành ngược chiều kim đồng hồ và theo thứ tự Kim -> Hỏa -> Mộc ->Thủy -> Thổ  của Việt Dịch. 
Và nguyên lý đứng sau lưng của quy luật vận hành của hành khí âm lẫn hành khí dương không gì khác hơn là “Càn sinh Thuỷ rồi sinh Mộc, Khôn sinh Hỏa rồi sinh Kim, sau hết là sinh Thổđã được giải mã từ câu nói bí nhiệm “Thiên Nhất sanh Thủy, Địa Lục thành chi, Địa Nhị sanh Hỏa, Thiên Thất thành chi, Thiên Tam sanh Mộc, Địa Bát thành chi, Địa Tứ sanh Kim, Thiên Cửu thành chi, Thiên Ngũ sanh thổ, Địa Thập thành chi.”   Nó cũng là Nguyên Lý Ngũ Hành của Việt Dịch.

Thêm vào đó Việt Dịch cũng đã nói là:         

Bát Quái thì 4 tượng đã thể hiện qua 4 trục và đã phân ra thành 8 quái. Hà Đồ chuyển động. Tiên thiên dịch hành theo chiều xoay cơ bản. Vì thế, hậu thiên độ số xuất hiện như chạy ngược kim đồng hồ.  Bốn cặp số Hà Đồ phân bố ra 8 vị trí.  Tám số Hà Đồ phối với 8 quái Hậu Thiên.  Xem hình H26A.   Vòng cung đỏ để chỉ chiều xoay cơ bản [thuận hành] còn vòng cung xanh để chỉ Quái-Số phân bố theo tiên thiên dịch hành.  
Tiếp theo sau sự kết hợp của số với quái, hậu thiên dịch hành theo chiều xoay cơ bản.  Hậu thiên độ số xuất hiện như chạy trước tiên thiên độ số theo chiều kim đồng hồ.  Tám số Hà Đồ phối với tám hướng của Ngũ Hành Phương Vị [cũng có nghĩa là Quái-Số của Hà Đồ Bát Quái phối với Thiên Can Ngũ Hành].  Xem hình H26B.   Vòng cung đỏ để chỉ chiều xoay cơ bản [thuận hành] còn những đường tên đen để chỉ Quái-Số phân bố theo hậu thiên dịch hành.
Khi hai dòng chuyển dịch thể hiện cùng một lúc với chuyển dịch tiên thiên nằm bên trong và chuyển dịch hậu thiên nằm bên ngoài, tức là thể hiện sự chuyển động trọn vẹn của Hà Đồ, thì chúng ta sẽ có được một đồ hình tổng thể trong đó độ số, bát quái, ngũ hành, thiên can, địa chi và những thông tin khác tạo thành một cấu trúc hợp nhất và trọn vẹn giống như hình H27.  Và từ giờ trở đi chúng ta sẽ gọi đồ hình này là Việt Dịch Đồ.” (Nguồn: Việt Dịch – Hà Hưng Quốc).

           

Với cấu trúc 8 quái Hậu Thiên phối với 8 số của Hà Đồ cộng với sự vận hành Tiên Thiên và Hậu Thiên mà Việt Dịch Đồ xuất hiện.  Như vậy, không phải là Việt Dịch đã cho thấy rõ hai dòng vận hành ngược chiều nhau ngay trên Việt Dịch Đồ hay sao?  Việt Dịch giải thích là “hai thể hiện xuất hiện cùng một lúc với chuyển động tiên thiên nằm bên trong và chuyển động hậu thiên nằm bên ngoài, tức là thể hiện sự chuyển động trọn vẹn của Hà Đồ.  Cụm chữ mà Việt Dịch nói đó không phải là hai vòng hành khí điều mà Thẩm Quát quan sát Phàm Dương ‘Khí’ bắt đầu ở phương Đông mà đi về bên phải, Âm ‘Khí’ khởi từ phương Tây mà đi về bên trái, Âm Dương đan xen nhau mà sinh biến hóa  đó hay sao?  Không phải là điều mà Lã Hải Tập quan sát “vạn vật mới sinh nở tất nguồn gốc ở ‘Khí’ . . . thuận hành thì là Thể của Ngũ Hành, nghịch hành thì là Dụng của Ngũ Hànhđó hay sao?  Vòng chuyển động ngược chiều kim đồng hồ trên Việt Dịch Đồ với thứ tự ngũ hành “ngoại đạo” [không giống với lý thuyết ngũ hành phổ cập] không phải là điều mà sách Khảo Nguyên nói “Nạp Âm Ngũ Hành bắt đầu Kim, thứ đến Hỏa, thứ đến Mộc, thứ đến Thủy, thứ đến Thổ, đã không có gốc đầu - cuối của nó, lại không dùng sinh khắc, vì vậy thuyết nầy chẳng biết nó ở đâu đếnđó hay sao?  Cụm chữ “thể hiện sự chuyển động trọn vẹn của Hà Đồ mà Việt Dịch nói tới đó cùng vị trí của những độ số và của ngũ hành trên Việt Dịch Đồ không phải chính xác điều mà Thủy Quế Đường Hạ Lục nói “Nạp Âm của 60 Giáp Tí lấy âm của Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ mà sáng tỏ vậy. 1-6 là Thủy, 2-7 là Hỏa, 3-8 là Mộc, 4-9 là Kim, 5-10 là Thổđó hay sao?  Hỏi tức là đã trả lời rồi vậy.

Một loạt câu hỏi, cũng là trả lời, trên không có hàm ý công nhận những gì họ viết là đúng hết.  Họ chỉ đúng ở ngay những câu/cụm chữ được trích dẫn.  Điều họ sai đã được phân tích qua rồi không cần lập lại và còn nhiều cái sai khác cũng chưa cần đề cập tới lúc này.  Cái quan trọng là những câu/ cụm chữ vừa được trích dẫn đều mang tính cách tiền đề mà học giả và danh sư lý số gốc Hoa đã tựa vào đó để giải thích những quy luật ngũ hành nạp âm. Tiền đề đó là quy luật vận động của hành khí và là một quy luật căn bản nhất trong những quy luật Ngũ Hành Nạp Âm, cái căn bản đã thể hiện ngay trong 4 chữ “Ngũ Hành Nạp Âm” này.  Và những câu được trích dẫn mang tính cách tiền đề đó đích thực là có giá trị, dưới lăng kính của Việt Dịch.  Gom tất cả chung lại với nhau thì chúng sẽ cho chúng ta bức hình một con voi mà những “thầy mù vẽ voi” đã mô tả theo góc độ của họ.  Và hình dạng của con voi đó lại khớp với Việt Dịch Đồ và khớp với nguyên lý ngũ hành của Việt Dịch một cách tuyệt hảo.
Nói một cách nghiêm túc hơn, Việt Dịch nói chung và Việt Dịch Đồ cùng với lý thuyết ngũ hành của Việt Dịch nói riêng chính là nền tảng và là chìa khoá để giải thích những quy luật nạp âm làm nên cấu trúc của LTHG [và giải thích nhiều khúc mắc chưa có giải đáp liên quan đến lý học Đông Phương đã được chứng minh ở trong cuốn Việt Dịch và ở những bài viết khác].  

Những quy luật nạp âm tựa trên nền tảng nào mà hình thành?  Trước khi trả lời tôi xin đưa một số chú giải vào Việt Dịch Đồ, như cho thấy trong hình H27B và hình H28 phía dưới, rồi chúng ta cùng nhìn vào chúng xem Việt Dịch Đồ  nói gì.








Nhìn vào vòng trong, vòng ngược chiều kim đồng hồ, của Việt Dịch Đồ H27B chúng ta thấy ngay hai vị trí SINH và TỬ.  TỬ nằm ở phía Tây, Chấn +9 Canh Kim, còn SINH nằm ở phía Đông, Tốn +3 Giáp Mộc.  Nhìn vào vòng ngoài của Việt Dịch Đồ, vòng thuận chiều kim đồng hồ, chúng ta cũng thấy hai vị trí SINH và TỬ.  TỬ cũng nằm hướng Tây, Chấn +9 Canh Kim, đóng ở Thân vị.  SINH cũng nằm ở hướng Đông, Tốn +3 Giáp Mộc, đóng ở Dần vị.  Mô tả chu kỳ sinh hóa, Việt Dịch viết:  

Trích dẫn:
Xét về mặt thiên nhiên sinh hoá, bên trong vòng đai đỏ của đồ hình [H28] mô tả chu kỳ sinh hóa của con người qua tám giai đoạn là (1) thụ thai ở Đoài, (2) thai nhi phát triển nhanh ở Ly, (3) thai nhi chiếm đầy bụng mẹ ở Khôn, (4) hài nhi chào đời ở Tốn, (5) thiếu niên háu ăn mau lớn ở Cấn, (6) thanh xuân sung mãn ở Khảm, (7) lập gia đình ở Càn, (8) già nua và chết ở Chấn. 
Từ Tốn tới Chấn [4 -> 8] là một nửa dương của vòng tròn chu kỳ sinh hoá.  Một nửa đó mô tả trạng thái sống động của một đời người.  Từ Chấn tới Tốn [8 à 4] là âm của vòng tròn chu kỳ sinh hóa.  Một nửa này mô tả trạng thái tiềm ẩn của một đời người.  Chào đời ở Tốn [4] và vĩnh biệt cõi đời ở Chấn [8].  Ra khỏi bụng mẹ [thân mẫu] ở Tốn [4] và trở về bụng mẹ [địa mẫu] ở Chấn [8].  Tử sinh đối đãi.  Tử rồi sinh, sinh rồi tử quay tròn không dứt.  Chết ở Chấn [8] nên không còn thấy mặt ở Đoài [1].  Thụ thai cũng ở Đoài [1].  Một sinh mạng cũ chấm dứt ở Chấn [8], một sinh mạng mới bắt đầu ở Đoài [1], chấm dứt và bắt đầu nằm liền nhau trong vòng tròn sinh hoá.  Khởi hiện một sinh mạng mới nơi Đoài [1], vắng mặt một sinh mạng cũ cũng ở Đoài [1].  Nơi khởi hiện và nơi biến mất không hai không khác trong vòng tròn sinh hoá. 
Chồng vợ giao cấu đạt tới khoái cảm tột đỉnh của dục tình trải nghiệm trạng thái rúng động toàn thân nên nói là nổ ra, là chấn động ở Chấn [8].  Tinh trùng gặp trứng mà hoài thai nên nói là hòa duyệt ở Đoài [1].  Bào thai lớn dần thành hình vóc thai nhi tuy có nguyên thần nhưng chưa nảy sinh hay hấp thụ tư tưởng ô nhiễm nên nói là sáng đẹp ở Ly [2].  Sống cùng sự sống của mẹ, theo từng nhịp đập của mẹ nên nói là thuận hòa ở Khôn [3].  Mở mắt chào đời, nhập vào dòng sống với tất cả trong sạch không tranh không chấp nên nói là hoà nhập, nhún nhường ở Tốn [4].  Lớn lên và không thể duy trì được sự ngây thơ hồn nhiên nhưng tánh vẫn thiện nên nói là chững lại [ngưng lại] ở Cấn [5].  Lớn thêm nữa thì đầu óc đã nhồi đầy kiến chấp và toan tính nên nói là thâm hiểm, là thấm đẫm ở Khảm [6].  Lập gia đình, trở thành cha mẹ, lao vào tranh dành miếng cơm manh áo cho gia đình, già dặn với kinh nghiệm và quyết đoán trong hành động nên nói là cương quyết mãnh liệt ở Càn [7].  Trở nên già nua tàn tạ, lý trí có những lúc hoài niệm và tự vấn, tâm thức có những lúc sáng tỏ tỉnh ngộ, rồi nhựa sống khô  kiệt, lúc đang chết trải nghiệm sự rúng động do tứ đại phân rã nên nói là loé sáng, là chấn động ở Chấn [8].  Nơi trải nghiệm sự chấn động của hồn phách xuất ra cũng là nơi trải nghiệm sự chấn động của khoái cảm dục tình cho nên đoạ cũng đó mà siêu cũng đó.   
Chu kỳ sinh hóa của con người có một nửa ẩn một nửa hiện, một nửa thế giới bên trong, một nửa thế giới bên ngoài,  một nửa tịnh một nửa động, một nửa sinh một nửa diệt.  Từ Chấn tới Tốn [8 -> 4] là ẩn, là thế giới bên trong, là tịnh, là Sinh.  Từ Tốn tới Chấn [4 -> 8] là hiện, là thế giới bên ngoài, là động, là Diệt.  Ẩn là vì không ai thấy và cũng chẳng thấy ai.  Hiện là vì thấy người và người cũng thấy.  Thế giới bên trong là vì còn nằm trong bụng mẹ.  Thế giới bên ngoài vì đã lìa bụng mẹ.  Tịnh là vì lặng lẽ tùy thuộc vào mẹ và nạp khí tiên thiên mà sống.  Động là vì lăng xăng tranh đấu và tùy thuộc vào khí hậu thiên mà nuôi mạng.  Sinh vì từ không mà trở thành có.  Diệt vì từ có mà trở về không. 
Bên ngoài vòng đai đỏ của đồ hình mô tả chu kỳ sinh hoá của thiên nhiên qua 8 giai đoạn là (a) biến mất ở Tân, (b) im lìm ở Nhâm, (c) ngủ vùi ở Quý, (d) bừng dậy thập thò ở Giáp, (e) mềm mại mong  manh ở Ất, (f) vươn ra lớn mạnh ở Bính, (g) vững chắc đầy đủ ở Đinh, (h) tàn lụi rũ chết ở Canh.   

Nếu nhìn thật kỷ thì 8 giai đoạn sinh hóa của con người và 8 giai đoạn sinh hóa của thiên nhiên có sự liên hệ mật thiết được mô tả trên đồ hình như sau: 

Giai đoạn 1 = giai đoạn A = Tân -4 Đoài
Giai đoạn 2 = giai đoạn  F = Bính +7 Ly
Giai đoạn 3 = giai đoạn  G = Đinh -2 Khôn
Giai đoạn 4 = giai đoạn D = Tốn +3 Giáp
Giai đoạn 5 = giai đoạn E = Cấn -8 Ất
            Giai đoạn 6 = giai đoạn B = Nhâm +1 Khảm
            Giai đoạn 7 = giai đoạn C = Quý -6 Càn
            Giai đoạn 8 = giai đoạn  H = Canh +9 Chấn
           
Thứ tự của những giai đoạn từ 1 -> 8 trong chu kỳ sinh hóa của con người chuyển dịch theo hướng ngược kim đồng hồ.  Thứ tự của những giai đoạn từ A -> H trong chu kỳ sinh hóa của thiên nhiên chuyển dịch theo hướng kim đồng hồ.  Tuy một thuận một nghịch nhưng giữa con người và ngoại giới có một sự tương quan chặt chẽ.   

Vạn vật bừng dậy ở xuân-mộc khởi động một nửa chu kỳ sống động của vòng sinh hoá.  Cây cỏ mọc mầm, vỡ đất thập thò lú ra ở Giáp [D = Tốn +3 Giáp], mong manh mềm mại ở Ất [E = Cấn -8 Ất].  Con người nhú đầu chui ra khỏi bụng mẹ, hít thở không khí lần đầu nhập vào dòng sống sinh động ở Tốn [4 = Tốn +3 Giáp], mong manh tuổi thơ ở Cấn [5 = Cấn -8 Ất].   

Vạn vật tăng trưởng ở Hạ-Hỏa, vươn ra lớn mạnh ở Bính [F = Bính +7 Ly], vững chắc đầy đủ ở Đinh [G = đinh -2 khôn].  Con người lớn khôn chững chạc ở Đông-Thủy, động dục ở tuổi thanh xuân nơi Khảm [6 = Nhâm +1 Khảm], lập gia đình và tiêu hao sinh lực ở Càn [7 = Quý -6 Càn]. 

Vạn vật thu liễm và tàn tạ ở Thu-Kim.  Cây cỏ già rụng ở Canh [H = Canh +9 Chấn] và tàn lụi biến mất ở Tân [A = tân -4 Đoài].  Con người cũng cạn cùn sinh lực, chấm dứt sự sống ở Chấn [8 = Canh +9 Chấn] và biến mất ở Đoài [1 = Tân -4 Đoài]. 

Vạn vật quy tàng ở Đông-Thủy, im lìm ở Nhâm [B = Nhâm +1 Khảm] ngủ vùi ở Quý [C = Quý -6 Càn].  Con người ẩn náu trong bụng mẹ ở Hạ-Hỏa, thai nhi phát triển nhanh ở Ly [2 = Bính +7 Ly], chiếm đầy bụng mẹ ở Khôn [3 = Đinh -2 Khôn].

Chu kỳ sinh hóa của con người và chu kỳ sinh hoá của thiên nhiên vừa đồng vừa dị.  Con người và thiên nhiên vừa cộng hưởng vừa đối lập.  Đồng ở Xuân-Thu, dị ở Đông-Hạ.  Cộng hưởng ở Giáp-Ất, Canh-Tân.  Đối lập ở Nhâm-Quý, Bính-Đinh.  Trong chu kỳ của thiên nhiên sinh hoá, vạn vật quy tàng im lìm ở Càn-Khảm.  Trong chu kỳ sinh hoá của con người, thai nhi lớn dần trong bụng mẹ ở Ly-Khôn.  Giai đoạn quy tàng trong chu kỳ sinh hóa của thiên nhiên thì vạn vật đi vào đông miên để tiết kiệm năng lượng.  Chu kỳ sinh hóa của con người thì giai đoạn nằm trong bụng mẹ hài nhi tích cực hấp thụ năng lượng để lớn lên.”   
 Ngưng trích dẫn.

Giải thích trên của Việt Dịch vạch ra cho chúng ta thấy hai dòng hành khí, một thuận chiều kim đồng hồ và một ngược chiều kim đồng hồ, đã thể hiện như thế nào qua chu kỳ sinh hoá của con người và chu kỳ sinh hoá của thiên nhiên.  Không phải Thẩm Quát cũng nói “Phàm Dương ‘Khí’ bắt đầu ở phương Đông mà đi về bên phải, Âm ‘Khí’ khởi từ phương Tây mà đi về bên trái, Âm Dương đan xen nhau mà sinh biến hóa tức là muốn nói tới hai dòng hành khí chuyển dịch ngược chiều nhau đó hay sao?   
Và Việt Dịch nói “hai thể hiện xuất hiện cùng một lúc với chuyển động tiên thiên nằm bên trong và chuyển động hậu thiên nằm bên ngoài.”  Những chữ “chuyển động tiên thiên” hay “nằm bên trong” khi nói về hành khí của trời đất không phải chỉ về “nội khí” hay “tàng khí” hay “tiên thiên chi khí” hay “hành khí Âm” đó hay sao?  Ngược lại những chữ “chuyển động hậu thiên” hay “nằm bên ngoài” khi nói về hành khí của trời đất không phải chỉ về “ngoại khí” hay “thể khí” hay “hậu thiên chi khí” hay “hành khí Dương đó sao?  Như vậy, không phải “nạp âm” chính là nạp hành khí Âm đó hay sao? 
Việt Dịch cũng có nói “Khi những độ số tiên thiên . . . xoay thuận chiều . . . thì những độ số hậu thiên sẽ xuất hiện ‘như là’ đã xoay nghịch. . . và chúng ta sẽ có được đồ hình Bát Quái Hậu Thiên phối Hà Đồ giống như hình [H26A].  Ngược lại, khi những độ số hậu thiên . . . xoay thuận chiều thì những độ số tiên thiên xuất hiện “như là” đã xoay nghịch và chúng ta sẽ có được đồ hình Bát Quái Hậu Thiên phối Hà Đồ giống như hình [H26B].”  Nhìn vào Việt Dịch Đồ tuy thấy là chiều vận hành của vòng trong [vòng hành khí Âm, vòng chuyển động của tiên thiên độ số] đi theo chiều ngược kim đồng hồ nhưng thực ra nó lại là kết quả của tiên thiên độ số chuyển động theo chiều kim đồng hồ.  Như vậy, tuy nạp âm đi theo vòng ngược kim đồng hồ nhưng không phải là tuân hành cái quy luật “thuận chuyểnđó hay sao?  
Lại nữa, vòng vận hành nghịch chiều kim đồng hồ là vòng tiên thiên chuyển động [vòng bên trong] còn vòng vận hành theo chiều kim đồng hồ [vòng bên ngoài] là vòng hậu thiên chuyển động.  Không phải sách Khảo Nguyên nói “Ngũ Hành thứ tự lấy bắt đầu là khí, cuối cùng là hìnhđó hay sao?  Không phải cái gọi là khí của ngũ hànhẩn núp ở vòng trong còn cái gọi là hình của ngũ hành bày ra trong trạng thể của vạn vật nằm ở vòng ngoài ngay trên Việt Dịch Đồ đó hay sao?
Việt Dịch lại nói con người và thiên nhiên “đồng ở Xuân-Thu và “cọng hưởng ở Giáp Ất, Canh Tân” tức là nói đồng hay cọng hưởng ở vị trí SINH và TỬ trên Việt Dịch Đồ H27B.  SINH ở Đông Mộc - Mùa Xuân và TỬ ở Tây Kim - Mùa Thu.  Việt Dịch lại nói “Một sinh mạng cũ chấm dứt ở Chấn [8], một sinh mạng mới bắt đầu ở Đoài [1], chấm dứt và bắt đầu nằm liền nhau trong vòng tròn sinh hoá.  Khởi hiện một sinh mạng mới nơi Đoài [1], vắng mặt một sinh mạng cũ cũng ở Đoài [1].  Nơi khởi hiện và nơi biến mất không hai không khác trong vòng tròn sinh hoá.”  Như vậy thì Tây-Kim không phải là nơi chấm dứt và cũng là nơi khởi đầu một chu kỳ hiện hữu của con người hay sao?  Và Việt Dịch cũng có nói, “Vạn vật thu liễm và tàn tạ ở Thu-Kim.  Cây cỏ già rụng ở Canh [H = Canh +9 Chấn] và tàn lụi biến mất ở Tân [A = tân -4 Đoài].  Con người cũng cạn cùn sinh lực, chấm dứt sự sống ở Chấn [8 = Canh +9 Chấn] và biến mất ở Đoài [1 = Tân -4 Đoài].  Sách Sử Ký Luật Thư ghi rõ “Ở thời lệnh là tháng Tám, mười hai luật là Nam Lữ, mười hai Chi là Dậu. Thời đó vạn vật đều tiếp xúc với đất chết, Dương khí càng suy, mở đầu phục tàng.”  Chỗ  chữ SINH phía Đông Mộc là nơi bắt đầu một nửa chu kỳ bộc lộ ra bên ngoài” đồng thời cũng là nơi chấm dứt một nửa chu kỳ thu về lại bên trong” của hành khí Dương thể hiện qua vạn vật.  Ngược lại chỗ chữ TỬ phía Tây-Kim là nơi chấm dứt một nửa chu kỳ bộc lộ ra bên ngoài” và đồng thời cũng là nơi bắt đầu của một nửa chu kỳ thu về lại bên trong của vạn vật.  Như vậy, nạp âm khởi đầu ở hành Kim không phải là hợp lý lắm hay sao?  Nếu Tây-Kim không là nơi khởi đầu của hành khí Âm thì còn có chỗ nào hợp lý hơn? Nếu quy luật nạp âm không khởi nạp từ hành Kim thì khởi nạp từ hành nào đây?  Hành khí Âm không phải là chuyển dịch ngược chiều kim đồng hồ đó sao?  Hành khí Âm không phải là chuyển dịch theo vòng tròn bất tận mà thứ tự ngũ hành từ là từ Kim tới Hỏa tới Mộc tới Thủy, còn Thổ sau cùng và ở trung ương phân tán ra vị trí 4 Quí đó sao?  Không phải là Khảo Nguyên đã nói “Nạp Âm Ngũ Hành bắt đầu Kim, thứ đến Hỏa, thứ đến Mộc, thứ đến Thủy, thứ đến Thổ, đã không có gốc đầu - cuối của nó, lại không dùng sinh khắcđó hay sao?  Cụm chữ “nơi chấm dứt cũng là nơi khởi đầu một chu kỳ [chấm dứt một chu kỳ cũ và khởi đầu một chu kỳ mới] của Việt Dịch và cụm chữ  “không có gốc đầu-cuối của Khảo Nguyên không phải là cùng diễn tả một “vòng tròn bất tận” đó hay sao? 
Nhìn vào vị trí của Trọng, Mạnh, Quí ghi chú trên Việt Dịch Đồ.  Nếu theo hướng vận hành của  vòng ngoài thì không phải là hành khí Dương dịch chuyển từ Mạnh qua Trọng qua Quí ở mỗi mùa/hành đó sao?  Còn nếu theo hướng vận hành của vòng trong thì không phải là hành khí Âm thì dịch chuyển từ Trọng qua Mạnh qua Quí ở mỗi mùa/hành đó sao?  Rồi nhìn vào vị trí Trọng, Mạnh, Quí ở hướng Tây Kim, chúng ta thấy:

Dậu (Th.8) = Hành Kim = Trọng = chỗ Vượng của Kim, hành khí Kim được vượng.
Thân (Th.7) = Hành Kim = Mạnh = chỗ Sinh của Kim = hành khí Kim được sinh.
Mùi (Th.6) = Hành Thổ = Quí = chỗ Mộ của Kim, hành khí Kim thấm sâu vào đất.

Thẩm Quát đã nói Thứ tự của Ngũ Hành Nạp Âm là trước Trọng sau Mạnh, Mạnh rồi mới đến Quí. Tam nguyên của Độn Giáp đã ghi chép như thế vậy.  Giáp Tí là Trọng của Kim . . . Nhâm Thân ở dưới là Mạnh của Kim . . . Canh Thìn . . . Quí của Kim . . . như thế tam nguyên của Kim hết.   Không phải cái thứ tự Trọng-Mạnh-Quí [từ Thu-Kim] của hành khí Âm chuyển dịch ngược chiều kim đồng hồ đã nằm ngay trên Việt Dịch Đồ đó hay sao?  Và ngược lại không phải cái thứ tự Mạnh-Trọng-Quí [từ Xuân-Mộc] của hành khí Dương chuyển dịch theo chiều kim đồng hồ đã nằm ngay trên Việt Dịch Đồ đó hay sao?
Nhìn vào vị trí của Trọng, Mạnh, Quí và tên của từng tiết khí tương quan hàng ngang trên Việt Dịch Đồ.  Thí dụ như:

Mạnh+Lập Xuân+Vũ Thũy = khí Mộc sinh cây cỏ tươi với mưa xuân lấy phấy
Trọng+Kinh Trập+Xuân Phân = khí Mộc “vượng” cây cỏ tốt và côn trùng tưng bừng
Quí+Thanh Minh+Cốc Vũ = khí Mộc vào tận đất, màu xanh trùm khắp, mưa trồng mễ cốc

Xét tiến trình của thiên nhiên không phải là Trọng, Mạnh, Quí đã mô tả cái cường độ của một hành trong mỗi mùa theo từng mốc thời gian mà hành khí của trời đất thể hiện qua vạn vật đó hay sao?  Nhìn thêm vào vị trí của 4 Quí.  Thí dụ như:

Quí ở Thìn = Thanh Minh [màu xanh hực hở] + Cốc Vũ = (mưa nhiều của mùa vụ)
Quí ở Mùi = Tiểu Thử (nóng nhẹ) + Đại Thử (nóng gắt)
Quí ở Tuất = Hàn Lộ (sương lạnh) + Sương Giáng (sương đóng muối)
Quí ở Sữu = Tiểu Hàn (lạnh nhẹ) + Đại Hàn (lạnh gắt)
           
Xét cường độ hành khí của một Quí so với cường độ hành khí của Mạnh và Trọng trước mặt nó và sau lưng nó.  Không phải là mỗi một Quí đánh dấu cái chỗ thể hiện đến “cuối/tận/chót của một hành trước khi chuyển qua một hành khác đó hay sao?   Như vậy không phải là quy luật nạp âm 3 lần cho một hành trước khi chuyển qua một hành khác, cái gọi là tam nguyên, rút ra từ nguyên lý Trọng-Mạnh-Quí, cũng là Vượng-Sinh-Mộ theo cách nói của học giả NVTA, đó hay sao?
Nhìn vào vị trí 24 tiết khí trên Việt Dịch Đồ.  Không phải hành khí của 4 mùa phân tán ra tám phương thành tám tiết tức 8 mốc chính Lập Xuân, Xuân Phân, Lập Hạ, Hạ Chí, Lập Thu, Thu Phân, Lập Đông, Đông Chí của mùa tiết đó sao?  Không phải Trọng-Mạnh-Quí của mỗi hành liên quan đến 6 tiết khí trong mỗi mùa và tổng cộng là 24 tiết khí trong 4 mùa của một năm đó hay sao?  Không phải quy luật cách bát trong nạp âm rút ra từ nguyên lý Bát Tiết, hay là Bát Chính nói theo Sử Ký Luật Thư, cho một vòng chu kỳ vận hành của thiên nhiên đó hay sao?



NK = Nhựt kinh (tuyến mặt trời)

Một lần nữa chúng ta hãy nhìn lại Việt Dịch Đồ cho thật kỹ. Trước hết chúng ta hãy suy nghiệm về cái vòng tròn sinh hoá của con người, vòng tròn chỉ sự chuyển dịch ngược chiều kim đồng hồ trên Việt Dịch Đồ.  Với vòng tròn bên trong này của Việt Dịch Đồ này chúng ta thấy chỉ có hai chữ SINH và TỬ ở hai đầu Đông và Tây.  Nhưng phải coi chừng vì ẩn trong đó có đến hai chu kỳ.  Một chu kỳ  gồm một nửa là từ TỬ tới SINH và một nửa còn lại là từ SINH tới TỬ [nhìn vào hai đường tròn màu xanh lá].  SINH ở đây có nghĩa là được ĐẺ ra và TỬ ở đây là lúc HẾT THỞ.  Tạm gọi nó là chu kỳ ĐẺ RA – HẾT THỞ.  Còn chu kỳ thứ hai là một chu kỳ khác [nhìn vào đường tròn màu tím], một chu kỳ chỉ về sự hiện hữu của một con người, mà nơi bắt đầu và nơi chấm dứt của sự hiện hữu đó đều nằm ngay chữ TỬ.  Chấm dứt một chu kỳ cũ và bắt đầu một chu kỳ mới.  Sinh tử liền nhau thành vòng tròn bất tận. Ở chỗ chữ TỬ đó là cái mốc đánh dấu nơi chấm dứt và cũng là nơi bắt đầu của một chu kỳ hiện hữu của con người.  Ở chỗ chữ TỬ đó là cái mốc đánh dấu nơi ĐẾN với thế gian [từ lúc nhập thai] và cũng là nơi ĐI khỏi thế gian [sau khi lìa xác].  Tạm gọi nó là chu kỳ ĐẾN-ĐI để dễ phân biệt.  Và cái chu kỳ ĐẾN-ĐI là một vòng tròn bất tận.  Như vậy thì đã quá rõ ràng là chỗ chữ SINH không phải là nơi bắt đầu của sự sống, sự hiện hữu, sự có mặt trong thế gian này.  SINH chỉ là nơi “ló mặt ra” để “nhập cuộc” vào dòng sinh động của thế gian này mà thôi chứ còn sự sống, sự hiện hữu, sự có mặt trong thế gian này đã bắt đầu từ chỗ của chữ TỬ.  Có nhìn thấy rõ được hai vòng tròn này trên Việt Dịch Đồ thì mới thấy hết cái bí ảo và diệu dụng của Việt Dịch Đồ và cái minh triết của Đông Phương.  Khái niệm có hai vòng chu kỳ không phải là khó hiểu nhưng rất khó thấy nếu không được chỉ vạch ra và cũng dễ lầm vì cả hai đều được gọi là chu kỳ sinh tử của con người.   
Tương tự, chúng ta hãy suy nghiệm về cái vòng tròn sinh hóa của vạn vật, vòng tròn màu đen bên ngoài vẽ theo khuôn vuông có những mũi tên chỉ hướng chuyển dịch thuận chiều kim đồng hồ, trên Việt Dịch Đồ.  Cũng có hai chữ SINH và TỬ nằm trong vòng tròn đó.  Chữ SINH nằm ở Dần vị là chỗ “chui ra khỏi đất” của cây cỏ.  Chữ TỬ nằm ở Thân vị là chỗ “tàn tạ, héo úa của cây cỏ.  Từ chỗ SINH tới chỗ TỬ là một nửa chu kỳ của vạn vật và một nửa này “bộc lộ ra bên ngoài” sức sống của vạn vật.  Từ chỗ TỬ tới chỗ SINH là một nửa còn lại chu kỳ của vạn vật và một nửa này “thu về lại bên trong” sức sống của vạn vật.  SINH là chỗ bắt đầu của giai đoạn “bộc lộ ra ngoài” và cũng là chỗ chấm dứt giai đoạn “thu về lại bên trong.  TỬ là chỗ chấm dứt giai đoạn bộc lộ ra ngoài và cũng là chỗ bắt đầu của giai đoạn “thu về lại bên trong.  Bên cạnh cái chu kỳ SINH-TỬ vừa mô tả còn có một chu kỳ khác cũng vận hành cùng lúc.  Đó là chu kỳ KHAI/BẾ.  Trên Việt Dịch Đồ có chữ KHAI ở Tí, chữ TỊCH ở Sữu nằm cạnh chữ SINH ở Dần.  Chúng đại diện cho câu nói Thiên khai ư Tí, Địa tịch ư Sửu, Nhân sinh ư Dần 天開於 子, 地闢於丑, 人生於寅.  Theo cách dịch của người khác thì “Thiên khai ư Tí có nghĩa là “Trời khai triển từ Hội Tí.”  Ở đây thì chúng ta không đủ khả năng để quyết đoán chuyện khai thiên lập địa cho nên chỉ muốn bàn luận trên cơ sở có thể nắm bắt được và theo đó chúng ta hiểu Thiên là Càn, là Dương và Khai là mới, là bắt đầu, hàm ý chỗ bắt đầu của một chu kỳ mới.  Thiên khai ư Tí có nghĩa là khí Dương bắt đầu ở Càn Tí.  Mà đã là chỗ bắt đầu của một chu kỳ mới thì cũng là chỗ chấm dứt của một chu kỳ cũ trong vòng tròn sinh hoá không ngừng nghĩ.  Như vậy thì chỗ KHAI mở ra chu kỳ mới phải được hiểu ngầm cũng là chỗ BẾ tức đóng lại chu kỳ cũ.  Tại cái mốc KHAI/BẾ đó trong chu kỳ vận hành của khí thì đó là điểm cực âm.  Mà âm cực thì dương sinh.  Địa tịch ư Sửu được người khác hiểu là “Đất mở từ Hội Sửu.  Ở đây chúng ta hiểu Tịch là lặng lẽ.  Và Địa tịch ư Sửu có nghĩa là Đất lặng lẽ ở Sửu.  Tại sao lặng lẽ ở Sửu?  Vì thời tiết cực lạnh của mùa Đông.  Địa ở đây là Hàn Thổ, là đất nằm ở vị trí Quí Sửu thời điểm mà tiết khí Tiểu Hàn và Đại Hàn bao trùm mặt đất, lúc mà tất cả sinh vật đều đi vào đông miên.  Vì không còn thấy được cái sinh động của sự sống nên nói là lặng lẽ.  Tịch ở đây phải là lặng lẽ.  Vì nếu Tịch là mở, là vỡ đất ra làm ruộng thì thử hỏi làm sao làm ruộng ở tiết khí Đại Hàn?  Địa ỡ đây không phải là Khôn như có người lầm tưởng để rồi cho rằng Khôn nằm cạnh Càn là hợp lý và dùng đó để triển khai hý luận, điên đảo qui luật căn bản Càn-Khôn.  Tuy thể hiện của thiên nhiên lúc này là sự lặng lẽ bao trùm trên mặt đất, nhưng bên dưới sự lặng lẽ đó khí Dương vẫn tiếp tục âm thầm tăng trưởng để rồi đến Dần thì bộc lộ ra bên ngoài thành sự sống tưng bừng.  “Nhân sinh ư Dầnđược người khác hiểu là “Người sinh ra ở Hội Dần.”  Nhân cũng là một phần tử của cộng đồng “vạn vật.” Chỉ vì người có tánh linh hơn hết nên được chọn làm đại biểu của vạn vật.  Vì thế chúng ta hiểu “Nhân sinh ư Dầncó nghĩa là người và vạn vật đều sinh ra ở Dần, tức là tại vị trí Tốn +3 Giáp trên Việt Dịch Đồ.  Và tương quan này thể hiện rất rõ ở mốc SINH trong vòng tròn sinh hóa của vạn vật với mốc SINH trong vòng tròn sinh hóa của con người.  Tương quan đó được đại diện qua cụm “Tốn +3 Giáp.”  Trở lại với chu kỳ KHAI/BẾ, chúng ta đừng quên SINH rất khác với KHAI.   SINH là chỗ sự sống của vạn vật bộc lộ ra bên ngoài, là chỗ cây cỏ chui ra khỏi đất, là chỗ con người chui ra khỏi bụng mẹ.  KHAI là chỗ khí Dương bắt đầu, là chỗ khí Âm cực thịnh trong chu kỳ chuyển dịch của khí.  Chu kỳ KHAI/BẾ của vạn vận cũng giống như chu kỳ ĐẾN/ĐI của con người.  Còn chu kỳ SINH-TỬ của vạn vật cũng giống với chu kỳ ĐẺ RA - HẾT THỞ của con người.  Như vậy thì, cái mốc KHAI tại Tí và cái mốc SINH tại Giáp không phải là nguyên lý để cho ngũ hành nạp âm khai sinh/khởi đầu từ Giáp Tí hay sao?  KHAI từ mốc Tí và BẾ tại mốc Tí là trọn một chu kỳ KHAI/BẾ thì tại mốc Ngọ không phải là được nửa chu kỳ và cũng là nơi bắt đầu một nửa chu kỳ còn lại của KHAI/BẾ hay sao?  Như vậy thì, cái mốc Ngọ của chu kỳ KHAI/BẾ và cái mốc SINH tại Giáp không phải là nguyên lý để khởi nạp âm cho 30 năm sau của hoa giáp tại Giáp Ngọ đó hay sao?   
Như vậy thì câu hỏi những nguyên lý và quy luật nạp âm tựa trên nền tảng nào mà có đã được trả lời một cách cặn kẽ rồi phải không?  Vâng, đúng là dựa trên nền tảng của Việt Dịch Đồ.  Tất cả nguyên lý và quy luật nạp âm đều dựa trên nền tảng của Việt Dịch Đồ.  Hay nói một cách khác cho hợp với “timeline” hơn là: Việt Dịch Đồ có khả năng giải thích tất cả các nguyên lý và quy luật nạp âm của LTHG.  Hoặc là: Việt Dịch Đồ có khả năng chứng minh sự hợp lý và thâm ảo của LTHG qua những nguyên lý và quy luật nạp âm ẩn tàng bên trong.
Việt Dịch Đồ là bức đồ họa, có lẽ là duy nhất trên mặt đất và duy nhất từ trước nay, tự nó đã có khả năng “hiển bày” những quy luật mà không cần thêm một lời sự biện giải rối ren nào khác.  Mọi biện giải tùy tiện chỉ làm mọi thứ vốn đã mơ hồ càng thêm mơ hồ, vốn đã khó hiểu càng thêm khó hiểu.  Chính vì vậy mà trong sách Việt Dịch mới nói Việt Dịch Đồ là ‘một kết hợp trọn vẹn và kỳ ảo’ là vì việc trời, việc đất, việc người đồng thể hiện. và giải thích thêm rằng “Được cho là trọn vẹn và kỳ ảo là vì lý của trời, lý của đất, lý của người đồng thể hiện.  Được cho là trọn vẹn và kỳ ảo là vì lý sự của cá nhân, lý sự của tập thể, lý sự của nhân loại đồng thể hiện.  Được cho là trọn vẹn và kỳ ảo là vì lý sự vô hình, lý sự hữu hình, lý sự qui ước đồng thể hiện.  Được cho là trọn vẹn và kỳ ảo là vì nó hàm chứa minh triết của đông phương.  Được cho là trọn vẹn và kỳ ảo là vì nó vạch ra phạm trù đồng quy và hiệp nhất của các giáo lý đông tây.

Nếu chúng ta nghĩ là những giải trình vừa rồi chưa được thuyết phục lắm hoặc nghĩ rằng giá trị của Việt Dịch Đồ có vẽ bị cường điệu” thì chúng ta cứ hãy để cho Việt Dịch giải mã những bí ẩn còn lại của LTHG, ngay trong bước kế tiếp, để chứng thực giá trị của nó.     
Bí ẩn còn lại của LTHG?  Đúng!  Tôi muốn nói đến nội dung của bảng LTHG.  Từ trước đến nay tên gọi của từng mệnh niên đã được giải thích rất là nhiều.  Nhưng khi mà lý thuyết ngũ hành phổ cập đã không thể giải thích được quy luật vận hành của hành khí Âm, như đã phân tích qua, là căn bản cho những quy luật nạp âm thì thử hỏi làm sao nó có đủ khả năng giải thích một cách ổn thỏa được nội dung của LTHG, là cái quả của căn bản và những quy luật đó???  Chưa hết, khi mà Văn Vương Hậu Thiên Bát Quái đã là một sản phẩm sai lạc từ căn bổn thì làm sao có thể dùng nó để mà giải thích nội dung của LTHG một cách chính xác được?  Hãy thử đọc qua giải thích của Đào Tông Nghi dưới đây để cảm nhận cái gọi là “nonsense” trong lý luận, nói cho đúng thì là hý luận, của học giả và danh sư người Hoa.      

Trích dẫn:
Giáp Tí - Ất Sửu là Hải Trung Kim. Tí thuộc Thủy lại là cái hồ, lại là đất vượng của Thủy, kiêm Kim tử ở Tí, Mộ ở Sửu, Thủy vượng mà Kim tử Mộ, vì vậy đặt là Hải Trung Kim (vàng dưới biển).

Bính Dần - Đinh Mão là Lô Trung Hỏa, Dần là tam Dương, Mão là tứ Dương (thuộc quẻ Đại Tráng của 12 quẻ tiêu tức) nên Hỏa đã đắc địa, lại được Mộc của Dần Mão mà sinh ra như thế thời đó trời đất như mở lò ra, vạn vật bắt đầu sinh vì vậy gọi là Lô Trung Hỏa (lửa trong lò).

Mậu Thìn - Kỷ Tỵ là Đại Lâm Mộc. Thìn là chốn thôn dã. Tỵ là lục Dương (thuần Dương, Tỵ là quẻ Càn của 12 quẻ tiêu tức), Mộc đến lục Dương thì cành tốt tươi, lá rậm rạp phong phú. Lấy sự tốt tươi thịnh vượng của Mộc mà vốn ở chốn thôn dã, vì vậy đặt là Đại Lâm Mộc (cây rừng lớn).

Canh Ngọ - Tân Mùi là Lộ Bàng Thổ, Mộc ở trong Mùi (vì Mùi tàng Can Ất) mà sinh vượng Hỏa của ngôi vị Ngọ. Hỏa vượng thì Thổ bị đốt khô đi, Mùi có thể nuôi nấng vạn vật, giống như lộ bàng thổ, vì vậy đặt là Lộ Bàng Thổ (đất bên đường).

Nhâm Thân - Quý Dậu là Kiếm Phong Kim. Thân Dậu là chính vị của Kim, Kim Lâm Quan ở Thân, Đế Vượng ở Dậu, Kim đã sinh vượng thì thành cương (là thép) vậy, cương thì vượt hơn ở kiếm phong, vì vậy đặt là Kiếm Phong Kim (kim mũi kiếm).

Giáp Tuất - Ất Hợi là Sơn Đầu Hỏa. Tuất Hợi là thiên Môn, Hỏa chiếu thiên môn, ánh sáng của nó lên rất cao, chí cao vô thượng, vì vậy đặt là Sơn Đầu Hỏa (lửa đầu núi).

Bính Tí - Đinh Sửu là Giản Hạ Thuỷ. Thủy vượng ở Tí, suy ở Sửu, vượng mà lật lại là suy thì không thể là giang hà (sông lớn) được, vì vậy đặt là Giản Hạ Thủy (nước dưới khe).

Mậu Dần - Kỷ Mão là Thành Đầu Thổ. Thiên Can Mậu Kỷ thuộc thổ của Dần là Cấn sơn, thổ tích lại mà thành núi, vì vậy đặt là Thành Đầu Thổ (đất đầu thành).

Canh Thìn - Tân Tỵ là Bạch Lạp Kim (hợp Kim của thiết và chì), Kim Dưỡng ở Thìn, Sinh ở Tỵ hình chất mới sơ thành, chưa thể vững chắc ích lợi được, vì vậy đặt là Bạch Lạp Kim (kim trong nến).

Nhâm Ngọ - Quý Mùi là Dương Liễu Mộc. Mộc Tử ở Ngọ, Mộ ở Mùi, Mộc đã Tử Mộ tuy được Thủy của Thiên Can Nhâm Quý sinh để sống, chung lại là nhu nhược, vì vậy đặt là Dương Liễu Mộc (cây dương liễu).

Giáp Thân - Ất Dậu là Tỉnh Tuyền Thuỷ. Kim Lâm Quan ở Thân, Đế Vượng ở Dậu, Kim đã vượng thì Thủy do đó sinh ra, như vậy là mới đang lúc sinh ra, lực lượng chưa lớn, vì vậy đặt là Tỉnh Tuyền Thủy (nước dưới suối).

Bính Tuất - Đinh Hợi là Ốc Thượng Thổ. Bính Đinh thuộc Hỏa, Tuất Hợi là thiên môn, Hỏa đốt cháy ở trên thì Thổ không ở dưới mà sinh ra được, vì vậy đặt là Ốc Thượng Thổ (đất trên nóc nhà).

Mậu Tí - Kỷ Sửu là Tích Lịch Hỏa. Sửu Tí thuộc Thủy, Thủy cư ở chính vị mà nạp âm chính là Hỏa, Hỏa ở trong Thủy nếu không phải là Thần Long thì không thể làm được, vì vậy đặt là Tích Lịch Hỏa (lửa sấm sét).

Canh Dần - Tân Mão là Tùng Bách Mộc. Mộc Lâm Quan ở Dần, Đế Vượng ở Mão, Mộc đã vượng thì không thể nhu nhược được, vì vậy đặt là Tùng Bách Mộc (gỗ cây tùng, bách).

Nhâm Thìn - Quý Tỵ là Trường Lưu Thuỷ. Thìn là Mộ của Thủy, Tỵ là nơi Kim Sinh, Kim sinh thì Thủy tính đã giữ lại, lấy Mộ Thủy mà gặp sinh Kim thì nguồn suối không cạn, vì vậy đặt là Trường Lưu Thủy (nước nguồn).

Giáp Ngọ - Ất Mùi là Sa Thạch Kim. Ngọ là đất Hỏa Vượng, Hỏa vượng thì Kim chảy ra, Mùi là đất Hỏa Suy, Hỏa suy thì Kim Quan Đái. Hỏa Suy mà Kim Quan Đái thì Mùi có thể thịnh mãn, vì vậy đặt là Sa Thạch Kim (kim trong cát).

Bính Thân - Đinh Dậu là Sơn Hạ Hỏa. Dậu là cửa nhập của nhật (Mặt Trời lặn), nhật đã đến ở thời đó thì ánh sáng tàng ẩn, vì vậy đặt là Sơn Hạ Hỏa (lửa dưới núi).

Mậu Tuất - Kỷ Hợi là Bình Địa Mộc. Tuất nguyên là chốn thôn dã, Hợi là đất Mộ sinh ra, Mộc sinh ra ở chốn thôn dã thì không thể là một rễ cây, một gốc cây, vì vậy đặt là Bình Địa Mộc (cây ở đồng bằng).

Canh Tí - Tân Sửu là Bích Thượng Thổ. Sửu tuy là chính vị nhà của Thổ, mà Tí là đất của Thủy vượng, Thổ gặp Thủy nhiều thành là bùn, vì vậy đặt là Bích Thượng Thổ (đất trên vách).

Nhâm Dần - Quý Mão là Kim Bạc Kim. Dần Mão là đất của Mộc vượng, Mộc vượng thì Kim gầy yếu; lại nữa, Kim Tuyệt ở Dần, Thai ở Mão. Kim đã vô lực vì vậy đặt là Kim Bạc Kim (kim pha bạc).

Giáp Thìn - Ất Tỵ là Phú Đăng Hỏa. Thìn là thực thời (giờ ăn), Tỵ là ở trong khu vực, trong tướng của nhật, Dương rực rỡ, thế sáng sủa, phong quang ở thiên hạ, vì vậy đặt là Phú đăng Hỏa (lửa đèn lồng).

Bính Ngọ - Đinh Mùi là Thiên Hà Thuỷ. Bính Đinh thuộc Hỏa, Ngọ là đất Hỏa vượng, mà nạp âm chính là Thủy, Thủy từ Hỏa xuất ra, nếu không phải là ngân hà thì không thể có nước nầy, vì vậy đặt là Thiên Hà Thủy (nước trên ngân hà, nước sông trên trời).

Mậu Thân - Kỷ Dậu là Đại Dịch Thổ. Thân là Khôn, Khôn là địa, Dậu là Đoài, Đoài là trạch (đầm). Thổ của Mậu Kỷ gia lên trên địa trạch nầy chẳng phải cái nào khác là Thổ phù bạc, vì vậy đặt là Đại Dịch Thổ (khu đất rộng lớn).

Canh Tuất - Tân Hợi là Thoa Xuyến Kim. Kim đến Tuất mới Suy, đến Hợi mới Bệnh thì đúng thật là nhu vậy, vì vậy đặt là Thoa Xuyến Kim (kim trâm thoa hay vàng trang sức).

Nhâm Tí - Quý Sửu là Tang Chá Mộc. Tí thuộc Thủy, Sửu thuộc Kim, Thủy sinh Mộc còn Kim khắc Mộc (Mộc mới sinh thì yếu giống như cây tang chá), vì vậy đặt là Tang Chá Mộc (gỗ cây dâu).

Giáp Dần - Ất Mão là Đại Khê Thủy, Dần là góc Đông Bắc, Mão là chính Đông, Thủy chảy chính Đông (“chúng Thủy triều Đông” – muôn nhánh sông đều chảy về phương Đông) thì thuận tính nó, nên sông suối, khe, ao, đầm, hồ đều hợp với nhau mà quay trở về, vì vậy đặt là Đại Khê Thủy (nước ở khe lớn, nước lũ).

Bính Thìn - Đinh Tỵ là Sa Trung Thổ. Thổ Mộ ở Thìn, Tuyệt ở Tỵ mà Hỏa của Thiên Can Bính Đinh đến Thìn là Quan Đái, đến Tỵ là Lâm Quan, Thổ đã Mộ Tuyệt, vượng Hỏa quay lại sinh Thổ, vì vậy đặt là Sa Trung Thổ (đất lẫn trong cát).

Mậu Ngọ - Kỷ Mùi là Thiên Thượng Hỏa, Ngọ là đất Hỏa vượng, Mộc ở trong Mùi lại phục sinh, tính Hỏa cháy ở trên, lại gặp sinh địa, vì vậy đặt là Thiên Thượng Hỏa (lửa trên trời).

Canh Thân - Tân Dậu là Thạch Lựu Mộc. Thân là tháng 7, Dậu là tháng 8, thời ấy thì là Mộc tuyệt vậy, duy mộc của thạch lựu, trái lại bền chắc, vì vậy đặt là Thạch Lựu Mộc (gỗ cây thạch lựu).

Nhâm Tuất - Quý Hợi là Đại Hải Thuỷ. Thủy Quan Đái ở Tuất, Lâm Quan ở Hợi, Thủy vượng thì lực hậu (dầy), kiêm Hợi là giang (sông lớn) nên lực mạnh thế tráng, không phải Thủy ấy thì không thể như thế, vì vậy đặt là Đại Hải Thủy (nước trong biển lớn).
Ngưng trích dẫn.

Qua đoạn trích dẫn trên không khó để chúng ta nhận ra sự vay mượn từ bên ngoài trong cố gắng giải thích nội dung của LTHG.  Và mặc dầu đã vay mượn và cố gắng nhưng những giải thích của Đào Tông Nghi vẫn là nonsense.”  Chả trách sao học giả NVTA đã nói “Ông Đào Tông Nghi chỉ tìm cách giải thích một hiện tượng đã có sẵn. Nói theo ngôn ngữ dân gian: ‘Gọt chân cho vừa giầy’. Bởi vậy lập luận cũng không tránh khỏi quanh co, khiên cưỡng và mâu thuẫn.  Đào Tông Nghi không phải là trường hợp cá biệt hiếm hoi.  Nó là hiện tượng chung của học giả và danh sư lý số Trung Hoa.  Bây giờ thì chúng ta hãy thử nghe Việt Dịch giải thích. 

No comments:

Post a Comment