GIẢI MÃ BÍ ẨN TỬ VI CỤC
Tam hợp cục mà chúng ta đã vừa giải mã xong là tam hợp cục dùng để an vòng
sao Tràng Sinh. Bây giờ chúng ta thử xét đến bí ẩn của Tử Vi Cục. Gọi nó là Tử Vi Cục, theo cách gọi của tác giả,
là vì nó được dùng để an sao Tử Vi và những chánh tinh. Trong bài Tính
Hợp
Lý Của Độ Số Cục Trong Tử Vi Và Lục
Thập Hoa Giáp, học giả Nguyễn Vũ Tuấn
Anh đã viết:
[Trích]
“Hầu hết những
người có tìm hiểu về Tử Vi đều biết cục số của Tử Vi lưu truyền trong cổ thư chữ
Hán là:
Thủy - NHỊ Cục.
Mộc Tam Cục.
Kim Tứ Cục
Thổ Ngũ Cục
Hỏa - LỤC Cục
Mộc Tam Cục.
Kim Tứ Cục
Thổ Ngũ Cục
Hỏa - LỤC Cục
Bây giờ chúng
ta cùng quán xét độ số trên Hà đồ với độ số cục do cổ thư viết bằng chữ Hán thì
chúng khác nhau ở cục số của Thủy / Hỏa.
Điều này được mô tả như sau:
Như vậy; chúng ta cũng nhận thấy rằng sự sai lệnh này ở đúng vị trí của hai hành Thuỷ/Hỏa. Chúng ta cũng biết rằng:
Hành của cục trong Tử Vi chính là hành của tháng an Mệnh theo năm sinh của đương số.
Bởi vậy, khi Thuỷ/ Hỏa đã đổi chỗ cho nhau trong Lục thập hoa giáp thì hành của cục cũng sẽ đổi Thủy & Hỏa. Điều này được miêu tả so sánh như sau:
Qua sự so
sánh trên, chúng ta lại thấy một sự trùng khớp hợp lý giữa độ số cục trong Lạc
thư hoa giáp với Hà đồ, vốn là nguyên lý căn bản của nó. Còn bảng Lục thập hoa
giáp lưu truyền qua cổ thư chữ Hán thì ngay cả người Hán cũng chẳng biết nguyên
lý nào tạo ra nó và rối mù. Trước hết là không có tính nhất quán bởi độ số cục
ngay từ đồ hình khởi nguyên của nó là Hà đồ (Đã chứng minh ở trên: Nguyên lý
nghịch chiều tương sinh của Hà đồ). Người viết đã hân hạnh trình bày về tính
qui luật và khả năng tiên tri là hai trong số những tiêu chí để thẩm định một
lý thuyết khoa học.”
[Ngưng trích]
Sự thật trong vấn đề này là thế
nào? Để có câu trả lời chuẩn xác trước hết
chúng ta cần nhìn lại toàn bộ cách thức thành lập Tử Vi Cục cho một lá số.
H17A: Bảng Chỉ Dẫn Tìm Tử Vi Cục (trích sách Tử Vi VĐTTL)
Những
bảng chỉ dẫn tìm Tử Vi Cục theo Chi của cung an Mệnh và Can của năm sinh trình
bày trong H17A là bảng sao chép lấy ra từ sách của Tử Vi Gia Vân Đằng Thái Thứ
Lang.
Câu
hỏi mấu chốt được đặt ra ở đây là: từ đâu mà có những cục hành cục số này? Hay hỏi một cách khác: những bảng chỉ dẫn tìm
cục hành và cục số này được thành lập trên căn bản nào?
H17B: Bảng Liệt Kê Ngũ Hành Của Tử Vi Cục
Tuy
nhìn có khác nhưng nội dung H17B thì hoàn toàn giống với nội dung của những bảng
chỉ dẫn tìm Tử Vi Cục do Tử Vi Gia Vân Đằng Thái Thứ Lang biên soạn trong H17A,
ngoại trừ cục số tạm thời chưa đưa vào H17B.
H18: Bảng Liệt Kê Ngũ Hành Của Tử Vi Cục Đặt Nằm Cạnh Bảng LTHG
Đối
chiếu nội dung của cột “Chi” [cột 3 tính từ rìa trái] và của cột “Ngũ Hành Nạp
Âm” [cột 5] nằm trong Bảng LTHG với nội dung của cột “Cung An Mệnh” [cột 6] và của
cột “Hành” [cột 7] nằm trong Bảng Liệt Kê Hành Của Tử Vi Cục, bắt đầu dò từng
hàng một từ hàng thứ 3 xuống tới dưới, chúng ta dễ dàng nhận ra một sự trùng khớp
tuyệt đối [đem hai hàng Tí Sửu cuối cùng trong Bảng Liệt Kê Ngũ Hành Của Tử Vi
Cục lên trên đầu bảng sẽ thấy chúng ăn khớp với bảng LTHG từ hàng đầu đến hàng
cuối.] Điều này có nghĩa là: ngũ hành của
Cục chính là ngũ hành nạp âm trong LTHG. Điều này cũng có nghĩa là nội dung những bảng liệt kê cục hành cục số mà các tử vi gia
sử dụng hiện nay là hoàn toàn rút ra từ bảng LTHG.
Nếu
tinh mắt hơn chúng ta sẽ nhận ra là những cái mốc giúp cho sự trùng khớp giữa
hai bảng đối chiếu nhau đều nằm tại vị trí Dần.
Bính Dần cho tuổi Giáp Kỷ, Mậu Dần
cho tuổi Ất Canh, Canh Dần cho tuổi Bính Tân, Nhâm Dần cho tuổi Đinh Nhâm, và
Giáp Dần cho tuổi Mậu Quý . Tất cả có 5
mốc Dần. Và 5 Dần này còn được gọi là Ngũ Hổ.
Như vậy thì cái gọi là Ngũ Hổ Độn Pháp mà các thầy lý số hay dùng không
gì khác hơn là phương thức để tìm ra 5 cái mốc Dần và ngũ hành nạp âm trong bảng
Lục Thập Hoa Giáp, như cho thấy trong hình H19.
H19: LTHG Và Ngũ Hổ Độn
Và phương pháp để tìm ra 5 mốc
Dần cho 5 nhóm Can thì rất là đơn giản, như sau:
Bước
1 viết xuống:
Giáp (Kỷ)
Ất (Canh)
Bính (Tân)
Đinh (Nhâm)
Mậu (Quý )
Bước
2 vẽ những vạch để điền vào:
Giáp (Kỷ) _____1
Ất (Canh)
_____ _____2
Bính (Tân)
_____ _____ _____3
Đinh (Nhâm) _____
_____ _____ _____4
Mậu (Quý) _____
_____ _____ _____ _____5
Bước
3 điền vào khoảng trống [căn cứ theo thứ tự liên tục Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu,
Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý] để đi tới 5 mốc Dần:
Giáp (Kỷ) ất
Bính Dần
Ất (Canh) bính đinh Mậu Dần
Bính (Tân) đinh mậu kỷ Canh Dần
Đinh (Nhâm) mậu kỷ canh tân Nhâm Dần
Mậu (Quý) kỷ canh tân nhâm quí Giáp Dần
Xong bước 3 là hoàn tất xong 5
mốc Dần cho 5 nhóm Can.
Cũng
có thể dùng công thức toán học đơn giản do TS Đằng Sơn khám phá để tìm 5 mốc Dần
cho 5 nhóm can. Công thức đó là: Y = 2X + 1.
Nếu kết quả lớn hơn 10 thì trừ bớt 10 lấy dư số làm Y. Kết quả Y sau cùng cho biết nó là mốc Dần nào,
chiếu theo liên hệ:
CAN của năm
sinh Biến số X
Giáp (Kỷ) 1
(6)
Ất (Canh) 2
(7)
Bính (Tân) 3
(8)
Đinh (Nhâm) 4
(9)
Mậu (Quý) 5
(10)
Thí dụ như cho người sinh năm
Giáp Ngọ thì:
X
= 1
Y
= 2X +1 = 2(1) + 1 = 3
mà
3 = Bính tức là mốc Bính Dần
Thí dụ cho người sinh năm Kỷ
Hợi thì:
X = 6
Y = 2X + 1 = 2(6) +1 = 13
13 lớn hơn 10 nên trừ 10 và dư số là 3
Mà
3 = Bính tức là mốc Bính Dần
Thí dụ cho người sinh năm Tân
Sửu thì:
X = 8
Y = 2X + 1 = 2(8) + 1 = 17
17 lớn hơn 10 nên trừ 10 và dư số là 7
mà 7 = Canh tức là mốc Canh Dần
Như
vậy thì chúng ta đã có thể khẳng định là ngũ hành của
Tử Vi Cục chính là ngũ hành nạp âm trong Lục Thập Hoa Giáp. Mà đã là ngũ hành nạp âm trong LTHG thì sẽ không
có bóng dáng của lý thuyết ngũ hành phổ cập trong đó, như đã chứng minh ở
phần Giải Mã Bí Ẩn Tam Hợp Cục cũng như trong bài Giải Mã Bí Ẩn Lục Thập Hoa
Giáp.
Cục hành chỉ mới là một nửa của
vấn đề trong Tử Vi Cục. Một nửa còn lại
là cục số. Và cục số theo sách Tử Vi từ
trước đến giờ thì cho là:
- Thủy Nhị Cục;
- Mộc Tam Cục;
- Kim Tứ Cục;
- Thổ Ngũ Cục;
- Hỏa Lục Cục.
Hay nói một cách khác, cục số
của Thủy là 2, của Mộc là 3, của Kim là 4, của Thổ là 5, của Hỏa là 6. Cục số phối hợp với ngày sinh sẽ quyết định vị
trí của sao Tử Vi trên địa bàn của một lá số, theo những qui luật như sau:
H20A: Vị Trí An Sao Tử Vi Cho Hỏa Lục Cục
H20B: Vị Trí An Sao Tử Vi Cho Thổ Ngũ Cục
H20C: Vị Trí An Sao Tử Vi Cho Kim Tứ Cục
H20D: Vị Trí An Sao Tử Vi Cho Mộc Tam Cục
H20E: Vị Trí An Sao Tử Vi Cho Thủy Nhị Cục
Áp dụng những qui luật [trình bày trong những bảng chỉ dẫn vị trí an sao Tử Vi từ H20A tới H20E] để phân bố vị trí an sao Tử Vi trên địa bàn 12 cung thì sẽ cho ra những bảng chỉ dẫn vị trí an sao Tử Vi theo Cục và Ngày Sinh giống như những bảng chỉ dẫn trong H21 lấy ra từ trong sách của Vân Đằng Thái Thứ Lang.
H21: Bảng Chỉ Dẫn An Sao Tử Vi (trích sách TVĐSTB của VĐTTL)
Những
qui luật trên cũng có thể được trình bày một cách khác, như trong đồ hình H22:
H22: Đồ Hình Chỉ Dẫn An Sao Tử Vi
Đồ
hình H22 cho thấy:
- người mạng Hỏa Lục Cục sinh ngày 1 thì an sao Tử Vi tại cung Dậu, ngày 2 tại cung Ngọ, ngày 3 tại cung Hợi, ngày 4 tại cung Thìn, ngày 5 tại cung Sửu, ngày 6 tại cung Dần [từ 1H tới 6H];
- người mạng Thổ Ngũ Cục sinh ngày 1 thì an sao Tử Vi tại cung Ngọ, ngày 2 tại cung Hợi, ngày 3 tại cung Thìn, ngày 4 tại cung Sửu, ngày 5 tại cung Dần [từ 1T tới 5T];
- người mạng Kim Tứ Cục sinh ngày 1 thì an sao Tử Vi tại cung Hợi, ngày 2 tại cung Thìn, ngày 3 tại cung Sửu, ngày 4 tại cung Dần [từ 1K tới 4K];
- người mạng Mộc Tam Cục sinh ngày 1 thì an sao Tử Vi tại cung Thìn, ngày 2 tại cung Sửu, ngày 3 tại cung Dần [từ 1M tới 3M]; và
- người mạng Thủy Nhị Cục sinh ngày 1 thì an sao Tử Vi tại cung Sửu, ngày 2 tại cung Dần [từ 1Ty tới 2Ty].
H23A: Ma Trận Chỉ Dẫn An Sao Tử Vi
Nội dung H23A cũng không khác với những gì vừa
được giải thích về H22. Cả hai, đồ hình H22
và ma trận H23A, chỉ cho tối đa là 6 ngày. Còn sau đó thì sao? Không khó! Chỉ cần mở rộng bằng cách: từ kết quả sơ khởi (a) tiến 1 cho mỗi
cung và (b) cộng thêm số cục vào mỗi ô số ngày sinh. Kết quả sẽ giống như H23B. Tiếp tục tiến hành cho tới khi có đủ 30 ngày.
H23B: Ma Trận Chỉ Dẫn An Sao Tử Vi (Bước Kế Tiếp)
Tất
cả các cách trình bày trên về những qui luật an sao Tử Vi có lẽ đủ để chúng ta
nhận ra là có một sự liên hệ chặt chẽ giữa cục số và ngày sinh với vị trí an
sao Tử Vi. Và chìa khoá là: làm cho sao
Tử Vi nằm đúng vào cung Dần cho ngày sinh có cùng con số với cục số. Hay nói một cách khác là Tử Vi tinh “phải” nằm
tại cung Dần cho:
- mạng Lục Cục sinh ngày 6;
- mạng Ngũ Cục sinh ngày 5;
- mạng Tứ Cục sinh ngày 4;
- mạng Tam Cục sinh ngày 3; và
- mạng Nhị Cục sinh ngày 2.
Và,
như chúng ta đã biết, là:
- tháng sinh và giờ sinh quyết định vị trí an Mệnh;
- cung an Mệnh và Thiên Can của năm sinh quyết định Tử Vi Cục [cục hành + cục số];
- rồi cuối cùng là Tử Vi Cục [chỉ có cục số] và ngày sinh quyết định vị trí của sao Tử Vi.
Chúng
ta cũng đã biết những cục hành của Tử Vi Cục là từ bảng LTHG mà ra. Bây giờ thì đã đến lúc chúng ta phải hỏi: những
cục số của Tử Vi Cục là từ đâu mà ra? Một
câu trả lời nghiêm túc không phải dễ có!
Học
giả NVTA dường như rất tự tin để cho rằng những cục số của Tử Vi chính là độ số
của Hà Đồ. Nếu chỉ dựa trên cơ sở “quen
thuộc” hoặc “giống nhau” của những con số thì chưa đủ để chúng ta dám xác định
như vậy. Tuy nhiên, nếu để ý đến qui luật
thuận nghịch trong cách an sao Tử Vi đã trình bày ở đồ hình chỉ dẫn H22 thì
chúng sẽ nhận ra là những cục số không phải chỉ có số mà chúng còn có thuộc
tính âm dương kèm theo [âm chẳng, dương lẽ; âm xoay ngược kim đồng hồ, dương xoay thuận; âm lùi, dương tiến]. Nói một cách khác, những con số của Tử Vi Cục
không phải chỉ là một chuỗi số 6,5, 4, 3, 2 mà là chuỗi số âm dương -6, -4, -2,
+5, +3. Sự có mặt của thuộc tính âm
dương này bên cạnh những con số của Tử Vi Cục đã làm cho khả năng xác quyết rằng
những cục số là những độ số của Hà Đồ trở nên có cơ sở.
Chúng
ta có thể nhìn vấn đề từ một góc độ khác.
Như đã chứng minh rồi, 60 cục hành của Tử Vi Cục [5 nhóm Can của năm
sinh phối với 12 cung an Mệnh] cũng chính là 60 hành nạp âm trong bảng Lục Thập
Hoa Giáp. Mà trên cơ sở của Việt Dịch
thì: ngũ hành cùng với độ số Hà Đồ và với phương hướng . . . “bất khả ly.” Nói một cách khác:
- Thủy phải đi chung với độ số +1 -6 và hướng Bắc
- Mộc phải đi chung với +3 -8 và hướng Đông
- Hỏa phải đi chung với +7 -2 và hướng Nam
- Kim phải đi chung với +9 -4 và hướng Tây
- Thổ phải đi chung với + 5 -10 và trung tâm điểm của 4 hướng.
Một
khi hành và độ số bất khả ly thì “ngũ hành nạp âm” hay “ngũ hành nạp độ số”
cũng là như nhau. Điểm này rất quan trọng
vì không những có giúp giải mã bí ẩn của Tử Vi Cục mà còn củng cố cho lý thuyết
của Việt Dịch với các thuộc tính nhất quán, xuyên suốt, bao trùm.
H24: Việt Dịch Đồ
Thêm
vào đó, nhìn vào những độ số -6, -4, -2, +5, +3 nằm ở vòng ngoài của Việt Dịch
Đồ, vòng địa bàn, chúng ta thấy:
·
độ số -6 nằm hướng
chính Bắc của địa bàn;
·
độ số -4 nằm hướng
chính Tây của địa bàn;
·
độ số -2 nằm hướng
chính Nam của địa bàn;
·
độ số +5 nằm ở
trung tâm của bốn hướng; và
·
độ số +3 nằm tại
cung Dần.
Dần
là vị trí “kiến Đẩu Cương” của chòm sao Bắc Đẩu trong Tiểu Hùng Tọa [Ursa
Minor] ở tháng Giêng của lịch pháp, là chỗ khởi tháng sinh của Tử Vi, là mốc
liên kết giữa LTHG với Ngũ Hổ Độn và hành cục của Tử Vi, là nơi ngày sinh trùng
cục số, và . . . có thể đoán ra là tại đó mọi tính toán về sự vận hành của các
vì sao được qui chiếu [tương tự như là “registration mark” của một cổ máy phức
hợp chứa nhiều trục chuyển động tròn điều chỉnh độc lập nhưng trùng khớp với
nhau khi cổ máy vận hành.] Ba hướng
chính Bắc, chính Tây, chính Nam cộng một điểm trung tâm là vừa trọn đủ để xác định mọi
phương hướng. Xem ra những cục số -6,
-4, -2, +5, +3 của Tử Vi Cục được chọn [thay vì những cục số +1, +9, +7, -10,
-8] cũng không phải là ngẫu nhiên hoặc tùy tiện.
Bây
giờ chúng ta quay lại với LTHG và thay vì “nạp âm ngũ hành” chúng ta hãy thử “nạp
âm độ số” để xem kết quả ra sao. Khi nói nạp âm độ số là tác giả muốn nói tới
tiến trình nạp âm mà trong tiến trình đó tất cả qui luật nạp âm đều được sử dụng
như là nạp âm cho ngũ hành [chứ không phải cứ “thấy mặt đặt tên” như là thấy
Kim thì ghép -4 +9 vào bên cạnh.]
H29: Bảng LTHG Với Độ Số Nạp Âm Nằm Cạnh Ngũ Hành Nạp Âm
Rồi
đem đối chiếu hai cột “Ngũ Hành Nạp Âm” [cột 5 tính từ bìa trái] với cột “Độ Số
Nạp Âm” [cột 6] chúng ta có thể tổng kết như sau:
- tất cả hành Hỏa đều đi chung với -2 [+7];
- tất cả hành Thổ đều đi chung với +5 [-10];
- tất cả hành Kim đều đi chung với -4 [+9];
- tất cả hành Mộc đều đi chung với +3 [-8]; và
- tất cả hành Thủy đều đi chung với -6 [+1].
Kết quả này cho thấy quá rõ
là cục hành và cục số của Tử Vi Cục phải là thế này:
- Thủy + Lục Cục
- Thổ + Ngũ Cục
- Kim + Tứ Cục
- Mộc + Tam Cục
- Hỏa + Nhị Cục
Như vậy thì, như học giả NVTA
đã nhận xét, sách Tử Vi hiện hành đã có sự sai lạc. Ông đề nghị đổi Thủy Nhị Cục thành là Thủy Lục
Cục và Hỏa Lục Cục thành là Hỏa Nhị Cục.
Tác giả đồng ý với ông về đề nghị sửa sai. Tuy nhiên, cách thức san định lại thì lại
hoàn toàn khác với những gì học giả NVTA đã phác họa.
Học
giả NVTA đã đề nghị hoán vị hai hành Thủy-Hoả cho nhau dựa trên luận cứ chủ
quan cho rằng thứ tự ngũ hành nạp âm trong LTHG là không đúng. Nhưng luận cứ của ông đã sai từ nền móng, như
tác giả đã vạch ra cho thấy trong bài Giải Mã Bí Ẩn Lục Thập Hoa Giáp, cho nên
không thể dựa vào đó để sửa sai theo cách của ông dầu rằng nó có cho ra kết quả
mong muốn: Hỏa Nhị Cục và Thủy Lục Cục. Vì,
cũng trong bài viết đó, tác giả đã chứng minh và đưa ra nhận xét là ngũ hành nạp
âm trong LTHG hoàn toàn chính xác và có giá trị rất cao. Mà toàn bộ cục hành của Tử Vi thì không hai
không khác với toàn bộ ngũ hành nạp âm của LTHG, như đã được chứng minh ở phần
trên trong bài viết này. Cho nên, những cục hành của Tử Vi không sai. Và vì thế: không có cơ
sở để hoán vị hai hành Thủy-Hoả với nhau. Chỉ có cục số của Tử Vi là bị sai [và
tác giả chỉ dám nói là sai với điều kiện cục số của Tử Vi thực sự là đến từ độ
số của Hà Đồ]. Nói cho chính xác hơn là chỉ
có cục số của hành Thủy và cục số của hành Hỏa là bị sai. Cho nên, cái cần được san định lại là cục số của
Thủy và Hoả. Nhìn lại nội dung của H29 sẽ
giúp cho chúng ta thấy vấn đề rõ hơn.
Nói
tóm lại, trong vấn đề sửa sai, “hành” của Tử Vi Cục
không bị sai. Chỉ có “số” của Tử Vi Cục [liên
quan đến hai hành Thủy và Hỏa] bị sai mà thôi. Những gì liên quan tới
cục hành thì giữ nguyên. Những gì liên
quan tới cục số của hai hành Thủy-Hỏa thì cần san định lại. Tức là: thấy Thủy Nhị
Cục thì đổi Nhị Cục thành Lục Cục [Thủy giậm chân tại chỗ] và Thấy Hỏa Lục Cục
thì đổi Lục Cục thành Nhị Cục [Hỏa giậm chân tại chỗ]. Chỉ đơn giản như vậy.
Tuy
là đơn giản, nhưng hệ quả của sự san định lại thì không đơn giản. Trước hết một loạt điều chỉnh cần phải thực
hiện cho những bảng chỉ dẫn, những đồ hình chỉ dẫn, những ma trận chỉ dẫn, vân
vân. Thí dụ như chỉ trong phạm vi của
bài viết này là:
- những bảng chỉ dẫn tìm cục hành và cục số của VĐTTL [H17A], sau khi điều chỉnh sẽ giống như H30;
- bảng chỉ dẫn vị trí an sao Tử Vi cho mạng Hỏa Lục Cục [H20A], sau khi điều chỉnh sẽ thành bảng chỉ dẫn vị trí an sao Tử Vi cho mạng Hoả Nhị Cục, H31A;
- bảng chỉ dẫn vị trí an sao Tử Vi cho mạng Thủy Nhị Cục [H20E], sau khi điều chỉnh sẽ thành bảng chỉ dẫn vị trí an sao Tử Vi cho mạng Thủy Lục Cục, H31B;
- những bảng chỉ dẫn an sao Tử Vi của VĐTTL [H21], sau khi điều chỉnh sẽ giống như H32;
- đồ hình chỉ dẫn an sao Tử Vi (H22], sau khi điều chỉnh sẽ giống như H33.
H30: Bảng Chỉ Dẫn Tìm Cục Hành & Cục Số (Đã Sửa Sai)
H31A: Vị Trí An Sao Tử Vi Cho Hỏa Nhị Cục (Đã Sửa Sai)
H31B: Vị Trí An Sao Tử Vi Cho Thủy Lục Cục (Đã Sửa Sai)
H32: Bảng Chỉ Dẫn An Sao Tử Vi (Đã Sửa Sai)
H33: Đồ Hình Chỉ Dẫn An Sao Tử Vi (Đã Sửa Sai)
Và sau đó cần có sự điều chỉnh lại cách luận giải liên quan đến yếu tố ngũ
hành. Điều này mới thực sự khó khăn. Và dĩ nhiên những điều vừa nói chỉ là đề nghị
“nếu như có sự san định lại.”
Như vậy thì, trở lại vấn đề chính, rõ
ràng là các cục hành của Tử Vi Cục không có vấn đề gì cả do đó không cần có sự
hoán vị giữa hai hành Thủy-Hỏa như là học giả NVTA đã đề nghị. Thực ra thì chỉ có hai cục số -2 và -6 là cần
được hoán vị cho nhau. Sự thật này có
nghĩa là gì? Tác giả thực lòng xin lỗi học
giả NVTA để phải nói rằng: nó có nghĩa là toàn bộ lý luận và sự sáng tạo của
ông cho cái gọi là Lạc Việt Hoa Giáp không có cơ sở để tồn tại, và theo đó có
thể nói là Lạc Việt Độn Toán của ông được xây dựng trên “nền đất không có chân.”
Dưới lăng kính của Việt Dịch thì vấn đề Tử Vi Cục không còn là điều bí ẩn. Ngay cả Lạc Việt Hoa Giáp và Lạc Việt Độn
Toán cũng phơi bày.
Và qua tiến trình giải mã vừa rồi, chúng
ta không nhìn thấy bóng dáng của ngũ hành phổ cập. Bởi vì ngũ hành của Tử Vi Cục thực ra chỉ là
ngũ hành nạp âm của LTHG. Mà LTHG thì được
kiến tạo trên nền móng của ngũ hành nguyên thủy. Mà lý thuyết của ngũ hành nguyên thủy thì
khác xa với lý thuyết của ngũ hành phổ cập.
Những cố gắng vận dụng hai qui luật
sinh khắc của ngũ hành phổ cập để giải thích cấu trúc của Tử Vi Cục và những “bí ẩn” khác trong Tử Vi chỉ là những nỗ lực vô ích và vô vọng.
Thêm một lần nữa chúng ta thấy cấu
trúc của Tử Vi không được kiến tạo trên nền tảng của lý thuyết ngũ hành phổ cập. Nó được kiến tạo trên nền tảng của lý thuyết
ngũ hành
nguyên thủy, như đã được trình bày trong Việt Dịch. Nói một cách khác, lý ngũ hành phổ cập không
đủ khả năng để giải thích những vấn đề liên quan đến ngũ hành. Lý thuyết ngũ hành mà không thể giải thích được
những vấn đề liên quan đến ngũ hành thì thử hỏi không cho là “một thất bại thảm
hại” thì cho nó là gì?
tiếp theo: Giải Mã Những Bí Ẩn Trong Tử Vi - bài 5
No comments:
Post a Comment