Wednesday, November 3, 2010

Giải Mã Bí Ẩn Lục Thập Hoa Giáp - Hà Hưng Quốc (#4)


Những bí ẩn của Lục Thập Hoa Giáp hoàn toàn phơi bày dưới lăng kính Việt Dịch. Cách tiếp cận mới đưa đến những khám phá lạ khiến chúng ta tự hỏi phải chăng tổ tiên Lạc Việt mới chính là chủ nhân đích thực của Bảng Lục Thập Hoa Giáp?

trở về: Giải Mã Bí Ẩn Lục Thập Hoa Giáp - bài 3

4. GIẢI MÃ NỘI DUNG CỦA LTHG
QUA LĂNG KÍNH VIỆT DỊCH ĐỒ
Bên cạnh những thắc mắc về nguyên lý và những quy luật nạp âm của LTHG có lẽ chúng ta cũng không khỏi tự hỏi 30 tên gọi của Mệnh Niên trong bảng LTHG từ đâu mà có và thông tin chứa đựng trong mỗi cái tên đó thực sự muốn nói cái gì?  Với cụm chữ thực sự muốn nói cái gì chúng ta đã có chủ ý muốn loại trừ những lời bàn tùy tiện, vớ vẫn mà chúng ta nghe thấy tràn ngập trong lãnh vực lý số.  Với tác giả, mỗi cái tên gọi trong bảng LTHG chỉ có giá trị khi nó chứa đựng đầy đủ thông tin có được từ kết quả nạp âm liên quan đến mệnh niên mà nó đại diện.  Ngược lại, nếu mỗi cái tên gọi trong LTHG không có chứa đựng những thông tin trong đó thì không có lý do gì để dựa vào tên gọi của mệnh niên mà lý giải lòng vòng. 
Nếu mỗi tên gọi cho từng mệnh niên trong bảng LTHG là có chứa đựng những thông tin và là những thông tin đặc thù cho mệnh niên nó đại diện đúng như chúng ta nghĩ, vậy thì, câu hỏi được đặt ra là những thông tin đó gồm có những gì?  Tên gọi có hợp lý với những thông tin cho tên gọi đó hay không?  Cấu trúc của những thông tin đó có tính hệ thống, có tính quy luật, có tính nhất quán, có tình khách quan hay không?  Có thể dựa vào sự khảo sát những thông tin và tên gọi để quyết đoán tình trạng tam sao thất bổn,” nếu có, trong bảng LTHG hay không?                              
Trước khi tiến hành khảo sát, chúng ta hãy xem qua bảng LTHG mà tôi, người viết, đã tự chính mình tiến hành nạp âm theo những qui luật đã nói và đã kiểm tra xong sự chính xác của nó.  Trong bảng LTHG giáp này, H30, chúng ta thấy có tất cả là 5 cột.  Cột thứ nhất là Thiên can, cột thứ hai là Địa Chi, cột thứ ba là thông tin lấy ra từ Việt Dịch Đồ cho từng Địa Chi liên hệ, cột thứ tư là hành nạp âm, và cột thứ năm là tên gọi của từng hành nạp âm (niên mệnh) theo Hán thư từ trước đến giờ.




Trong cột thứ ba có 4 thuật ngữ có lẽ hơi lạ với nhiều người.  Bốn từ đó là Hàn Thổ, Vũ Thổ, Thử Thổ và Lộ Thổ.  Thực ra chúng là 4 hành Thổ của 4 Quí Thìn, Tuất, Sửu, Mùi.  Gọi là Hàn Thổ (đất lạnh) vì ở Sửu là Thổ của mùa Đông dưới tiết khí Tiểu Hàn (lạnh nhẹ) và Đại Hàn (lạnh gắt).  Gọi là Vũ Thổ (đất nhiều mưa) vì ở Thìn là Thổ của mùa Xuân dưới tiết khí Thanh Minh (xanh mát) và Cốc Vũ (mưa mùa gieo trồng).  Gọi là Thử Thổ (đất nóng) vì ở Mùi là Thổ của mùa Hè dưới tiết khí Tiểu Thử (nóng nhẹ) và Đại Thử (nóng gắt).  Gọi là Lộ Thổ (đất sương móc) vì ở Tuất là Thổ của mùa Thu dưới tiết khí Hàn Lộ (sương mù) và Sương Giáng (sương móc).  
Trong phần phân tích nội hàm bên dưới, khi 4 loại Thổ này nằm ở vế “chồng” thì được coi là yếu tố nội và sẽ được hiểu là đất.  Còn như nằm ở vế “vợ” thì được coi là yếu tố ngoại và sẽ được hiểu là môi trường.  Cho mỗi cặp vợ chồng của hành mệnh, tác giả lấy ra toàn bộ thông tin liên hệ nằm trong 5 cột, gọi nó là nội hàm, và sẽ tiến hành phân tích những thông tin cho từng cặp tuổi một theo thứ tự từ trên xuống dưới như thứ tự trong bảng 60 hoa giáp.   Và dưới đây là kết quả:


Giáp Tí & Ất Sữu - Hải Trung Kim:   
@ Nội Hàm: Sắt (Kim) trong/trên/của Nước (-6 Quý Thủy) + Tượng mênh mông, tượng xanh biếc (Càn) + Môi trường lạnh (Hàn Thổ).
@ Giải Thích: Nội hàm mô tả chất khoáng nằm trong nước biển.
@ Nhận Xét: Ở đây sắt là chất sắt, nói cho chính xác hơn là chất khoáng nằm trong nước biển. Nước (-6 Quý Thủy) cộng với tượng mênh mông, xanh biếc (Càn) và môi trường lạnh (Hàn Thổ)  là hình ảnh của biển. Tên gọi Hải Trung Kim với ý nghĩa Sắt Trong Biển hay là Chất Khoáng Trong Biển hay là Muối Trong Biển thì rất hợp với thông tin trong nội hàm.

Độ mặn hay độ muối được ký hiệu S‰ (S viết tắt từ chữ salinity - độ mặn) là tổng lượng (tính theo gram) các chất hòa tan chứa trong 1 kg nước. Trong hải dương học, người ta sử dụng độ muối (salinity) để đặc trưng cho độ khoáng của nước biển, nó được hiểu như tổng lượng tính bằng gam của tất cả các chất khoáng rắn hoà tan có trong 1 kg nước biển. . .” (Nguồn: Wikilmedia).
 
Bính Dần & Đinh Mão – Lư Trung Hỏa:
@ Nội Hàm: Lửa (Hoả) trong/trên/của Cây (+3 Giáp Mộc) + Tượng cái lò, tượng núi đồi (Cấn) + Tượng gió (Tốn) + Tượng cây to (-8 Ất Mộc). 
@ Giải Thích: Nội hàm mô tả hình ảnh của rừng đang cháy. 
@ Nhận Xét: Tên gọi Lư Trung Hỏa với ý nghĩa Lửa Trong Lò rất hợp lý vì nó giải thích được tất cả mọi yếu tố trong nội hàm. Tuy nhiên yếu tố Mộc ở đây là rừng (+3 Giáp Mộc là cỏ cây nhỏ đi chung với -8 Ất Mộc là cây to = mô tả rừng) và gió ở đây cũng là một trong những yếu tố chính, và hai điều này làm cho giải thích Lửa Trong Lò trở nên thiếu thuyết phục.  Nếu hiểu Lư Trung Hỏa với ý nghĩa Lửa Của Rừng Đang Cháy hoặc với ý nghĩa Rừng Cháy Như Lửa Giữa Lò (một so sánh với những gì gần gủi) thì hoàn toàn hợp lý, vì một rừng cây khi cháy sẽ nóng như là ở giữa lò lửa và hình ảnh cơn bão lửa đó có gió cuộn lửa, lửa cuộn gió nuốt trửng cả rừng cây rất phù hợp với nội hàm.


Mậu Thìn & Kỷ Tỵ - Đại Lâm Mộc:
@ Nội Hàm: Cây (Mộc) trong/trên/của Đất nhiều mưa (Vũ Thổ) + Tượng đất rộng, tượng nuôi dưỡng (Khôn) + Khí ấm (-2 Đinh Hỏa). 
@ Giải Thích: Nội hàm mô tả hình ảnh của những cánh rừng vùng nhiệt đới.
@ Nhận Xét: Đất rộng, khí ấm và nhiều mưa là môi trường để cho rừng phát triển.  Tên gọi Đại Lâm Mộc với ý nghĩa là Cây Rừng Lớn rất hợp lý với nội hàm.  Ở đây đất rộng, nhiều mưa và khí ấm nuôi dưỡng rừng. 



Canh Ngọ & Tân Mùi - Lộ Bàng Thổ:
@ Nội Hàm: Đất (Thổ) trong/trên/của Lửa (+7 Bính Hỏa) + Tượng mặt trời, mặt trăng, tinh tú (Ly) + Môi trường nóng bức (Thử Thổ). 
@ Giải Thích: Nội hàm mô tả hình ảnh cánh đồng dưới sức đốt của mặt trời giữa ban trưa mùa hè. 
@ Nhận Xét: Tên gọi Lộ Bàng Thổ với ý nghĩa là Đất Bên Đường (lộ bàng = bên đường) hay Đất Đường Đi như cách hiểu phổ cập tuy nghe có lý nhưng không khế hợp với nội hàm.  Yếu tố lửa ở đây không phải thiệt lửa mà chỉ là sức nóng của mặt trời mùa hè (+7 Bính Hỏa + Ly + Thử Thổ).  Nếu hiểu Lộ Bàng Thổ với ý nghĩa là Đất Đồng Giữa Trưa Hè (Lộ = phơi bày, ngoài đồng + Bàng = bàng ngọ 傍午= gần trưa) bị thiêu đốt dưới sức nóng của mặt trời ban trưa thì hoàn toàn hợp lý.  

 Nắng nóng đến nứt nẻ ruộng đất miền Trung” (Nguồn: Dân Trí). 

Nhâm Thân & Quý Dậu - Kim Phong Kim:
@ Nội Hàm: Sắt (Kim) trong/trên/của Sắt (+9 Canh Kim) + Tượng chất lõng bị bao bọc (Đoài) + Chất sắt (-4 Tân Kim) + Tượng chấn động, xuất ra (Chấn)
@ Giải Thích:  Nội hàm mô tả chất khoáng thoát ra từ miệng núi lửa. 
@ Nhận Xét: Nếu nói Kim Phong (金風) là gió Tây hoặc Kiếm Phong (劍鋒) là mũi gươm thì không phù hợp với nội hàm.  Còn cho rằng Kim Phong Kim có nghĩa là Kim Loại Bọc Kim Loại (như là một thanh gươm nằm trong vỏ gươm) thì có phần đúng với nội hàm nhưng không hợp lý khi xét trong tương quan với toàn nhóm Thân-Dậu.  Yếu tố Sắt (+9 Canh Kim) và chất sắt (-4 Tân Kim) không phải thiệt sắt mà chỉ là kim loại trong đá nham đã nguội.  Tượng chất lỏng bị bao bọc (Đoài) và tượng chấn động, xuất ra (Chấn) là tượng dung nham trào ra nhưng không thấy có yếu tố lửa,  vì là núi lửa đã ngưng hoạt động.  Cho nên, nếu hiểu Kim Phong Kim trong ý nghĩa là Kim Khoáng Của Núi Đá Nham ( phong = ngọn núi; Kim Phong = núi đá nham) thì hoàn toàn hợp lý.


Tảng đá bazan khổng lồ cao đến 280m hình thành từ nham thạch núi lửa bị gió, mưa xâm thực dần tạo thành. Theo các nhà khoa học, trong lần phun sau cùng của núi lửa, sức đẩy lên quá yếu khiến dung nham không thoát được ra khỏi miệng núi để trào ra ngoài. Dung nham nằm ngay miệng núi lửa tạo thành một nút đậy; phải mất hàng chục năm, miếng nút đậy này nguội dần thành khối đá cứng: đá bazan. Trải qua thời gian dài, gió mưa xói mòn mảng sườn núi lửa, dần dần đến lớp dung nham nguội này.” (Nguồn: khoahoc. com.vn)


 
Một trong những thành quả nổi tiếng sau quá trình núi lửa phun trên khắp một vành đai lửa rộng lớn và suốt nhiều giai đoạn vận động tạo sơn cách nhau cả triệu năm, có lẽ là ghềnh Đá Đĩa ở tỉnh Phú Yên. Ghềnh Đá Đĩa là một danh thắng đã được Nhà nước Việt Nam xếp hạng Thắng cảnh quốc gia từ lâu. Khi dung nham tuôn chảy gặp không khí bên ngoài, dần dà đông kết lại thành hàng vạn hàng triệu cột bazan hình lục lăng, ngũ giác, lục giác nằm đều chằn chặn và cũng khá tùy hứng. Các nhà khoa học gọi đấy là “bazan dạng cột”. Đến ghềnh Đá Đĩa, bạn sẽ chiêm ngưỡng các cột đá nằm ngang dọc, xiên xẹo thành cả ngọn núi trước biển rất kỳ thú.” (Nguồn: vietnamtourism info.com)

Giáp Tuất & Ất Hợi – Sơn Đầu Hỏa:
@ Nội Hàm: Lửa (Hỏa) trong/trên/của Đất mà cây khó mọc (Lộ Thổ) + Tượng khe hở (Khảm) + Chất lỏng chảy (+1 Nhâm Thủy). 
@ Giải Thích: Nội hàm mô tả hình ảnh dung nham hực lửa trên miệng của một núi lửa.
@ Nhận Xét: Lộ Thổ là đất kim, mà đất kim thì có thể là cát biển cây khó mọc, cũng có thể là đất núi cây khó mọc, cũng có thể là đất ủng cây khó mọc. Ở đây là một vùng đất núi lửa đang hoạt động nên cây khó mọc vì sức nóng. Lửa (Hỏa) của chất lỏng chảy (+1 Nhâm Thủy) từ trong đất (Lộ Thổ) theo khe hở (Khảm) thoát ra, tức là dung nham nóng chảy trào ra hoặc phun ra, từ miệng của một núi lửa.  Tên gọi Sơn Đầu Hỏa, có nghĩa là Lửa Trên Đầu Núi, rất đúng với ý nghĩa của nội hàm. 


Bính Tí & Đinh Sửu– Giáng Hạ Thủy:
@ Nội Hàm: Nước (Thủy) trong/trên/của Nước (-6 Quý Thủy) + Tượng mênh mông, tượng xanh biếc, tượng mông lung (Càn) + Môi trường lạnh (Hàn Thổ).
@ Giải Thích: Nội hàm mô tả hình ảnh của một mặt biển phủ kín sương mù.
@ Nhận Xét: Nước (Thủy) cộng với tượng mông lung (Càn) là hình ảnh sương mù.  Nước (-6 Quý Thủy) cộng với tượng mênh mông, xanh biếc (Càn) và môi trường lạnh (Hàn Thổ) là hình ảnh của biển.  Tên gọi Giáng Hạ Thủy với ý nghĩa Mặt Biển Mù Sương rất là hợp lý.  

Những làn sương mù như những dải lụa trắng theo gió xuân bủa vây kín các khu vực Đảo ngọc Cát Bà.” (Nguồn: tinmoitruong.vn)

Mậu Dần & Kỷ Mão – Thành Đầu Thổ:
@ Nội Hàm: Đất (Thổ) trong/trên/của Cây (+3 Giáp Mộc) + Tượng núi đồi (Cấn) + Tượng gió (Tốn) + Tượng cây to (-8 Ất Mộc). 
@ Giải Thích: Nội hàm mô tả chỗ đất giữa một vùng núi rừng cao nguyên rộng lớn. 
@ Nhận Xét: Tên gọi Thành Đầu Thổ với ý nghĩa Vùng Đất Rộng Cao Nguyên ( thành = thửa đất vuông 10 dậm, đầu = chỗ cao nhất) rất là hợp lý.  Thổ  ở đây còn có thể là điền thổ.  Như vậy Thành Đầu Thổ còn có thể hiểu là Đất Ruộng Trên Vùng Cao Nguyên.  
  

Canh Thìn & Tân Tỵ - Bạch Lạp Kim:
@ Nội Hàm: Sắt (Kim) trong/trên/của Đất nhiều mưa (Vũ Thổ) + Tượng đất rộng, tượng nuôi dưỡng (Khôn) + Khí ấm (-2 Đinh Hỏa). 
@ Giải Thích: Nội hàm mô tả hình ảnh những hạt lúa vàng cho ra hạt gạo trắng. 
@ Nhận Xét: Tên gọi Bạch Lạp Kim với ý nghĩa Vàng Chân Đèn hoặc Vàng Trong Nến Rắn tuy có vẻ hợp lý nhưng không giải thích được yếu tố khác của nội hàm như là nhiều mưa, đất rộng, khí ấm. Nếu hiểu bạch lạp (白鑞) là một thứ pha chì lẫn với thiếc để hàn đồ thì cũng có vẻ hợp lý nhưng không đủ để giải thích những yếu tố khác.  Nếu hiểu bạch lạp (白蠟) là sáp ong màu trắng và kim là chất khoáng trong sáp thì có vẻ hợp lý, nhưng không đủ để giải thích những yếu tố khác.  Nếu hiểu bạch lạp là lạp thể không màu, có hình dạng không xác định, phân bố trong các bộ phận không màu của thực vật bậc cao, nhất là ở các mô phôi, ngọn rễ, ngọn thân, cánh hoa màu trắng, nội nhũ của hạt và nếu hiểu Lạp Kim là lạp chứa khoáng chất thì tên gọi Bạch Lạp Kim có nghĩa là Lạp Khoáng Vô Sắc nghĩ cũng có lý, nhưng đây là hiểu biết khoa học, với trình độ hiểu biết thời cổ thì khó có thể cho đây là một giải thích tốt.  Nếu hiểu lạp là Bạch Lạp Kim với ý nghĩa Màu Trắng Của Hạt Gạo hoặc Màu Vàng Của Hạt Gạo hay Màu Vàng Của Hạt Lúa (bạch lạp 白粒 = hạt gạo; Kim = màu trắng hoặc vàng) thì hoàn toàn cũng hợp lý. Mưa nhiều, đất rộng, khí ấm là môi trường thuận lợi cho việc trồng lúa nước cho nên hình ảnh lúa vàng đi liền với môi trường này điều tự nhiên.  Ở đây đất rộng, nhiều mưa và khí ấm nuôi dưỡng lúa. 



We offer Silver-n-gold rice to our clients, which is known for its rich aroma, freshness and quality. We ensure that these are husk free and can be made available to our clients in quantity as required by them.” (Nguồn: Anoup Enterpises)


Nhâm Ngọ & Quý  Mùi - Dương Liễu Mộc:
@ Nội Hàm: Cây (Mộc) trong/trên/của Lửa (+7 Bính Hỏa) + Tượng đỏ rực (Ly) + Môi trường nóng bức (Thử Thổ). 
@ Giải Thích: Mô tả một loại cây nở hoa đỏ rực trong mùa hè, cây thạch lựu.
@ Nhận Xét: Dương Liễu Mộc là một loại cây bao phủ bởi lá dài và nhọn (+9 Canh Kim) phát ra âm Kim sol# La (-4 Tân Kim + Chấn) và mọc cạnh hồ nước (Đoài).  Còn nội hàm ở đây mô tả một loài cây khác không phải là Dương Liễu Mộc.  Xét xa hơn thì chúng ta thấy tên Dương Liễu Mộc lại hoàn toàn phù hợp với nội hàm của Canh Thân-Tân Dậu và ngược lại tên Thạch Lựu Mộc thì hoàn toàn phù hợp với nội hàm của Nhâm Ngọ-Quý Mùi.  Hay nói một cách khác, có tình trạng tréo cẳng ngổng là nội hàm của Canh Thân-Tân Dậu thì rõ  ràng là phù hợp với tên Dương Liễu Mộc (nhưng Hán Thư thì ghi Thạch Lựu Mộc) còn nội hàm của Nhâm Ngọ-Quí Mùi thì rõ ràng là phù hợp với Thạch Lựu Mộc (nhưng Hán Thư thì ghi Dương Liễu Mộc).  Phải chăng trong quá khứ đã có người hoán vị hai tên gọi này vì một lý do nào đó không rõ?  Và nếu là vậy thì cần có một sự điều chỉnh để Dương Liễu Mộc và Thạch Lựu Mộc trở về đúng vị trí của chúng.  Hay nói cho rõ hơn hành mệnh của Nhâm Ngọ-Quí Mùi bây giờ là Thạch Lựu Mộc.  
@ Điều Chỉnh: Đổi “Nhâm Ngọ-Quí Mùi - Dương Liễu Mộc” thành ra “Nhâm Ngọ-Quí Mùi - Thạch Lựu Mộc.”


Thạch lựu hoa đỏ ơi là đỏ! . . . chữ Hán là 石楠花, tiếng Anh là Rhododendron” (Nguồn: halinhnb.wordpress. com).  Thạch Lựu tiếng Nhật gọi là JAKUROU じゃくろう石榴. Hoa lựu nở đỏ vào tháng năm âm lịch là dấu hiệu báo cho mùa hè trở lại bên cạnh hoa Phượng Vĩ. Trong Truyện Kiều của Nguyễn Du có những câu thơ nhắc đến thạch lựu như   Dưới trăng quyên đã gọi hè. Đầu tường lửa lựu lập loè đâm bông.”  Trong Bích Câu Kỳ Ngộ cũng có “Lựu phun lửa hạ, mai chào gió đông. Xanh xanh dãy liễu, ngàn thông, Cỏ lan lối mục, rêu phong dấu tiều.“ Ngô Chi Lan, nữ sĩ đời nhà Lê, trong bài thơ vịnh cảnh mùa hạ cũng nhắc tới màu đỏ của hoa thạch lựu “Gió bay bông lựu đỏ tơi bời. Tựa gốc cây đu đứng nhởn chơi. Oanh nọ tiếc xuân còn vỗ cánh. Én kia nhớ cảnh cũng gào hơi.  Và nữ sĩ Anh Thơ thời tiền chiến cũng mô tả cảnh trưa hè “Trời trong biếc không qua mây gợn trắng. Gió nồm nam lộng thổi cánh diều xa. Hoa lựu nở đầy một vườn đỏ nắng. Lũ bướm vàng lơ đãng lướt bay qua.”  

Giáp Thân & Ất Dậu - Tuyền Trung Thủy:
@ Nội Hàm: Nước (Thủy) trong/trên/của Sắt (+9 Canh Kim) + Tượng chất lỏng bị bao bọc (Đoài) + Chất sắt (-4 Tân Kim) + Tượng chấn động, xuất ra (Chấn). 
@ Giải Thích: Nội hàm mô tả hình ảnh một hồ nước trên miệng núi lửa đã ngưng hoạt động. 
@ Nhận Xét: Hình ảnh mô tả trong nội hàm có thể là một cái đầm nước lớn mà trước đó nó vốn là một mỏ kim loại đã được khai thác và bỏ trống (sắt -4 Tân Kim + đào xới Chấn) rồi nước mưa tụ thành đầm. Cũng có thể là một túi khoáng trong lòng đất có một dòng chảy ngầm đi ngang qua mang theo chất khoáng trong nước thành con suối nước khoáng. Cũng có thể là một hồ nước mà chỗ trũng là miệng của một núi lửa đã ngừng hoạt động. So sánh 3 giải thích thì giải thích sau cùng là hợp lý hơn cả.  Vì yếu tố Sắt (+9 Canh Kim) và chất sắt (-4 Tân Kim) không phải thiệt sắt mà chỉ là kim loại trong đá nham đã nguội. Tượng chất lỏng bị bao bọc (Đoài) và tượng chấn động, xuất ra (Chấn) là tượng dung nham trào ra, nhưng không có yếu tố lửa vì là núi lửa đã ngưng hoạt động. Hiểu Tuyền ()là con lăn hình tròn hay tuyền/ toàn ()là đồng tiền hình tròn) hay Tuyền () là ngọc đều đúng cả, nhưng có lẽ đúng hơn hết nếu hiểu Tuyền Trung là Tròn Ở  Giữa vì đó là hình dạng tự nhiên của miệng núi lửa thường thấy.  Như vậy, Tuyền Trung Thuỷ là Nước Hồ Tròn hoặc Nước Miệng Núi Lửa là hợp lý.   



  Yeak Laom Volcano Lake - (Nguồn: SovannAngkor)

 
Laach Lake - Volcano Caldera (Nguồn: FDW)

  Biển Hồ Chư Đăng Ya - (Đỗ Lãng Quân)

Nước không bao giờ cạn, không bao giờ đầy, các thành vách xung quanh Biển Hồ rất tròn, rất cong đều, giống hệt cái thành bát” của một “bát nước” mà chúng ta mới chỉ “chan canh” lưng lưng. . . Rất tiếc ở khu vực không có điểm cao để chụp được những miệng núi lửa tròn xoe của Biển Hồ một cách “xúc cảm” hơn, nhưng đúng là nó rất tròn. Ông Dánh tin nếu tát nước đi, Biển Hồ sẽ tròn bốn bề như “lòng chảo” Chư Đăng Ya, chỉ có điều cái miệng âm của nó sẽ là hun hút vô tận vào tít trong lòng đất (với các miệng dương, vì nhô lên mặt đất, nên trong quá trình phun trào nó đã gãy thành hình chóp nón cụt) (Nguồn: Blog của Đỗ Lãng Quân).

Bính Tuất & Đinh Hợi - Ốc Thượng Thổ:
@ Nội Hàm: Đất (Thổ) trong/trên/của Đất mà cây khó mọc (Lộ Thổ) + Tượng sông ngòi, tượng nước chảy tràn vào chổ thấp (Khảm +1 Nhâm Thủy). 
@ Giải Thích: Nội hàm mô tả hình ảnh phù sa theo nước nổi tràn vào làm màu mở đồng bằng. 
@ Nhận Xét: Tên gọi Ốc Thượng Thổ, có nghĩa là Đất Ổ Con Tò Vò hoặc là Đất Trên Nóc Nhà theo cách hiểu phổ cập thì không hợp lý vì chỉ giải thích được duy nhất yếu tố Thổ mà thôi.  Hiểu theo nghĩa Ốc Thượng Thổ là Đất Phù Sa Trên Mặt Ruộng (ốc thổ 沃土 là đất tốt, đất mầu mở và thượng là phía trên và ốc cũng có nghĩa là rót vào, bón tưới) thì hoàn toàn hợp lý.  Lộ Thổ là đất kim, mà đất kim thì có thể là cát biển cây khó mọc, cũng có thể là đất núi cây khó mọc, cũng có thể là đất ủng cây khó mọc.  Khó mọc cho hầu hết các thứ cây nhưng lại là môi trường thích hợp cho cây lúa nước.  Tượng nước chảy tràn vào chỗ thấp (Khảm +1 Nhâm Thủy) gợi lên hình ảnh của mùa nước nổi.  Đồng bằng đều bị ngập và phù sa cũng theo nước vào để bón cho ruộng đồng, tức Đất Phù Sa (Ốc Thượng Thổ) trên Đất Ruộng (Lộ Thổ) ngập nước cây khó mọc.  


Mậu Tí & Kỷ Sữu – Phích Lịch Hỏa:
@ Nội Hàm: Lửa (Hoả) trong/trên/của Nước (-6 Quý Thủy) + Tượng mênh mông, xanh biếc (Càn) + Môi trường lạnh (Hàn Thổ).
@ Giải Thích: Nội hàm mô tả hình ảnh của một biển nước mênh mông ngời ánh dạ quang trong đêm tối.
@ Nhận Xét: Tên gọi Tích Lịch Hỏa hoặc Phích Lịch Hỏa với ý nghĩa Lửa Sấm Sét (sét đánh thình lình gọi là phích lịch 霹靂) theo cách hiểu phổ cập thì không được hợp lý, vì nội hàm không có chứa yếu tố sấm sét.  Nếu hiểu Phích Lịch Hỏa với ý nghĩa là Lửa Của Chất Cháy Lân Tinh thì có phần nào hợp lý vì lân tinh là một loại nhiên liệu có thể cháy trong nước nhưng không thể nào giải thích được yếu tố biển cả mênh mông. Nếu hiểu Tích Lịch Hỏa với ý nghĩa là Chất Đốt Lỏng từ trong thiên nhiên ở một vùng có khí hậu lạnh và hoang vu, thí dụ như chất đốt lỏng đó là dầu thô và vùng lạnh đó là ở Liên Xô, thì cũng có lý (vì chữ tượng thanh tích lịch 淅瀝 có nghĩa là tí tách, là âm vang của chất lỏng rớt xuống hoặc phụt lên rồi rớt xuống) nhưng vẫn không giải thích được yếu tố biển cả mênh mông. Nếu hiểu Tích Lịch Hỏa với ý nghĩa Lửa Ánh Sáng Của Ngọc Trai (tích là sáng hoặc tích là chẻ ra, lịch là hào quang của ngọc) thì cũng có lý vì nó giải thích được tất cả yếu tố mà quan trọng hơn hết là yếu tố biển cả, nhưng thực tế ánh sáng của ngọc trai không đủ để gọi là lửa do đó chưa hoàn toàn hợp lý. Nếu hiểu Tích Lịch Hỏa với ý nghĩa Ánh Sáng Của Ngọc (tích là sáng, lịch là đá  sõi) thì càng hợp lý hơn vì cổ nhân thời xa xưa có thể đã gọi ngọc là đá sỏi có ánh sáng,” loại ngọc nhặt được từ những chỗ cát đá ven biển có thể là hồng ngọc, điển hình là vùng Phan Rang và Đà Nẵng đã từng nhặt được rất nhiều hồng ngọc. Nếu giải thích Phích Lịch Hỏa đơn giản là Lân Tinh Trên Mặt Biển hay Ánh Dạ Quang Ngời Trên Mặt Biển vào những đêm tối trời mùa lạnh thì có lẽ hợp lý hơn hết.  Nước (-6 Quý Thủy) cộng với tượng mênh mông, xanh biếc (Càn) và môi trường lạnh (Hàn Thổ) là hình ảnh của biển.  Lửa trong/trên/của nước chỉ có thể là ánh dạ quang ngời sáng trong nước biển, những ai đi biển đêm đều biết hiện tượng này.        

Nét độc đáo của chuyến tham quan còn nằm ở phần sau khi hoàng hôn buông xuống vịnh Phang Nga. Không chỉ ngắm hoàng hôn đầy thơ mộng trên biển, du khách còn có cơ hội cùng hướng dẫn viên địa phương tham gia nghi lễ mô phỏng theo lễ Loi Kratong  ngay trên thuyền. Anh chàng hướng dẫn trẻ măng tên Kate giải thích rằng đây là nghi lễ truyền thống của người Thái tổ chức vào ngày rằm đầu tuần tháng 11 hàng năm để tạ ơn thần nước nước và cầu mong điều tốt lành đến với mọi người. Lễ vật thả xuống biển gồm những bông hoa được trang trí nhiều màu sắc, gắn trên vòng tròn làm bằng thân cây chuối và nhang, đèn. Khi màn đêm buông xuống, du khách rời thuyền lớn để ngồi trên những chiếc thuyền kayak, đi vào hang động để làm lễ hiến tế với thần linh. Không hề có ánh sáng của đèn điện mà thay vào đó là những ngọn nến lung linh dưới mặt biển trong đêm tối, mỗi du khách sẽ cầu nguyện điều tốt lành đến với mình, đến với nhân loại giữa cảnh hoang vu của biển khơi. Chưa kể theo hướng dẫn của anh chàng Kate, chúng tôi đưa tay quẫy nước ngay phía dưới thuyền thì một cảnh tượng tuyệt vời hiện ra trước mắt- giữa bóng tối, mặt nước lấp lánh bởi chất dạ quang trông không khác những viên đá quý đang phát quang bên dưới. Ngay cả phần nước nơi mái chèo cũng sáng lên theo từng nhịp chèo khiến du khách chỉ biết xuýt xoa.”  (Trích: Kỳ Thú Vịnh Phang Nga của Vân Anh, Lê Hân)

 
Màu nước biển xanh dạ quang trào lên qua từng đợt sóng xô vào bờ cát. Tại sao lại vậy nhỉ? Phát quang có lẽ là hiện tượng không mấy xa lạ với tất cả mọi người. Nếu như ma trơi là hiện tượng lân quang phát ra bởi khí photpho dày đặc tại các nghĩa địa thì làn sóng xanh biết... phát sáng lại chính là hiện tượng phát quang dưới biển mà chúng ta dễ dàng quan sát thấy khi đêm về. Chúng mình cùng tìm hiểu và khám phá sự thật thú vị về điều kì diệu này nhé! Đầu tiên phải khẳng định rằng, nước biển cũng giống như nước bình thường, hoàn toàn trong suốt, không có màu. Màu nước biển mà ta nhìn thấy ban ngày thực chất ra đó là sự phản chiếu ánh sáng Mặt trời tạo thành mà thôi. Còn vào ban đêm, thay vì phần lớn màu đen, ở một số địa điểm cụ thể trên Trái đất, du khách sẽ được chiêm ngưỡng màu nước biển xanh dạ quang trào lên qua từng đợt sóng xô vào bờ cát. Đây chính là hiện tượng làn sóng phát dạ quang xanh.”  (Nguồn: kenh14.vn )

Canh Dần & Tân Mão - Tòng Bách Mộc:
@ Nội Hàm: Cây (Mộc) trong/trên/của Cây (+3 Giáp Mộc) + Tượng núi đồi (Cấn) + Tượng gió (Tốn) + Tượng cây lớn (-8 Ất Mộc). 
@ Giải Thích: Nội hàm mô tả hình ảnh của rừng tùng bách nằm trên đồi núi.
@ Nhận Xét: Tên gọi Tùng Bách Mộc với ý nghĩa Rừng Tùng Bách là có lý.

 Rừng Tùng tại núi Tùng Lĩnh ở Quỳnh Xuân.” (Nguồn: datnghe.com)

Một quần thể rừng Bách xanh (Calocedrus rupestris) mọc trên núi đá vôi vừa được phát hiện tại Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.  Đây là quần thể rừng Bách xanh nguyên sinh lớn nhất còn lại ở Việt Nam, được xác định tồn tại trên 500 năm tuổi. Quần thể rừng Bách xanh này được phát hiện do công của Giáo sư Leonid Avereyanov (Viện thực vật Khamarop – Nga), Giáo sư Phan Kế Lộc (Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh học Việt Nam) và cán bộ Trung tâm nghiên cứu khoa học và cứu hộ-Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng. Bách xanh là loài cây quý hiếm của rừng Việt Nam sinh sống trên núi đá vôi ở độ cao 700-1000 mét. Rừng Bách xanh ở Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng được phân bố trên phạm vi rộng hơn 2.400 ha. Phong Nha-Kẻ Bàng là khu bảo tồn có độ che phủ và tỷ lệ rừng nguyên sinh lớn nhất trong các khu bảo tồn thiên nhiên ở Việt Nam. Sự phong phú của địa chất địa mạo đã tạo cho Phong Nha-Kẻ Bàng 15 kiểu sinh cảnh rộng lớn, với 10 kiểu thảm thực vật quan trọng đã được xác định; độ che phủ của rừng ở đây đã đạt 93,57%; trong đó, diện tích rừng nguyên sinh đạt trên 83,74%. Tại đây có nhiều sinh cảnh đặc biệt, đáng chú ý nhất là các sinh cảnh rừng tự nhiên còn tương đối nguyên sinh trên núi đá vôi với diện tích hơn 71.000 ha, chiếm 82% diện tích rừng Phong Nha-Kẻ Bàng. Đặc biệt, ở đây còn tồn tại kiểu rừng kín thường xanh nhiệt đới trên núi đá vôi ở độ cao trên 700 mét với tổng diện tích hơn 22.500 ha. Đây là kiểu rừng độc đáo nhất ở Việt Nam và thế giới, trong đó, rừng Bách xanh được xác định là loài mới và đặc hữu trên núi đá vôi của Việt Nam, được coi là kiểu rừng duy nhất trên thế giới có tầm quan trọng đặc biệt toàn cầu.” (Nguồn: TTXVN). 


Nhâm Thìn & Quý Tỵ - Trường Lưu Thủy:
@ Nội Hàm: Nước (Thủy) trong/trên/của Đất nhiều mưa (Vũ Thổ) + Tượng đất rộng, tượng nuôi dưỡng (Khôn) + Khí ấm (-2 Đinh Hỏa). 
@ Giải Thích: Nội hàm mô tả hình ảnh một con sông dài nước chảy quanh năm. 
@ Nhận Xét: Tên gọi Trường Lưu Thủy với ý nghĩa là Con Sông Dài hoặc Dòng Chảy Dài hoặc Dòng Chảy Không Dứt theo cách hiểu phổ cập là hoàn toàn hợp lý.  Thông tin trong nội hàm cho thấy một dòng chảy (Khôn còn là tượng ngăn chắn = hai bờ của dòng chảy) có lưu lượng lớn và liên tục vì nằm trên vùng đất nhiều mưa nên tiếp nhận nhiều nước.  Ở đây đất rộng, nhiều mưa và khí ấm nuôi dưỡng sông.

(Nguồn: gtc.com)

Giáp Ngọ & Ất Mùi – Sa Trung Kim:
@ Nội Hàm: Sắt (Kim) trong/trên/của Lửa (+7 Bính Hỏa) + Tượng mặt trời, mặt trăng, tinh tú (Ly) + Môi trường nóng bức (Thử Thổ).
@ Giải Thích: Nội hàm mô tả hình ảnh trăng sáng trong đêm hè và màu vàng của trăng giống như là màu cát. 
@ Nhận Xét: Tên gọi Sa Trung Kim với ý nghĩa Vàng Trong Cát tuy có vẻ hợp lý nhưng không ổn vì chưa giải thích những yếu tố khác trong nội hàm. Yếu tố lửa (+7 Bính Hỏa) ở đây không phải thiệt lửa mà chỉ là ánh sáng của mặt trăng phát ra từ trên bầu trời (Ly).  Còn Thử Thổ ở đây là chỉ về môi trường chứ không thiệt là cát đất.  Cho nên Sa Trung ở đây chỉ có thể là màu vàng của trăng.  Ánh sáng đỏ của ráng chiều được so sánh với lửa, ánh sáng trắng của tinh tú được so sánh với nước, thì ánh sáng vàng của trăng có lý nào không thể so sánh với cát?  Sự hợp lý không những xét trong tương quan với nội hàm của chính nó mà còn xét trong tương quan với những nội hàm khác trong nhóm Ngọ-Mùi.  Như vậy, nếu hiểu Sa Trung Kim là Ánh Vàng Như Trong Cát (Kim = màu vàng + Sa Trung = giữa đám cát) hay chính xác hơn là Màu Vàng Của Ánh Trăng thì hợp lý hơn. 



Bính Thân & Đinh Dậu - Sơn Hạ Hỏa:
@ Nội Hàm: Lửa (Hoả) trong/trên/của Sắt (+9 Canh Kim) + Tượng chất lỏng bị bao bọc (Đoài) + Chất dung nham (-4 Tân Kim) + Tượng chấn động, xuất ra (Chấn). 
@ Giải Thích: Nội hàm mô tả một núi lửa trào dung nham nóng và chảy tràn xuống chân núi (dung nham chỉ trào ra và tràn xuống chứ không phun ra như Sơn Đầu Hỏa). 
@ Nhận xét: Ở đây Lửa trong Sắt là chỉ về dung nham nóng chảy.  Tượng chất lỏng bị bao bọc (Đoài) và tượng chấn động, xuất ra (Chấn) là tượng dung nham trào ra. Tên gọi Sơn Hạ Hỏa, có nghĩa là Hỏa Nham Dưới Chân Núi, được nhiều người giải thích là Lửa Dưới Núi, thật sự rất hợp lý.   



Mậu Tuất & Kỷ Hợi – Bình Địa Mộc:
@ Nội Hàm: Cây trong/trên/của Đất mà cây khó mọc (Lộ Thổ) + Tượng sông ngòi, tượng nước chảy tràn vào chổ thấp (Khảm +1 Nhâm Thủy). 
@ Giải Thích: Nội hàm mô tả hình ảnh cây lúa trên những cánh ruộng ngập nước.
@ Nhận Xét: Tên gọi Bình Địa Mộc với ý nghĩa Cây Dưới Bình Nguyên không được hợp lý lắm vì chưa phù hợp với tất cả thông tin trong nội hàm.  Lộ Thổ là đất kim mà đất kim thì có thể là cát biển cây khó mọc, cũng có thể là đất núi cây khó mọc, cũng có thể là đất ủng cây khó mọc.  Ở đây tượng nước chảy tràn vào chổ thấp (Khảm +1 Nhâm Thủy) thì đất đó là đất ủng. Mọi thứ cây trên đất ủng đều không thể sống, ngoại trừ cây lúa nước.  Nếu hiểu Bình Địa Mộc là Cây Trên Ruộng Nước thì hoàn toàn hợp lý.  Và cây trên ruộng nước chỉ có thể là Cây Lúa Nước.          



Canh Tí & Tân Sữu – Bích Thượng Thổ:
@ Nội Hàm: Đất (Thổ) trong/trên/của nước (-6 Quý Thủy) + Tượng mênh mông, xanh biếc (Càn) + Môi trường lạnh (Hàn Thổ).
@ Giải Thích: Nội hàm mô tả hình ảnh của những hải đảo nổi lên giửa một biển nước mênh mông.
@ Nhận Xét: Tên gọi Bích Thượng Thổ với ý nghĩa là Đất Ổ Tò Vò hay Đất Trên Tường như đa số thường hay lý giải không hợp lý với nội hàm.  Nước (-6 Quý Thủy) cộng với tượng mênh mông, xanh biếc (Càn) và môi trường lạnh (Hàn Thổ) là hình ảnh của biển.  Nếu hiểu Bích Thượng Thổ với ý nghĩa là Đất Ở Trên Màu Xanh Biếc (Bích là màu xanh biếc của nước biển và Bích Thượng Thổ dịch sát nghĩa là đất ở trên màu xanh biếc) hoặc Đảo Trên Biển Xanh thì hoàn toàn hợp lý.  Đứng từ núi cao nhìn ra biển thì người ta sẽ nhận ra những hải đảo đúng là chính xác với sự mô tả “đất ở trên nền xanh biếc.”  


Nhâm Dần & Quí Mão – Kim Bạc Kim:
@ Nội Hàm: Sắt (Kim) trong/trên/của Cây (Giáp +3 Mộc) + Tượng núi đồi, tượng cái lò (Cấn) + Tượng gió (Tốn) + Tượng cây to (Ất -8 Mộc). 
@ Giải Thích: Nội hàm mô tả hình ảnh của rừng núi bị tro phủ kín.
@ Nhận Xét: Tên gọi Kim Bạc Kim với ý nghĩa Chất Khoáng Của Tro trong lò là hợp lý ( Bạc = đốt, hơ nóng), một cái lò đã nguội (thiếu yếu tố lửa trong nội hàm), và chất khoáng lấy từ cây tức là chất khoáng của tro sau khi đốt.  Tuy nhiên, nếu nhìn nội hàm này trong tương quan với nội hàm của Bính Dần & Đinh Mão – Lư Trung Hoả thì thấy chưa hoàn toàn hợp lý.  Nếu hiểu Kim Bạc Kim là Chất Khoáng Của Tro nhưng là tro của một cánh rừng sau khi cháy thì sẽ hợp lý hơn; vì có cùng một nội hàm với Lư Trung Hỏa nhưng yếu tố Kim thay cho yếu tố Hoả tức là chỉ còn lại tro sau khi cháy, thiếu yếu tố lửa là vì nó đã nguội.  Kim Bạc Kim cũng có thể là Chất Khoáng Của Tro do một núi lửa nằm gần đâu đó đã phun ra và phủ xuống núi rừng ( Bạc = nổ vì lửa).  Xét 3 trường hợp thì thấy trường hợp 2 và 3 đều hợp lý như nhau.

"Những bãi tro núi lửa màu xám trắng trải dài. Những vách đá cũng một màu tro xám lạnh lẽo dựng thẳng đứng. . ." (Nguồn: Lên Đỉnh Núi Lửa Pinatobo của Tập San Du Lịch.)

"Chaiten Volcano Aftermath: From the North Edge of the Caldera" (Nguồn: LostRingo - Panoramio.com)

 “Làng Kaliadem, Yogyakarta, Indonesia phủ đầy tro trắng xám của núi lửa Merapi phun vào tháng 11, 2010” (Nguồn: Trisnadi AP)

Giáp Thìn & Ất Tỵ - Phúc Đăng Hỏa:
@ Nội Hàm: Lửa (Hỏa) trong/trên/của Đất nhiều mưa (Vũ Thổ) + Tượng đất rộng, tượng nuôi dưỡng (Khôn) + Khí ấm (-2 Đinh Hỏa).
@ Giải Thích: Nội hàm mô tả ánh sáng tỏa ra từ bụng của những con đom đóm. 
@ Nhận Xét: Tên gọi Phúc Đăng Hỏa với ý nghĩa là Lửa Đèn hay Lửa Đèn Nhỏ như cách hiểu phổ cập tuy nghe có lý nhưng không làm sao giải thích được những yếu tố quan trọng khác là mưa, đất rộng, và khí ấm.  Nếu hiểu Phúc Đăng Hỏa với ý nghĩa là Đom Đóm Bay Trước Mặt (phúc là trước mặt, đăng là bay lên, hỏa là lửa và phúc đăng hỏa dịch sát là lửa bay lên trước mặt) thì rất hợp lý vì khế hợp với tất cả thông tin trong nội hàm.  Nhưng tại sao đom đóm chỉ bay trước mặt mà không là chung quanh?  Cái vô lý là ở chỗ đó.  Nếu hiểu Phúc Đăng Hỏa là Lửa Đèn Bụng (phúc = bụng, đăng = đèn, hỏa = lửa) hay nói cho chính xác hơn là Ánh Sáng Đom Đóm thì hoàn toàn hợp lý.  Ánh sáng của đom đóm phát ra từ bụng của nó. Ngày xưa người ta gọi ánh sáng đom đóm là đèn thì không có chi là lạ. Và ngay cả dùng ánh sáng đom đóm thay đèn cũng không có chi là lạ. Thời tiết Kinh Trập (côn trùng tưng bừng) Cốc Vũ (mưa gieo trồng) và khí hậu ấm áp của Vũ Thổ là điều kiện thích hợp cho đom đóm sinh sôi nảy nở.  Ở đây đất rộng, nhiều mưa và khí ấm nuôi dưỡng côn trùng.

Đom đóm hay bọ phát sáng là những loài côn trùng cánh cứng nhỏ được gọi chung là họ Đom đóm (Lampyridae) có khả năng phát quang. Đom đóm là động vật tiêu biểu cho vùng ôn đới mặc dù phần lớn các loài sống ở vùng nhiệt và cận nhiệt đới. Chúng là những sinh vật có tập tính hoạt động về ban đêm, con đực thường có cánh và bay vào những đêm đầu mùa hạ. Nhiều loài, con cái không có cánh. Con đực, con cái và ấu trùng phát ra ánh sáng lạnh và thường có màu đỏ cam hay vàng xanh; một số loài thậm chí trứng cũng phát quang. Người ta cho rằng, ánh sáng giữ vai trò quan trọng trong tập tính sinh sản của chúng với mục đích hấp dẫn con khác giới. Tuy nhiên, ở ấu trùng thì sự phát sáng nhằm mục đích cảnh báo các động vật ăn thịt là chủ yếu, do ấu trùng đom đóm chứa các hóa chất có mùi vị khó chịu và có thể là độc đối với các động vật ăn thịt khác. (Trích: Đom Đóm - Wikipedia)

Những đốm sáng lập loè lúc sẩm tối. Tôi reo lên một mình, Mùa đom đóm tới rồi! . . . Tôi nhớ thưở nhỏ ở làng quê tôi mê đom đóm lắm, mê từ những câu chuyện người xưa bắt đom đóm bỏ trong vỏ trứng gà, lá mướp để làm ánh sáng đọc sách, học hành vì chưa có đèn dầu, bóng điện. Thời tôi sống thì đèn điện đã sáng sủa rồi, nhưng tôi trốn Mẹ bắt đom đóm đem vào màn thả bay để tưởng tượng mình đang nằm giữa ngàn sao trong giải Ngân Hà mỗi đêm.   Đêm nay, bạn hãy ra ngồi sân sau, biết đâu bạn chẳng thấy đom đóm lập loè. Đơn sơ nhưng thật huyền ảo. Đêm qua, tôi đã sửng sốt ngắm nhìn. Những con đom đóm lập loè bay giữa bóng đêm, những ngôi sao con toát ra ánh sáng quanh tôi, những ánh dạ quang thơ mộng và hy vọng. Đêm dẫu đen tối đến mức nào mà có chút ánh sao, có chút dạ quang của đom đóm thì vẫn còn hy vọng và thơ mộng.  Đêm nay, tôi sẽ ra ngồi sân sau, lại lặng lẽ ngắm nhìn khúc luân vũ của những vì sao con của tôi, từ khu vườn rau nho nhỏ sau nhà. Tôi sẽ bắt vài con bỏ vào lọ thuỷ tinh, để ngay trên bàn ngủ, nằm trên giường nằm mơ thấy mình đang còn ở quê hương bắt đom đóm bỏ vào màn hồn bay vút tới ngàn sao. (Trích: Mùa Đom Đóm - Nguyên Đỗ).

Bính Ngọ & Đinh Mùi – Thiên Hà Thủy:
@ Nội Hàm: Nước (Thủy) trong/trên/của Lửa (+7 Bính Hỏa) + Tượng mặt trời, mặt trăng, tinh tú (Ly) + Môi trường nóng bức.
@ Giải Thích: Mô tả hình ảnh của dãy Ngân Hà sáng rực như dòng sông trên trời trong những đêm hè.
@ Nhận Xét: Yếu tố lửa (+7 Bính Hỏa) ở đây không phải thiệt lửa mà chỉ là ánh sáng của tinh tú phát ra từ trên bầu trời (Ly). Còn nước ở đây không phải thiệt nước mà chỉ là màu trắng bạc tạo nên bởi ánh sáng tinh tú.  Tên gọi Thiên Hà Thủy với ý nghĩa Nước Của Sông Trời hoặc với ý nghĩa Ánh Sáng Của Ngân Hà là có lý. 

Dải Ngân Hà là thiên hàhệ Mặt Trời nằm trong đó. Trong văn học nó còn có tên gọi là sông Ngân. Nó xuất hiện trên bầu trời như một dải sáng trắng kéo dài từ chòm sao Tiên Hậu về phía bắc và chòm sao Nam Thập Tự về phía nam. Dải Ngân Hà sáng hơn về phía chòm sao Nhân Mã là chỗ trung tâm của dải Ngân Hà. Một dữ kiện thực tế là dải Ngân Hà chia bầu trời thành hai phần xấp xỉ bằng nhau chứng tỏ hệ Mặt Trời nằm rất gần với mặt phẳng của thiên hà này. Từ Ngân Hà có nguồn gốc từ tiếng Trung Hoa, và cũng được sử dụng tại Nhật Bảnbán đảo Triều Tiên. (Trích: Ngân Hà - Wikipedia).

Mậu Thân & Kỷ Dậu - Đại Trạch Thổ:
@ Nội Hàm: Đất (Thổ) trong/trên/của Sắt (+9 Canh Kim) + Tượng chất lõng bị bao bọc (Đoài) + Chất sắt (-4 Tân Kim) + Tượng chấn động, xuất ra (Chấn). 
@ Giải Thích: Nội hàm mô tả hình ảnh một vùng đất có hồ nước lớn là miệng núi lửa ngưng hoạt động. 
@ Nhận Xét: Hình ảnh mô tả trong nội hàm có thể là một mỏ khoáng sản đã khai thác và bỏ trống nên nước tụ lại thành đầm.  Cũng có thể là một miệng núi lửa đã ngưng hoạt động nên nước tụ lại thành hồ. So sánh hai giải thích thì hồ nước trên miệng núi lửa ngưng hoạt động là có lý hơn vì thời cổ xưa có lẻ chưa có hoạt động khai thác mỏ ở cấp độ đáng kể.  Yếu tố Sắt ở đây không phải thiệt sắt mà là kim khoáng trong nham thạch (+9 Canh Kim hợp cộng -4 Tân Kim = kim loại và chất khoáng trộn chung trong dung nham nóng chảy). Tượng chất lõng bị bao bọc (Đoài) và tượng chấn động, xuất ra (Chấn) là tượng dung nham trào ra. Là núi lửa mà không thấy yếu tố hỏa là vì núi lửa đã ngưng hoạt động.  Như vậy nội hàm cho thấy hồ nước lớn do núi lửa cấu thành.  Tên gọi Đại Trạch Thổ với ý nghĩa Vùng Đất Có Hồ Lớn (大澤 đại trạch = hồ lớn) hoặc Vùng Đất Có Hồ Xanh Sẫm (cái gì xanh sẫm gọi là đại ) là có lý.    


Canh Tuất & Tân Hợi – Xuyến Xoa Kim:
@ Nội Hàm: Sắt (Kim) trong/trên/của Đất mà cây khó mọc (Lộ Thổ) + Tượng sông ngòi, tượng nước chảy tràn vào chổ thấp (Khảm +1 Nhâm Thủy). 
@ Giải Thích: Nội hàm mô tả hình ảnh của cái cày trên ruộng lúa ngập nước. 
@ Nhận Xét: Tên gọi Xuyến Xoa Kim với ý nghĩa Vàng Trang Sức hoặc Trâm Vòng Bằng Vàng theo cách hiểu phổ cập thì hoàn toàn không có lý vì nó chỉ giải thích được duy nhất yếu tố Kim mà thôi.  Lộ Thổ là đất Kim, mà đất Kim thì có thể là cát biển cây khó mọc, cũng có thể là đất núi chứa kim loại cây khó mọc, cũng có thể là đất ủng cây khó mọc. Ở đây vùng đất ngập nước không phải là hình ảnh của một vùng đất chết mà là một vùng đồng ruộng trồng lúa nước, xét trong tương quan với toàn nhóm Tuất-Hợi. Nếu hiểu Xuyến Xoa Kim với ý nghĩa Sắt Của Cây Cày sử dụng trong nông nghiệp (xuyến là xén, là cắt một lớp mõng + xoa/thoa là cái chạng lớn bằng gổ) hoặc hiểu Xuyến Xoa Kim là Sắt Của Chạc Xâu Lúa (xuyến là xâu lại với nhau thành chùm +  xoa là cái chạc để móc lúa) thì hợp lý, vì những dụng cụ nông nghiệp này không những giải thích hết mọi yếu tố trong nội hàm mà còn phù hợp với hình ảnh một vùng trồng lúa nước.


Trong di chỉ khảo cổ cho ta một bộ sưu tập các lưỡi cày bằng đồng phong phú, vào giữa và cuối thời kỳ Đông Sơn đã xuất hiện khá nhiều đồ sắt và đồ đồng đã chuyển sang các loại vật dụng trang trí và tinh xảo hơn. Ở giai đoạn đầu, Văn hóa Phùng Nguyên, công cụ bằng đá còn chiếm ưu thế, nền kinh tế còn mang tính chất nguyên thuỷ. Sang đến giai đoạn Đồng Đậu, Gò Mun và nhất là Đông Sơn, nhiều loại hình công cụ bằng đồng ra đời và ngày càng phong phú như lưỡi cuốc, lưỡi cày, lưỡi thuổng, xẻng, lưỡi rìu, v.v. Mỗi loại hình công cụ sản xuất cũng có các kiểu dáng khác nhau. Trong khoảng 200 chiếc lưỡi cày bằng đồng có tới 4 kiểu dáng, đó là lưỡi cày hình tam giác có họng tra cán to khoẻ được phân bố ở dọc sông Thao; lưỡi cày cánh bầu dục, hình thoi được phân bố ở vùng đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam, lưỡi cày hình thoi được phân bố tập trung ở vùng sông Mã, lưỡi cày hình xẻng vai ngang phân bố ở vùng làng Vạc. Cuốc bao gồm lưỡi cuốc có lỗ tra cán, cuốc hình tam giác, cuốc có vai, cuốc chữ U, cuốc hình quạt, v.v. Rìu có rìu chữ nhật, rìu tứ diện lưỡi xoè, rìu hình lưỡi xéo, hình bàn chân, rìu lưỡi lệch. Ngoài ra còn có lưỡi liềm đồng, công cụ lao động bằng sắt. Sự tiến bộ của công cụ sản xuất đã thúc đẩy nền kinh tế ngày càng phát triển, đạt đến một trình độ khá cao. Nền kinh tế bao gồm nhiều ngành, nghề, trong đó nông nghiệp trồng lúa nước chiếm địa vị chủ đạo, phổ biến rộng rãi khắp lãnh thổ từ trung du đến đồng bằng, ven biển. Với việc chế tạo ra lưỡi cày và nông nghiệp dùng cày đã thay thế cho nền nông nghiệp dùng cuốc, đánh dấu bước phát triển mới, mạnh mẽ trong nền kinh tế thời Hùng Vương. Với việc ra đời nhiều loại hình công cụ sản xuất bằng đồng còn chứng tỏ bước tiến về kỹ thuật canh tác của cư dân bấy giờ. Nông nghiệp dùng cày là nguồn cung cấp lương thực chính nuôi sống xã hội, trở thành cơ sở chủ yếu của mọi hoạt động khác.  Những di cốt trâu, bò nhà, tìm thấy trong cùng một di tích văn hóa Đông Sơn, hình bò khắc hoạ trên mặt trống đồng chứng tỏ cư dân thời Hùng Vương đã sử dụng trâu, bò làm sức kéo trong nông nghiệp. Những dấu tích thóc, gạo, những công cụ gặt hái tìm thấy ở các di chỉ thuộc văn hóa Đông Sơn. Di tích thóc, gạo tìm thấy ở làng Vạc gồm 2 nồi gốm trong đó có nhiều hạt thóc, vỏ trấu tìm thấy trong thạp đồng. Các công cụ gặt hái có liềm, dao gặt, nhíp. Nhiều thư tịch cổ cũng ghi chép về sự hiện diện của nghề nông trồng lúa nước thời Hùng Vương như các sách Di vật chí của Dương Phù thời Đông Hán, Thuỷ Kinh Chú của Lịch Đạo Nguyên, thời Bắc Nguỵ, Vân đài loại ngữ của Lê Quý Đôn, v.v. chứng tỏ sự phổ biến và phát triển mạnh mẽ của nghề trồng lúa nước thời Hùng Vương. (Nguồn: Văn Minh Lúa Nước – Wikipedia; Hình Lưỡi Cày Đồng Thế  Kỷ 3-1 TCN – Dân Trí).

Nhâm Tí & Quý Sữu – Tang Đố Mộc:
@ Nội Hàm: Cây (Thổ) trong/trên/của nước (-6 Quý Thủy) + Tượng mênh mông, xanh biếc (Càn) + Môi trường lạnh (Hàn Thổ).
@ Giải Thích: Nội hàm mô tả hình ảnh khúc gỗ thủy táng đang trôi trên một biển nước mênh mông và lạnh. 
@ Nhận xét: Tên gọi Tang Đố Mộc với ý nghĩa Cây Dâu hoặc Gỗ Cây Dâu thì không hợp lý vì nó chỉ giải thích được duy nhất yếu tố Mộc. Nước (-6 Quý Thủy) cộng với tượng mênh mông, xanh biếc (Càn) và môi trường lạnh (Hàn Thổ) là hình ảnh của biển.  Nếu hiểu Tang Đố Mộc là Gỗ Thủy Táng liệm xác người chết trong đó (Tang là táng, chôn) hay nói chính xác hơn là Mộ Thuyền thì hoàn toàn hợp lý.

 
“Rất nhiều mộ thuyền cổ đã được ông [Tăng Bá] Hoành và các cộng sự khai quật. . . Cách đây hàng ngàn năm, vùng đất này, nhiều nơi còn là đầm lầy lụt lội, sông ngòi chằng chịt. Cư dân Đông Sơn sinh sống, đi lại chủ yếu bằng thuyền, bè. ‘Sống ngâm da, chết ngâm xương, sống trên thuyền thì chết cũng ở trên thuyền.’ Chính cuộc sống sông nước đã tạo ta tín ngưỡng mộ thuyền đặc sắc.” (Nguồn: Kỳ Nhân Ở “Nghĩa Địa Mộ Cổ - Tin 7/24)
    
Các di chỉ mộ thuyền được tìm thấy rất nhiều ở các tỉnh ven biển như Thái Bình, Hải Dương, Nam Định, Ninh Bình mà cách nay hơn 2 ngàn năm nằm giáp với biển Bắc Bộ, cho thấy họ có nguồn gốc và liên hệ mật thiết với biển.  Mộ thuyền cũng đã được tìm thấy ở nhiều nơi ở Đông Nam Á (Kalimantan, Thái Lan, Phi Luật Tân). Đối với cư dân gần nước, khi sống họ dùng thuyền khi mất chiếc thuyền cũng đưa họ đi qua thế giới bên kia. Theo Goboulew, trong buổi lễ chiêu hồn Tiwah của người Dayak ở Borneo, khi có người mất, họ có “thuyền vàng” đưa linh hồn người mất đến thiên đường giữa hồ mây. Theo ông Trịnh Cao Tưởng nghiên cứu về đình làng Việt Nam, vị trí và địa thế lành hướng về sông nước của đình làng và kiến trúc đình Việt Nam mang hình tượng của một con thuyền hay cái lầu thuyền cho thấy âm hưởng của tâm thức người xưa vẫn còn để lại ảnh hưởng trong cuộc sống của người Việt Nam.  (Trích: Khảo cổ Việt Nam soi sáng văn minh Đông Sơn của Nguyễn Đức Hiệp)

Giáp Dần & Ất Mão - Đại Khê Thủy:
@ Nội Hàm:  Nước (Thủy) trong/trên/của Cây (+3 Giáp Mộc) + Tượng núi đồi (Cấn) + Tượng gió (Tốn) + Tượng cây to (-8 Ất Mộc). 
@ Giải Thích: Nội hàm mô tả một dòng chảy giữa rừng núi. 
@ Nhận Xét: Tên gọi Đại Khê Thủy với ý nghĩa Nước Khe Lớn là chính xác.


Bính Thìn & Đinh Tỵ - Sa Trung Thổ:
@ Nội Hàm: Đất (Thổ) trong/trên/của Đất nhiều mưa (Vũ Thổ) + Tượng đất rộng, nuôi dưỡng (Khôn) và khí ấm (-2 Đinh Hỏa). 
@ Giải Thích: Nội hàm mô tả một loại đất lấy ra từ lòng đất ẩm ướt của vùng khí hậu ấm và mưa nhiều.  Đó là đất sét, đất làm gốm. 
@ Nhận Xét: Tên gọi Sa Trung Thổ với ý nghĩa Đất Trong Cát hoặc Đất Pha Cát theo những cách giải thích phổ cập tuy nghe ra có lý nhưng không hợp với nội hàm vì còn nhiều thông tin chưa được xét tới.  Nếu hiểu Sa Trung Thổ là Đất Sét hoặc Đất Làm Đồ Gốm thì hoàn toàn hợp lý.  Khôn không những là tượng đất rộng, tượng nuôi dưỡng mà còn là tượng dung chứa.  Đất làm gốm thường là được đào lấy từ lòng đất.  Và thường là những vùng đất nhiệt đới nhiều mưa có chứa nhiều đất sét.     


“Mỏ sét gạch ngói Khánh Bình ( ấp Tân Bình, xã Tân Hiệp, huyện Tân Uyên, Bình Dương ). Mỏ sét có nguồn gốc trầm tích, công suất khai thác cho phép 200.000 m3/năm. Các loại sét vàng, sét trắng, sét trắng đỏ dùng làm nguyên liệu sản xuất gạch ngói, gạch gốm. . . .” (Nguồn: Bimico.com)

Mậu Ngọ & Kỷ Mùi – Thiên Thượng Hỏa:
@ Nội Hàm: Lửa (Hỏa) trong/trên/của Lửa (+7 Đinh Hỏa) + Tượng mặt trời, mặt trăng, tinh tú (Ly) + Môi trường nóng bức (Thử Thổ).  

@ Giải Thích: Nội hàm mô tả hình ảnh bình minh hoặc hoàng hôn với màu  đỏ rực rở như là lửa cháy một góc trời trong một ngày mùa hè. 
@ Nhận Xét: Yếu tố lửa (+7 Bính Hỏa) ở đây không phải thiệt lửa mà chỉ là ánh sáng của mặt trời phát ra từ trên bầu trời (Ly).  Tên gọi Thiên Thượng Hỏa với ý nghĩa Lửa Trên Trời hoặc Lửa Mặt Trời Mọc là chính xác.  
  

Từ phía cuối chân trời, một vầng đỏ rực đội biển đi lên. Bình minh nhuộm khắp không gian biển bằng một màu đỏ cam thật đẹp.” (Nguồn: countryflower87’s blog)

Các sắc thái đỏ và cam chói của bầu trời khi xảy ra Mặt Trời mọc và khi Mặt Trời lặn chủ yếu là do tán xạ ánh sáng Mặt Trời bởi các hạt bụi, tro cùng các xon khí dạng lỏng và rắn khác có trong khí quyển Trái Đất. Các sắc màu đỏ và cam được gia tăng này khi Mặt Trời mọc và khi Mặt Trời lặn về mặt toán học được giải thích bằng thuyết Mie hay xấp xỉ lưỡng cực rời rạc. Khi không có các hạt nhỏ này trong tầng đối lưu, chẳng hạn sau các trận mưa dông lớn thì sắc màu đỏ còn lại và ít mãnh liệt hơn được giải thích bằng tán xạ Rayleigh đối với ánh sáng Mặt Trời của các phân tử không khí. Các sắc màu khi Mặt Trời lặn nói chung rực rỡ và chói lọi hơn các sắc màu của bầu trời khi Mặt Trời mọc, do nói chung có nhiều hạt nhỏ và xon khí trong không khí buổi chiều so với không khí buổi sáng. Không khí ban đêm cũng thường là lạnh hơn và ít gió hơn, cho phép các hạt bụi, tro bị trầm lắng xuống thấp hơn trong khí quyển, làm giảm lượng tán xạ Mie vào lúc Mặt Trời mọc. Tán xạ Mie giảm xuống cũng tương ứng với sự sụt giảm lượng ánh sáng đỏ và cam tán xạ khi Mặt Trời mọc. Tuy nhiên, cường độ màu khi Mặt Trời mọc có thể vượt qua cường độ màu sắc khi Mặt Trời lặn nếu như có các đám cháy lớn ban đêm, phun trào núi lửa hay bão bụi ở phía đông của người quan sát. Một loạt các vụ phun trào núi lửa gần đây, chẳng hạn các vụ phun trào của núi Pinatubo năm 1991 và Krakatoa năm 1883, là đủ lớn để tạo ra các Mặt Trời mọc và Mặt Trời lặn đáng ghi nhớ trên toàn thế giới.  Trong khi tro và bụi từ các vụ phun trào núi lửa có xu hướng làm giảm sắc màu khi Mặt Trời lặn khi chúng bị mắc lại trong phạm vi tầng đối lưu, thì khi bị giữ trong tầng bình lưu thì các đám mây mỏng chứa các giọt nhỏ axít sulfuric từ núi lửa có thể sinh ra các sắc màu sau khi Mặt Trời lặn rất đẹp và rực rỡ, gọi là ráng chiều (vãn hà dư huy). Một loạt các vụ phun trào núi lửa gần đây, chẳng hạn các vụ phun trào của núi Pinatubo năm 1991 và Krakatoa năm 1883, đã sinh ra các đám mây chứa axít sulfuric tại tầng bình lưu đủ lớn để tạo ra các ráng chiều sau Mặt Trời lặn đáng ghi nhớ (và cả ráng trước Mặt Trời mọc) trên khắp thế giới. Các đám mây ở cao độ lớn phục vụ như là tấm gương phản chiếu ánh sáng Mặt Trời (bị đỏ hóa mạnh vẫn còn rọi tới tầng bình lưu sau Mặt Trời lặn) xuống mặt đất. (Nguồn: Mặt Trời Lặn – Wikipedia; Hình Ráng Chìều của Hoang Khai Nhan).

Canh Thân & Tân Dậu - Thạch Lựu Mộc:
@ Nội Hàm: Cây (Mộc) trong/trên/của Sắt (+9 Canh Kim) + Tượng chất lỏng bị bao bọc (Đoài) + Chất sắt (-4 Tân Kim) + Tượng chấn động (Chấn).
@ Giải Thích:  Nội hàm mô tả hình ảnh của loài cây dương xỉ mọc ở vùng đất núi lửa. 
@ Nhận Xét: Có thể cho rằng nội hàm mô tả một loại cây bao phủ bởi lá dài và nhọn (+9 Canh Kim) phát ra âm Kim sol# La (-4 Tân Kim + Chấn) và mọc cạnh hồ nước (Đoài).  Loại cây đó chính là dương liễu.  Tên Thạch Lựu Mộc hoàn toàn không phù hợp với nội hàm của Canh Thân–Tân Dậu.  Xét xa hơn thì chúng ta thấy tên Thạch Lựu Mộc lại hoàn toàn phù hợp với nội hàm của Nhâm Ngọ-Quí Mùi.  Nói một cách khác, có tình trạng tréo cẳng ngỗng là nội hàm của Canh Thân-Tân Dậu thì rõ ràng phù hợp với tên Dương Liễu Mộc (thế nhưng Hán Thư thì ghi Thạch Lựu Mộc) còn nội hàm của Nhâm Ngọ-Quí Mùi thì rõ ràng phù hợp với Thạch Lựu Mộc (thế nhưng Hán Thư thì ghi Dương Liễu Mộc).  Phải chăng trong quá khứ đã có người hoán vị hai tên gọi này vì một lý do nào đó không rõ?  Và nếu là vậy thì cần có một sự điều chỉnh để Dương Liễu Mộc và Thạch Lựu Mộc trở về  đúng vị trí của chúng.  Hay nói cho rõ hơn hành mệnh của “Canh Thân-Tân Dậu bây giờ là Dương Liễu Mộc.  Nhưng dừng lại ở đây cũng chưa phải là ổn.  Nếu xét trong tương quan với những nội hàm khác cùng nhóm Thân-Dậu thì cũng có thể cho rằng nội hàm mô tả một loại cây có khả năng mọc trên vùng đất có hàm lượng kim khoáng rất cao (cây trong sắt +9 Canh Kim và -4 Tân Kim) và đất đó là đất núi lửa (tượng chất lỏng bị bao bọc Đoài + tượng chấn động, xuất ra Chấn) và loài cây đó là dương xỉ.  Như vậy nó là Dương Liễu Mộc hay là Dương Xỉ Mộc? Trong hai trường hợp thì Dương Xỉ Mộc có sức thuyết phục hơn khi xét trong tương quan với toàn thể nội dung của nhóm Thân-Dậu. Phải chăng trong quá khứ đã có sự ghi chép sai lầm chữ Dương Xỉ với Dương Liễu?  Mà Dương Liễu là loại cây quen thuộc với người Hán trong khi Dương Xỉ là loại cây gần gủi với người Việt cổ.              
@ Đề Nghị: Đổi “Canh Thân-Tân Dậu - Thạch Lựu Mộc” thành ra “Canh Thân-Tân Dậu - Dương Xỉ Mộc.”   

Liễu rũ có tên khoa học là Salix babylonica, thuộc họ Liễu - Salicaceae, phân bố tự nhiên chủ yếu ở Trung Quốc. Người Trung Quốc gọi cây Phi lao là Mộc ma hoàng, còn cây Liễu là Thùy liễu. Tuy nhiên, một vài địa phương, như Hồ Nam chẳng hạn, cũng gọi Thùy liễu là Dương liễu, do họ quan niệm rằng cây Dương và cây Liễu rất gần gũi nhau, cùng trút lá lúc vào thu, rồi thay da đổi thịt vào đầu xuân như nhau.  Trên thế giới, người ta biết cây Phi-lao qua các tên gọi Filao, Filao bord de mer, Filao tree, Australian Pine, Horsetail tree...  (Nguồn: Cây Phi Lao - - Khám Phá Huế website)



Dương xỉ mọc lên từ nham thạch.  Một cây dương xỉ mọc lên từ dung nham nguội ở vùng núi lửa của công viên quốc gia Hawaii. Thảm thực vật có thể khôi phục khá nhanh ở những vùng bị ảnh hưởng bởi núi lửa phun trào. Qua thời gian, dung nham và tro phân hủy tạo nên vùng đất màu mỡ lý tưởng cho nông nghiệp. “Các nhà khoa học .  . . dần dần hoàn thiện kỹ thuật trồng cây dương xỉ (Pteris vittata L.) để “hút” các nguyên tố kim loại nặng trong đất như thạch tín, đồng, kẽm… Với kỹ thuật này, họ hy vọng có thể giải quyết về cơ bản vấn đề ô nhiễm kim loại nặng ở vùng hạ du của Trung Quốc do quá trình khai khoáng gây nên.  (Nguồn: Khoa Học. com.vn)

Nhâm Tuất & Quý Hợi - Đại Hà Thủy:
@ Nội Hàm: Nước (Thủy) trong/trên/của Đất mà cây khó mọc (Lộ Thổ) + Tượng sông ngòi, tượng nước chảy tràn vào chổ thấp (Khảm +1 Nhâm Thủy). 
@ Giải Thích: Nội hàm mô tả hình ảnh của một con sông lớn mùa nước nổi.
@ Nhận Xét: Có sách nói là Đại Hải Thủy.  Lộ Thổ là đất kim, mà đất kim thì có thể là cát biển cây khó mọc, cũng có thể là đất núi cây khó mọc, cũng có thể là đất ủng cây khó mọc.  Cũng có thể là đất ngập mặn nên cây khó mọc, ngoại trừ những loại cây sống trên bải bùn ven biển thích hợp với nước mặn. Vì vậy tên gọi Đại Hải Thủy với ý nghĩa Nước Của Biển Lớn có vẽ hợp lý.  Tuy nhiên, xét trong tương quan với toàn nhóm Tuất-Hợi, cùng chung một bối cảnh “Tượng nước chảy tràn vào chỗ thấp (Khảm +1 Nhâm Thủy)đem phù sa tới bón phân cho đồng bằng trong mùa lũ lụt, đem nước ngọt tới tưới cho ruộng lúa quanh năm thì có lẽ Đại Hà Thủy là Nước Của Sông Lớn sẽ hợp lý hơn nhiều.  Hơn nữa nói về Biển Lớn [Đại Hải] thì có biển nào mà không lớn, có biển nào mà tầm nhìn không mút mắt? Cho nên ghép “đại” vào “hải” có vẽ dư thừa.  Chỉ có sông thì cái lớn cái nhỏ mới hiển nhiên.                



Đến đây là hoàn tất xong công việc giải mã tên gọi của 30 hành mệnh trong LTHG.  Không khó để chúng ta nhận ra là (1) những tên gọi cho mỗi hành mệnh hoàn toàn hợp lý với nội hàm của thông tin mà nó chứa đựng và (2) cấu trúc của thông tin có tính hệ thống, có tính quy luật, nhất quán, khách quan.  Giải thích về những thông tin chứa đựng bên trong nội hàm của tên gọi cũng không kém tính hệ thống, tính qui luật, nhất quán, khách quan như chính bản thân của những thông tin.  Nói một cách khác toàn bộ giải trình là hoàn toàn nghiêm túc.  Hay nói một cách khác nữa là tác giả đã không tuỳ tiện, không thêm bớt, không vay mượn từ bên ngoài, không gọt chân cho vừa giày. 
Cũng không khó cho chúng ta nhận ra là toàn bộ giải trình vừa rồi đều có tính cách “khá mới mẻ.  Cái mới mẻ này có thể làm nhiều người --nhất là những người tin sâu lý học đông phương bắt nguồn từ người Hoa và chỉ có học giả hay danh sư người Hoa mới có đủ tư cách để giải thích-- hoài nghi về giá trị của những giải trình vừa rồi.  Riêng đối với tác giả thì điều này là cả một sự lý thú.  Và nó chỉ mới là đoạn đầu của hành trình khám phá để đòi lại bản quyền văn hoá Lạc Việt.    
 Với giải trình vừa rồi, chúng ta thấy có biểu hiện “tên gọi không khế hợp với nội hàm” trong trường hợp của Dương Liễu Mộc và Thạch Lựu Mộc.  Sau khi điều chỉnh xong cho hai trường hợp này thì LTHG có thể nói là một sản phẩm hoàn toàn và có độ khả tín cao nhất có thể có được.  Bảng LTHG trong hình H31 là kết quả sau khi được điều chỉnh xong.




 tiếp theo: Giải Mã Bí Ẩn Lục Thập Hoa Giáp - bài 5

2 comments:

  1. xin tác giả giải thích tại sao lúc thì dùng cách sắp xếp hậu thiên bát quái ở ( vòng trong) để giải thích như MẬU THÌN KỶ TỴ và lúc thì dùng hậu thiên bát quái ( vòng ngoài) như GIÁP TÍ ẤT SỬU để giải thích tính hợp lí của LTHG?
    xin cảm ơn.

    ReplyDelete
  2. Rất hay, nhưng giải thích lan man khó hiểu.

    ReplyDelete