trở về: Giải Mã Những Bí Ẩn Trong Tử Vi - bài 1
Chưa hết, cũng từ thông tin chứa đựng trong cụm chữ bí ẩn đó, chúng ta có thể tìm ra sự liên hệ mật thiết giữa Hà Đồ và Hậu Thiên Bát Quái. Chồng Hậu Thiên Bát Quái lên Hà Đồ chúng ta sẽ có được cái mà ngôn ngữ dịch học gọi là “Hậu Thiên Bát Quái phối Hà Đồ” giống như hình [H6].
VIỆT DỊCH KHÁI
LƯỢC
A. Việt Dịch Đồ
Tinh
yếu của Việt Dịch nằm ở một đồ hình H1 bên dưới, tạm gọi là Việt Dịch Đồ, trong
đó sự kết hợp giữa Hậu Thiên Bát Quái với Hà Đồ cho ra hai phiên bản nằm chồng
lên nhau nhưng một nằm ở bên trong với sự vận hành nghịch chiều kim đồng hồ và
một nằm ở vòng ngoài với sự vận hành theo chiều kim đồng hồ. Vòng bên ngoài đại diện cho sự thể hiện, hành
khí dương, ngoại giới, thiên nhiên, hoặc khách thể. Vòng bên trong đại diện cho sự tiềm ẩn, hành
khí âm, nội giới, con người, hoặc chủ thể.
H1: Việt Dịch Đồ
Việt
Dịch Đồ thoát thai từ hai hai vế [2 cụm chữ] chứa đựng huyền nghĩa thâm sâu. Vế thứ nhất là “Vô Cực nhi Thái Cực, Thái
Cực sinh Lưỡng Nghi, Lưỡng Nghi sinh Tứ Tượng, Tứ Tượng sinh Bát Quái, Bát Quái
sinh càn khôn vạn vật.” Vế thứ hai
là “Thiên Nhất sanh Thủy, Địa Lục thành chi, Địa Nhị sanh Hỏa, Thiên Thất
thành chi, Thiên Tam sanh Mộc, Địa Bát thành chi, Địa Tứ sanh Kim, Thiên Cửu
thành chi, Thiên Ngũ sanh thổ, Địa Thập thành chi.” Hai vế tổng cộng có tất cả 67 lời. Và sáu mươi bảy lời đó là “tổng trì” của Việt Dịch.
Nhìn
sâu vào Việt Dịch Đồ chúng ta sẽ dễ dàng nhận ra ba điểm quan trọng:
- Điểm thứ nhất là Hậu Thiên Bát Quái (HTBQ) trong Việt Dịch Đồ không giống với bất cứ phiên bản nào từ trước đến nay. So với những phiên bản của người Hoa thì khác rất xa. HTBQ của Văn Vương chỉ có được 3 quái Càn, Khảm, Cấn là trùng vị trí với các quái trong Việt Dịch Đồ còn 5 quái kia đều sai chỗ. So với HTBQ của Lạc Việt thì thấy có phần gần nhau. Có đến 5 quái trong HTBQ của Lạc Việt là Càn, Khảm, Cấn, Khôn, Ly trùng vị trí với các quái trong Việt Dịch Đồ còn 3 quái kia thì sai chỗ.
- Điểm thứ hai là quái, độ số, thiên can, ngũ hành và âm dương trong Việt Dịch Đồ luôn luôn đi chung nhau thành 8 tập hợp, dầu là vận hành thuận chiều kim đồng hồ hay nghịch chiều kim đồng hồ, dầu là phối vào 9 cung bàn hay phối vào 12 cung bàn. Nhìn vào hình Việt Dịch Đồ là chúng ta đã có thể nhận ra “sự kết hợp bất khả ly” giữa những yếu tố này. Và vì vậy, khi đã nhận ra điều này trên Việt Dịch Đồ thì chúng ta cũng sẽ nhận ra là, HTBQ vòng ngoài thật ra không khác HTBQ vòng trong.
- Điểm thứ ba là Hà Đồ không phối với HTBQ [theo ý nghĩa thông thường phối là kết hợp chúng lại với nhau] mà Hà Đồ và Hậu Thiên Bát Quái thực ra là một đôi song sinh [do đó nếu muốn thì có thể tách chúng ra làm hai chứ tự bản thân thì chúng đã được “đẻ ra trong cùng một bọc” không cần phải phối].
B. Hà Đồ, Ngũ Hành & Nguyên Lý Vận Hành
Trong
tiến trình đưa đến Việt Dịch Đồ, vế thứ hai trong 67 lời mật ngữ là “Thiên Nhất sanh Thủy, Địa Lục thành chi, Địa Nhị sanh Hỏa,
Thiên Thất thành chi, Thiên Tam sanh Mộc, Địa Bát thành chi, Địa Tứ sanh Kim,
Thiên Cửu thành chi, Thiên Ngũ sanh thổ, Địa Thập thành chi.” đã được tác giả của Việt Dịch giải mã tường tận là Càn sinh Thuỷ rồi sinh Mộc, Khôn sinh Hỏa rồi sinh Kim, sau
hết là sinh Thổ. Ý nghĩa của
cụm chữ màu xanh này là xác định chiều xoay cơ bản, chiều thuận kim đồng hồ,
trong tương quan giữa mặt đất và 5 thiên thể mà Càn-Khôn là trục. Xem hình H2.
H2: Ngũ Tinh, Ngũ Hành Phương Vị, Độ Số, Hà Đồ
Rồi
cũng từ cụm chữ màu xanh trên mà quy luật vận hành cơ bản của ngũ hành được xác
định là từ Thuỷ tới Mộc tới Hoả tới Kim và cuối cùng là tới Thổ ở trung
cung. Hay trình bày một cách khác là Thủy -> Mộc -> Hỏa -> Kim + trung ương Thổ.
Lý
thuyết ngũ hành nguyên thủy trong Việt Dịch khác xa với lý thuyết ngũ hành phổ
cập trong quần chúng ở chỗ:
- Lý thuyết ngũ hành của Việt Dịch coi chức năng và sức mạnh của 5 hành là 4+1; chức năng và sức mạnh của 4 hành Thủy, Mộc, Hỏa, Kim ngang nhau, nhưng riêng hành Thổ thì trội hơn 4 hành kia. Chức năng căn bản của hành Thủy là để định hướng Bắc và cho độ số +1, -6. Từ chỗ đó những tương quan được ghi nhận và những qui ước được thành lập. Chức năng căn bản của hành Mộc là để xác định hướng Đông và cho độ số +3, -8. Từ chỗ đó những tương quan được ghi nhận và những qui ước được thành lập. Chức năng căn bản của hành Hỏa là để xác định hướng Nam và cho độ số +7, -2. Từ chỗ đó những tương quan được ghi nhận và những qui ước được thành lập. Chức năng căn bản của hành Kim là xác định hướng Tây và cho độ số là +9, -4. Từ chỗ đó những tương quan được ghi nhận và những qui ước được thành lập. Chức năng của hành Thổ là xác định điểm trung tâm của 4 hướng và cho độ số 5 & 10. Theo đó, hành Thổ làm trung gian cho 4 hành kia và dung nạp được cả 4 hành kia. Xem hình H3.
H3: Phương Hướng, Khí Hậu, Mùa Tiết , Ngũ Hành, Âm Dương,
Độ Số, Chiều Vận Hành, Và Hành Trạng Trong
Hà Đồ
- Lý thuyết ngũ hành của Việt Dịch không diễn giải Sinh và Khắc theo cách của lý thuyết ngũ hành phổ cập. Với Việt Dịch hai hành tiếp cận nhau, tức nằm bên cạnh nhau, thì Sinh cho nhau dầu là vận hành thuận chiều kim đồng hồ hay vận hành ngược chiều kim đồng hồ. Chính cái yếu tính tương tác “cả chiều xuôi lẫn chiều ngược kim đồng hồ” này mà nguyên lý Sinh mới thực sự là TƯƠNG SINH. Hai hành không tiếp cận nhau, tức là đối lập nhau, thì hai hành đó KHẮC nhau. Chính cái yếu tính “đối lập hai chiều” này làm cho nguyên lý Khắc mới thật sự là TƯƠNG KHẮC. Và như vậy thì Thủy sinh Mộc có nghĩa là Thủy tiếp giáp với Mộc và theo thứ tự Mộc trước Thủy sau, Mộc sinh Hỏa có nghĩa là Mộc tiếp giáp với Hỏa và theo thứ tự Hỏa trước Mộc sau, Hỏa sinh Kim [không phải Hỏa sinh Thổ như ngũ hành phổ cập] có nghĩa là Hỏa tiếp giáp với Kim và theo thứ tự Kim trước Hỏa sau, Kim sinh Thủy có nghĩa là Thủy tiếp giáp với Kim và Thủy trước Kim sau. Bốn hành Thủy, Mộc, Kim, Hỏa làm thành một vòng tròn tương sinh [hai chiều sinh, thuận và nghịch kim đồng hồ]. Còn Thổ nằm ở vị trí trung ương. Chiều ngược lại cũng tương tự. Nói một cách khác là Thủy -> Mộc -> Hỏa -> Kim + trung ương Thổ. Còn chiều ngược lại là Kim -> Hỏa -> Mộc -> Thủy + trung ương Thổ.
C. Từ Hà Đồ, Ngũ Hành & Nguyên Lý Vận
Hành
Dẫn Tới Hậu Thiên Bát Quái & Việt Dịch
Đồ
Cũng là thông tin có được từ vế
thứ 2 của 67 lời bí ẩn cho biết vị trí của trục Càn-Khôn
và chiều vận hành, một cánh cửa bí mật khác lại được mở ra với chiếc chìa
khoá đó: Bát Quái Hậu Thiên. Việt Dịch đã viết:
[Trích]
“Một khi trục không gian Càn-Khôn lìa bỏ chính vị để về nằm cạnh trục
năng lượng Khảm-Ly thì hai trục còn lại, trục vật chất hữu hình Đoài-Cấn và trục
vật chất vô hình Chấn-Tốn, bắt buộc phải về nằm cạnh hau. Sự tái phối trí các trục để chuyển Tiên Thiên
Bát Quái Đồ thành Hậu Thiên Bát Quái Đồ diễn ra theo tiến trình (1) trục
Càn-Khôn xoay thuận 1/8 vòng tròn [xoay 45 độ theo chiều kim đồng hồ] về nằm cạnh
trục Khảm-Ly chiếm vị trí của trục Chấn-Tốn rồi
kế tiếp (2) trục Chấn-Tốn xoay thuận 3/8 vòng tròn [xoay 135 độ theo chiều
kim đồng hồ] trám vào chỗ trống vị trí nguyên thủy của trục Càn-Khôn, như trong
hình [H4]. Hay nói một cách khác là trục Càn-Khôn và trục
Chấn-Tốn hoán đổi vị trí cho nhau nhưng sự hoán đổi tuân thủ quy luật thuận
hành [thay vì Càn qua Tốn, Tốn qua Càn theo chiều một thuận một nghịch]. Như vậy thì “Càn-Khôn thất chính” đã biến
tiên thiên thành ra hậu thiên. Và Hậu
Thiên Bát Quái Đồ sau khi điều chỉnh để trục Khảm-Ly nằm theo trục hướng Bắc-Nam
thì nó sẽ giống với hình [H5].
H4: Từ Tiên Thiên Bát Quái Biến Thành Hậu Thiên Bát Quái
H5: Hậu Thiên Bát Quái Đồ Của Việt Dịch
Chưa hết, cũng từ thông tin chứa đựng trong cụm chữ bí ẩn đó, chúng ta có thể tìm ra sự liên hệ mật thiết giữa Hà Đồ và Hậu Thiên Bát Quái. Chồng Hậu Thiên Bát Quái lên Hà Đồ chúng ta sẽ có được cái mà ngôn ngữ dịch học gọi là “Hậu Thiên Bát Quái phối Hà Đồ” giống như hình [H6].
H6: Hậu Thiên Bát Quái Phối Hà Đồ Bước 1
Tuy nói là phối nhưng chữ phối có vẻ không
hợp lý. Phối là đem cái này ráp với cái
kia, là tìm cách cho cái này ăn khớp với cái kia, và cho kết quả là ráp đúng
hay ráp sai. Còn ở đây Hậu Thiên Bát
Quái và Hà Đồ “phải đi chung” với nhau vì là một cặp song sinh, đã tự ăn khớp với
nhau vì là hai phần bất khả ly của một tổng thể được cổ thánh mã hóa vào cụm chữ
bí ẩn. Chức năng của cái này chỉ có thể
phát huy trọn vẹn hoặc ý nghĩa của cái này chỉ có thể được hiểu trọn vẹn khi có
mặt của cái kia cùng lúc. Và, chức năng
của tổng thể chỉ có thể phát huy trọn vẹn hoặc ý nghĩa của tổng thể chỉ có thể được
hiểu trọn vẹn khi có mặt của hai cái cùng lúc.
Và với một tổng thể thì vấn đề chỉ có thể là tìm cách cho cái này tách rời
ra khỏi cái kia và chỉ có sự chọn lựa là
cho cái này tách rời cái kia hay không mà thôi.
Hay nói một cách khác nó là một tiến trình hoàn toàn ngược lại với phối. Tuy nhiên chúng ta cứ tạm gọi là “Hậu Thiên
Bát Quái phối Hà Đồ” như trước đi. Sở dĩ chúng ta phải nói đến điều này là vì muốn
nhấn mạnh tính chất quan trọng của cái gọi là “bất khả ly” đối với việc tìm hiểu
cái tổng thể mà chúng ta sẽ nói đến và muốn cho mọi người thấy rằng câu hỏi Hậu
Thiên Bát Quái đi chung với Hà Đồ là đúng hay sai sẽ không còn là một nghi vấn
cần thiết nữa.
Với Bát Quái Đồ thì 4 tượng đã thể hiện
qua 4 trục phân thành 8 quái còn Hà Đồ thì Tiên Thiên Ngũ Hành và Hậu Thiên Ngũ
Hành vẫn chưa phân ly và hướng chính phụ vẫn chưa thành hình cho nên Hà Đồ phải
chuyển động để phân thành 4 trục 8 phương
vị là điều tất yếu để phối hợp trọn vẹn với Hậu Thiên Bát Quái. Chuyển động của Hà Đồ cũng tuân thủ quy luật
thuận hành [xoay theo chiều kim đồng hồ] tuy nhiên có hai thể hiện được ghi nhận
qua hai đồ hình. Đồ hình thứ nhất thể hiện
sự chuyển động tiên thiên độ số của Hà Đồ.
Đồ hình thứ hai thể hiện sự chuyển động hậu thiên độ số của Hà Đồ.
H7: Hậu Thiên Bát Quái Phối Hà Đồ Với Những Độ Số Tiên Thiên Xoay Thuận
H8: Hậu Thiên Bát Quái Phối Hà Đồ Với Những Độ Số Hậu Thiên Xoay Thuận
Khi những độ số tiên thiên [những
số mang dấu cộng] xoay 1/8 vòng tròn thuận chiều [xoay 45 độ theo chiều kim đồng
hồ] thì những độ số hậu thiên sẽ xuất hiện ‘như là’ đã xoay nghịch [giống như
xe chạy tới thì thấy cây cỏ chạy lùi] và chúng ta sẽ có được đồ hình Bát Quái Hậu
Thiên phối Hà Đồ giống như hình [H7]. Ngược lại, khi những độ
số hậu thiên [những số mang dấu trừ] xoay 1/8 vòng tròn thuận chiều [xoay 45 độ
theo chiều kim đồng hồ] thì những độ số dương xuất hiện “như là” đã xoay nghịch
và chúng ta sẽ có được đồ hình Bát Quái Hậu Thiên phối Hà Đồ giống như hình
[H8].
H9: Việt Dịch Đồ - Thiên Bát Quái Phối Hà Đồ Toàn Vẹn
Khi hai thể hiện xuất hiện cùng
một lúc với chuyển động tiên thiên nằm bên trong và chuyển động hậu thiên nằm
bên ngoài, tức là thể hiện sự chuyển động trọn vẹn của Hà Đồ, thì chúng ta sẽ
có được đồ hình Bát Quái Hậu Thiên phối Hà Đồ toàn vẹn giống như hình [H9].”
[Ngưng trích]
Và tùy vào nhu cầu nếu như cho
thêm một số ghi chú liên hệ vào Việt Dịch Đồ, thí dụ như hình H10 bên dưới, thì nó sẽ cho thấy các tầng thông tin khế hợp
khít khao đến mức độ kỳ ảo.
H10: Việt Dịch Đồ - Với Hành Khí Và 24 Tiết
Việt Dịch Đồ là tinh yếu của
Việt Dịch. Và như trong sách Việt Dịch đã
viết:
“Đồ hình [H9:
Việt Dịch Đồ] được
cho là ‘một kết hợp trọn vẹn và kỳ ảo’ là vì việc trời, việc đất, việc người đồng
thể hiện. Được cho là trọn vẹn và kỳ ảo
là vì lý của trời, lý của đất, lý của người đồng thể hiện. Được cho là trọn vẹn và kỳ ảo là vì lý sự của
cá nhân, lý sự của tập thể, lý sự của nhân loại đồng thể hiện. Được cho là trọn vẹn và kỳ ảo là vì lý sự vô
hình, lý sự hữu hình, lý sự qui ước đồng thể hiện. Được cho là trọn vẹn và kỳ ảo là vì nó hàm chứa
minh triết của Đông Phương. Được cho là
trọn vẹn và kỳ ảo là vì nó vạch ra phạm trù đồng quy và hiệp nhất của các giáo
lý Đông-Tây.”
Rồi từ
hình Bát Quái phối Hà Đồ toàn vẹn:
“Chúng
ta có thể lấy Bát Quái Hà Đồ, phần nằm bên ngoài vòng xanh của hình [H9], để xếp vào 12 cung và được kết quả của một
hình Bát Quái Hà Đồ Thập Nhị Cung giống như hình [H11], một đồ hình căn bản của môn tử vi.
Sự phối hợp của những yếu tố âm dương, độ số, Tứ Tượng, Ngũ Hành, và Bát
Quái vẫn duy trì như từ trước đến giờ. . . .
H11: Bát Quái Hà Đồ Thập Nhị Cung
Và cũng từ hình Bát Quái phối Hà Đồ toàn vẹn, hình
27, chúng ta cũng rút ra được một số quy luật phối hợp giữa âm dương, Ngũ Hành,
độ số, 10 thiên can và 12 địa chi như cho thấy trong hình [H12] và
[H13] . . .
H12: Quy Luật Phối Hợp Thiên Can Với Âm Dương, Ngũ Hành, Độ Số
H13: Quy Luật Phối Hợp Địa Chi Với Âm Dương, Ngũ Hành, Độ Số
Liên quan đến lý thuyết ngũ
hành phổ cập, Việt Dịch trình bày:
“Trong
quá trình triển khai vừa qua --từ Tiên Thiên Bát Quái cho đến Hậu Thiên Bát
Quái phối Hà Đồ, đến phân bố Hậu Thiên Bát Quái phối Hà Đồ trên 9 cung, đến Lạc Thư, đến phân bố Hậu Thiên Bát Quái
phối Hà Đồ trên 12 cung, và cuối cùng là những quy luật phối hợp giữa Âm Dương,
Ngũ Hành, Độ Số, Thiên Can và Địa Chi-- chúng ta dễ dàng nhận ra tính hệ thống
của toàn bộ lý giải cũng như dễ dàng nhận ra sự hợp lý của mỗi phiến lý giải. Cũng không khó cho chúng ta nhận ra cốt lõi của
toàn bộ dịch học gói gọn trong hai vế với sáu mươi bảy lời. Và, có một điều rất thú vị là trong suốt quá
trình triển khai đó chúng ta cũng không khó để nhận ra là đã không tìm thấy bằng
chứng hổ trợ cho hệ thống lý thuyết Ngũ Hành quen thuộc [Ngũ Hành phổ cập]. Nói như thế cũng chưa đúng lắm. Có lẽ sẽ chính xác hơn nếu nói rằng trong suốt
quá trình triển khai vừa qua chúng ta đã tìm thấy bằng chứng để phủ nhận lý
thuyết Ngũ Hành quen thuộc. . . . Xin
lưu ý cho là chúng ta không phủ nhận lý thuyết Ngũ Hành mà chỉ phủ nhận ‘lý
thuyết Ngũ Hành quen thuộc’ đặt trên nền móng ‘5 vật chất + 2 quy luật sinh khắc’ . . . ” (Trích Việt Dịch - Hà Hưng Quốc).
Như
đã nói, phần giảng lược vừa trình bày xong không đủ để đại diện cho Việt Dịch
mà chỉ đủ để giúp chúng ta có một ít khái niệm về Việt Dịch với mục đích thiết
lập một dây liên đới giữa Thuyết Ngũ Hành Nguyên Thủy trong Việt Dịch và các vấn
đề sẽ được bàn trong bài viết này. Bây
giờ thì chúng ta có thể bắt đầu công việc giải mã những “bí ẩn không lý giải được.”
tiếp theo: Giải Mã Những Bí Ẩn Trong Tử Vi- bài 3
Tôi đang thắc mắc vậy thì hậu thiên bát quái Âu Lạc của Việt Nam sinh ra để làm gì
ReplyDeleteTôi đang thắc mắc vậy thì hậu thiên bát quái Âu Lạc của Việt Nam sinh ra để làm gì
ReplyDeleteMỘT NỀN VĂN MINH ĐÃ BỊ THẤT LẠC
ReplyDelete