Những bí ẩn của Lục Thập Hoa Giáp hoàn toàn phơi bày
dưới lăng kính Việt Dịch. Cách tiếp cận mới đưa đến những khám phá lạ khiến
chúng ta tự hỏi phải chăng tổ tiên Lạc Việt mới chính là chủ nhân đích thực của
Bảng Lục Thập Hoa Giáp?
5. DẤU ẤN LẠC VIỆT TRONG BẢNG LTHG
Trong
phần này chúng ta sẽ nhìn lại nội hàm của 30 tên gọi trong LTHG ở một góc độ khác
để cảm nhận sự liên hệ của những nội hàm trong từng nhóm một. Trước hết, sắp xếp lại trật tự của bảng LTHG
bằng cách gom tất cả tên gọi liên quan đến hai địa chi Tí-Sửu thành một nhóm và
gọi chúng là nhóm Tí-Sửu. Sau đó chúng
ta sẽ tiến hành giản hóa nội dung bằng cách dùng ký hiệu @ để thay cho nguyên cụm
chữ trong/trên/của và chỉ giữ lạ phần tinh túy của nội hàm cùng ý nghĩa đã được
giải mã. Cuối cùng chúng ta sẽ tìm kiếm
sự liên hệ của chúng. Tiếp tục làm tương
tự như vậy cho nhóm Dần-Mão, nhóm Thìn-Tỵ, nhóm Ngọ-Mùi, nhóm Thân-Dậu và nhóm
Tuất-Hợi. Và bây giờ thì chúng ta bắt
tay vào việc.
Nhóm Tí-Sửu:
Giáp Tí & Ất Sửu - Hải Trung
Kim:
Nội Hàm: Sắt@Nước
Hình Ảnh: Muối Biển
Bính Tí & Đinh Sửu – Giáng Hạ
Thủy:
Nội Hàm: Nước@Nước
Hình Ảnh: Sương Mù Trên Biển
Mậu Tí & Kỷ Sửu – Phích Lịch
Hỏa:
Nội Hàm: Lửa@Nước
Hình Ảnh: Dạ Quang Của Sóng
Biển
Canh Tí & Tân Sửu Bích Thượng
Thổ:
Nội Hàm: Đất@Nước
Hình Ảnh: Hải
Đảo
Nhâm Tí & Quý Sửu – Tang Đố Mộc:
Nội Hàm: Cây@Nước
Hình Ảnh : Mộ Thuyền
Nhìn vào nhóm
Tí-Sữu chúng ta thấy 5 nội hàm là Sắt@Nước, Nước@Nước, Lửa@Nước, Đất@Nước, và
Cây@Nước. Cả 5 nội hàm này đều có chung một bối cảnh: NƯỚC. Rồi
trên cái bối cảnh chung “trời nước mênh mông xanh biếc” đó có 5 cận cảnh khác
nhau. Chúng ta thấy có muối biển, có sương mù giăng phủ trên mặt biển, có những
hải đảo trên biển nằm trong tầm nhìn, có ánh dạ quang (lân tinh) ngời trên mặt
biển trong đêm tối, có cả mộ thuyền thủy táng. Như vậy bộ ảnh 5 tấm này
cho thấy không phải chỉ là một hình ảnh trời nước mênh mông “chung chung” mà
chúng xác định rất rõ (a) một vùng địa hình nằm ven biển và (b) có một nét văn
hóa đặc thù là dùng mộ thuyền để thủy táng.
Nhóm
Tuất-Hợi:
Giáp Tuất & Ất Hợi – Sơn Đầu Hỏa:
Nội Hàm: Lửa@Đất
Hình Ảnh: Đỉnh Núi Lửa Đang
Nóng
Bính Tuất & Đinh Hợi - Ốc Thượng
Thổ:
Nội Hàm: Đất @Đất
Hình Ảnh: Phù Sa
Mậu Tuất & Kỷ Hợi – Bình Địa Mộc:
Nội Hàm: Cây@Đất
Hình Ảnh: Cây Lúa Nước
Canh Tuất & Tân Hợi – Xuyến Xoa
Kim:
Nội Hàm: Sắt@Đất
Hình Ảnh: Cái Cày
Nhâm Tuất & Quý Hợi - Đại Hà Thủy:
Nội Hàm: Nước@Đất
Hình Ảnh : Sông Lớn
Nhìn vào nhóm
Tuất-Hợi chúng ta thấy 5 nội hàm là Lửa@Đất, Đất@Đất, Cây@Đất, Sắt@Đất, Nước@Đất.
Cả 5 nội hàm đều có chung một bối cảnh: ĐẤT. Trên cái nền chung đó,
bộ ảnh 5 tấm cho thấy 2 nhóm cận cảnh khác nhau. Nhóm cận cảnh thứ nhất
là hình ảnh của núi lửa đang hoạt động và núi lửa nằm ở một khoảng cách rất xa
từ vị trí quan sát (cho nên chỉ nhìn thấy chỏm núi đang tỏa sáng). Nhóm cận
cảnh thứ hai là hình ảnh có sông lớn, có phù sa, có cây lúa nước, có cái
cày. Như vậy, những hình ảnh trong nhóm Tuất-Hợi không nói về đất chung
chung mà nó xác định rất rõ (a) địa hình của một vùng đồng bằng rộng tại một
lưu vực sông lớn; (b) từ vị trí này có thể nhìn thấy núi lửa ở đàng xa.
Nó cũng cho thấy hình ảnh của một xã hội nông nghiệp, đặc biệt là biết trồng
lúa nước, biết kỹ thuật luyện kim và biết chế tạo dụng cụ canh tác.
Nhóm
Thìn-Tỵ:
Mậu Thìn & Kỷ Tỵ - Đại Lâm Mộc:
Nội Hàm: Cây@Đất nhiều mưa
Hình Ảnh : Rừng
Canh Thìn & Tân Tỵ - Bạch Lạp
Kim:
Nội Hàm: Sắt@Đất nhiều mưa
Hình Ảnh : Lúa Gạo
Nhâm Thìn & Quý Tỵ - Trường Lưu
Thủy:
Nội Hàm: Nước@Đất nhiều mưa
Hình Ảnh : Ngòi, Rạch, Sông,
Suối . . .
Giáp Thìn & Ất Tỵ - Phúc Đăng Hỏa:
Nội Hàm: Lửa@Đất nhiều mưa
Hình Ảnh: Đom Đóm, Côn Trùng
Bính Thìn & Đinh Tỵ - Sa Trung
Thổ:
Nội Hàm: Đất@Đất nhiều mưa
Hình Ảnh: Đất Sét Làm Đồ
Gốm
Nhìn vào nhóm
Thìn-Tỵ chúng ta thấy có 5 nội hàm là Cây@Đất nhiều mưa, Sắt@Đất nhiều mưa, Nước@Đất
nhiều mưa, Lửa@Đất nhiều mưa, và Đất@Đất nhiều mưa. Cả 5 nội hàm đều có
chung một bối cảnh : VÙNG ĐẤT NHIỀU MƯA VÀ KHÍ HẬU NÓNG. Rồi nhìn
vào 5 cận cảnh khác nhau trên cái nền chung đó chúng ta thấy có rừng cây, có
sông suối rạch ngòi, có đất sét làm đồ gốm, có lúa gạo, có những đàn đóm lập
lòe trong đêm. Như vậy, những cận cảnh này đã xác định vị trí địa dư của
một vùng có khí hậu nhiệt đới.
Nhóm
Ngọ-Mùi:
Canh Ngọ & Tân Mùi - Lộ Bàng Thổ:
Nội Hàm: Đất@Lửa
Hình Ảnh: Đất Đồng Nứt Nẻ
Giữa Nắng Trưa Mùa Hè
Nhâm Ngọ & Quý Mùi - Dương Liễu Mộc:
Nội Hàm: Cây@Lửa
Hình Ảnh : Hoa Thạch
Lựu Nở Đỏ Vào Mùa Hè
Giáp Ngọ & Ất Mùi – Sa Trung
Kim:
Nội Hàm: Sắt@Lửa
Hình Ảnh : Ánh Trăng
Đêm Hè
Bính Ngọ & Đinh Mùi – Thiên Hà
Thủy:
Nội Hàm: Nước@Lửa
Hình Ảnh : Giải Thiên
Hà Trong Đêm Hè
Mậu Ngọ & Kỷ Mùi – Thiên Thượng
Hỏa:
Nội Hàm: Lửa@Lửa
Hình Ảnh : Mặt Trời
Mọc Trong Mùa Hè
Nhìn vào nhóm Ngọ-Mùi
chúng ta thấy có 5 nội hàm là Đất@Lửa, Cây@Lửa, Sắt@Lửa, Nước@Lửa, và Lửa@Lửa.
Cả 5 nội hàm đều có chung một bối cảnh: KHÔNG GIAN. Rồi nhìn vào 5 cận cảnh
khác nhau trên cái nền chung đó chúng ta thấy có bình minh lực lửa một góc hướng
Đông, có mặt trời ban trưa thiêu đốt những cánh đồng, có trăng đêm toả vàng như
màu sa mạt cát, có dãy Ngân Hà sáng trắng như dòng sông trên đầu, và có cây thạch
lựu nở hoa đỏ ối. Tất cả đều ở vào mùa hè. Những hình ảnh này thêm
một lần nữa xác định vị trí địa dư của một vùng ven biển và có khí hậu nhiệt đới.
Nhóm
Thân-Dậu:
Nhâm Thân & Quý Dậu - Kim Phong
Kim:
Nội Hàm: Sắt@Sắt
Hình Ảnh : Núi Đá
Nham
Giáp Thân & Ất Dậu - Tuyền Trung Thủy:
Nội Hàm: Nước@Sắt
Hình Ảnh : Hồ Nước
Miệng Tròn Trên Đỉnh Núi Lửa
Bính Thân & Đinh Dậu - Sơn Hạ Hỏa:
Nội Hàm: Lửa@Sắt
Hình Ảnh : Dung
Nham Nóng Chảy Dưới Chân Núi
Mậu Thân & Kỷ Dậu - Đại Trạch
Thổ:
Nội Hàm: Đất@Sắt
Hình Ảnh: Hồ Lớn Xanh Sẫm
Do Núi Lửa Tạo Ra
Canh Thân & Tân Dậu - Thạch Lựu
Mộc:
Nội Hàm: Cây@Sắt
Hình Ảnh : Cây Dương
Xỉ
Nhìn vào nhóm
Thân-Dậu chúng ta thấy được gì với 5 nội hàm là Sắt@ Sắt, Nước@Sắt, Lửa@Sắt, Đất@Sắt,
Cây@Sắt. Cả 5 nội hàm đều có chung một bối cảnh: NÚI LỬA. Trên cái
nền đó chúng ta thấy có hai nhóm cận cảnh. Nhóm cận cảnh thứ nhất là hình
ảnh núi lửa đã ngưng hoạt động. Chúng ta thấy có hồ miệng tròn ngay trên đỉnh,
hồ lớn xanh sẫm chiếm một vùng đất rộng, núi đá nham. Tất cả do núi lửa tạo
ra. Và loài cây dương xỉ mọc trên vùng đất núi lửa. Nhóm cận cảnh
thứ hai là hình ảnh núi lửa đang hoạt động. Chúng ta thấy dung nham nóng
đang chảy dưới chân núi. tất cả những hình ảnh này đều nằm ngay tại hoặc
rất gần chỗ vị trí quan sát. Như vậy, những hình ảnh này một lần nửa
xác định địa dư của một vùng đất có núi lửa.
“Núi lửa
là núi có miệng ở đỉnh, qua đó, từng thời kỳ, các chất khoáng nóng chảy với nhiệt
độ và áp suất cao bị phun ra ngoài. Núi lửa phun là một hiện tượng tự nhiên
trên Trái Đất hoặc các hành tinh vẫn còn hoạt động địa chấn khác, với các vỏ thạch
quyển di chuyển trên lõi khoáng chất nóng chảy. Khi núi lửa phun, một phần năng
lượng ẩn sâu trong lòng hành tinh sẽ được giải phóng. Trên thế giới, Indonesia, Nhật Bản và Mỹ được
xem là ba nước có nhiều núi lửa đang hoạt động nhất, theo thứ tự giảm dần về mức
độ hoạt động.
Năm dạng phun của
núi lửa -- Sức phun mạnh của núi lửa tuỳ thuộc áp suất từ lòng đất và độ đặc của
dung nham. Thêm vào đó, do những nguyên nhân khác nhau về địa chất và cấu tạo,
núi lửa có nhiều dạng phun. Một số bùng lên phun dữ dội, huỷ diệt mọi thứ trong
đường kính hơn 3 km chỉ trong vài phút. Trái lại, một số khác trào dung nham ra
chậm đến nỗi người ta có thể bước đi an toàn xung quanh nó. (1) Dạng khủng khiếp
- Áp suất khủng khiếp từ bên dưới dẩy tung dung nham lên cao nhiều km, với vận
tốc cả trăm mét mỗi giây. Sức phun này có thể kéo dài nhiều giờ, thậm chí nhiều
ngày liên tục, tạo thành một luồng khí rất dài, xuôi theo chiều gió. Trong khi đó,
dung nham tràn rất nhanh, huỷ diệt tất cả mọi vật ở nơi nó tràn đến. (2) Dạng
phun Hawaii - Đặt tên như vậy vì dạng phun này rất phổ biến tại các núi lửa
vùng Hawaii (Mỹ). Thông thường, nó không bùng nổ và huỷ diệt nhiều, cũng không
tung thẳng lên trên nhiều chất liệu mà chỉ phun ra dòng dung nham lỏng, chảy chậm. Điều gây ấn tượng của dạng này là núi phun một
cột lửa thẳng lên không trung, cao trên trăm mét trong nhiều phút, có khi nhiều
giờ liền. Dung nham có thể trào ra từ một vết nứt lớn trong lòng núi, tạo thành
hồ trên đỉnh, hoặc nhiều hồ nhỏ tại những chỗ khác nơi sườn núi. Dòng dung nham
và những tia lửa có thể tàn phá cây cối, vườn tược xung quanh, nhưng người ta vẫn
đủ thời gian để di tản an toàn vì dung nham chảy rất chậm. (3) Dạng gây ấn tượng
mạnh nhưng ít nguy hiểm - Có nhiều đợt phun ngắn và mạnh, tiếng rền vang nghe dễ
sợ. Chỉ có một ít dung nham bắn tung lên cao khoảng 100 m. Dung nham tràn ra tương
đối ít, tạo thành một vài dòng chảy. (4) Nhiều tiếng nổ, phun tro và đá - Dạng
này cũng có nhiều tiếng nổ nhưng chỉ phun tro và đá, loại đá magma nóng chảy dưới
lòng đất. Áp suất của khí dồn nén, tăng lên rất cao và đẩy tung đá lên trên.
Ngoài tro bụi còn có các phún thạch cỡ quả bóng bắn lên không trung. Dạng này
thường không có dung nham chảy. (5) Dạng phun có hơi nước - Khi núi lửa hoạt động
gần đại dương hoặc các vùng ẩm ướt, hoặc nhiều mây dày đặc, sự tương tác giữa đá
nóng magma và nước làm nước biến thành hơi rất nhanh. Có những đợt nổ tung
trong thời gian ngắn. Tro được phun lên theo chiều thẳng đứng, kết hợp với hơi
nước rơi xuống có thể tạo thành bùn trượt.
Không phải lúc nào
dung nham từ lòng đất trào lên cũng có vụ nổ đi kèm. Còn một dạng dung nham
trào lên qua vết nứt quanh chân núi lửa. Trong trường hợp này, một bức màn lửa
phụt lên dài theo đường nứt và dung nham tràn lên. Mặc dù chảy chậm nhưng lượng
dung nham rất lớn. Núi lửa có những chu
kỳ hoạt động khác nhau. Hiện các nhà khoa học phân loại núi lửa theo tính cách
hoạt động của chúng: (1) Núi lửa cho thấy dấu hiệu hoạt động, như có địa chấn
hoặc miệng núi lửa toả ra hơi, được gọi là núi lửa đang hoạt động; (2) Núi lửa
ngưng hoạt động từ mười nghìn năm nay nhưng có tiềm năng bùng nổ trở lại, gọi
là núi lửa ngủ; (3) Núi lửa ngưng hoạt động từ mười nghìn năm nay, và có dấu hiệu
rõ nguồn đá magma bên dưới đã cạn kiệt, gọi là núi lửa tắt hẳn.” (Trích:
Bạn Biết Gì Về Núi Lửa? -- nick GS.Uno)
Nhóm
Dần-Mão:
Bính Dần & Đinh Mão – Lư Trung
Hỏa:
Nội Hàm: Lửa@Cây
Hình Ảnh : Rừng Đang
Cháy
Mậu Dần & Kỷ Mão – Thành Đầu Thổ:
Nội Hàm: Đất@Cây
Hình Ảnh : Cao Nguyên
Canh Dần & Tân Mão - Tòng Bá Mộc:
Nội Hàm: Cây@Cây
Hình Ảnh : Rừng Tùng
Bách
Nhâm Dần & Quí Mão – Kim Bạc
Kim:
Nội Hàm: Sắt@Cây
Hình Ảnh : Rừng Núi
Bị Tro Phủ Kín
Giáp Dần & Ất Mão - Đại Khê Thủy:
Nội Hàm: Nước@Cây
Hình Ảnh : Suối Nước.
Thác Nước
Nhìn vào nhóm Dần-Mão
chúng ta thấy được gì với 5 nội hàm là Lửa@Cây, Đất@Cây, Cây@Cây, Sắt@Cây, Nước@Cây. Cả 5 nội hàm đều có chung một bối cảnh: NÚI RỪNG. Trên cái nền chung đó, cận cảnh cho chúng ta
thấy núi đồi cao nguyên, thấy rừng tùng bách, thấy suối thác khe ghềnh, thấy rừng
đang bốc cháy, thấy tro trắng phủ núi rừng.
Như vậy, những hình ảnh này xác định vị trí địa dư của một vùng
cao nguyên. Thêm vào đó nó gián tiếp cho
biết có núi lửa trong vùng, qua hình ảnh cháy rừng và tro trắng phủ đầy núi rừng.
Rồi từ 6 nhóm vừa trình bày chúng
ta có thể kết hợp chúng thành 4 cụm thông tin: Cụm Biển, Cụm Đồng Bằng và Cụm Cao Nguyên,
Cụm Khí Hậu.
Cụm Biển:
- Nhóm Tí-Sửu:
Những hình ảnh trên biển.
- Nhóm Ngọ
Mùi: Những hình ảnh trên bầu trời ven biển.
Cụm Cao Nguyên:
- Nhóm Dần-Mão:
Những hình ảnh vùng cao nguyên, có núi lửa.
- Nhóm Thân-Dậu: Những hình ảnh tiếp cận núi lửa.
Cụm Đồng Bằng:
-
Nhóm Tuất Hợi: Những hình ảnh đồng bằng và sông lớn, nhìn thấy cả núi lửa đang hoạt động ở một khoảng cách rất xa.
Cụm Khí Hậu:
- Nhóm Thìn-Tỵ:
Những hình ảnh khí hậu nhiệt đới
Với thông tin
từ Cụm Biển chúng ta nhận ra là biển nằm ở phía Đông của vùng đất, xác định gián
tiếp qua hình ảnh mặt trời mọc (thông tin từ nhóm Ngọ Mùi). Với thông tin từ Cụm Cao Nguyên chúng ta nhận
ra núi lửa nằm trên vùng cao nguyên (thông tin của nhóm Dần-Mão gián tiếp cho
thấy). Với thông tin của Cụm Đồng Bằng
chúng ta nhận ra vị trí bình nguyên lưu vực sông lớn nằm tiếp giáp với biển. Như vậy, biển thì nằm ở phía Đông (thông tin
từ nhóm Ngọ-Mùi). Đồng bằng nằm tiếp giáp
với biển. Núi lửa thì nằm trên cao nguyên (thông tin từ nhóm Dần-Mão) một khoảng
cách rất xa từ vị trí đồng bằng (thông tin từ nhóm Tuất-Hợi). Vị trí rất xa ấy phải là hướng Tây, vì hướng Đông
là biển và vì sông lớn chảy từ trên cao nguyên xuống đồng bằng rồi ra biển.
Nghiệm
qua nội dung của 6 nhóm và 4 cụm, có phải chăng chúng ta thấy những hình ảnh
trong LTHG không phải là những hình ảnh rời rạt, tầm phào như Hán thư đã giải
thích mà là những hình ảnh có hệ thống, có chủ đề và có chủ đích. Chúng chứa đựng thông tin về địa hình, khí tượng,
không gian, thời gian,
hệ sinh thái, môi trường thiên nhiên, điều kiện phát triển
kinh tế, trình độ
kỹ thuật, tập tục và trình độ văn hóa của một xã hội cổ? Hình ảnh chung quanh mà một người tiếp cận
trong suốt một đời không phải là ít. Nhưng
chủ nhân sáng tạo ra LTHG đã biết chọn lọc những hình ảnh vô cùng có giá trị,
không thua một chuyên gia nhà nghề của thời đại này, để mã hóa vào bảng LTHG,
như là một “hồ sơ mật” của NGIA (National Geo-Spacial Intelligent Agency). Điều này chứng tỏ một trình độ tuyệt vời. Thêm vào đó, rõ ràng là những hình ảnh được
chọn lọc để mã hóa có liên hệ mật thiết với xứ sở của người sáng tạo ra bảng LTHG. Câu hỏi được đặt ra: ai là chủ nhân của LTHG?
Người ta cho rằng việc sắp xếp thành
LTHG là công của Đại Nạo Thị nhưng việc nạp âm lại do Quỷ Cốc Tử, tên thật là Vương Hủ, ẩn thân tu dưỡng tại
hang quỷ cốc trong rừng Thanh Lâm vào cuối đời nhà Châu. Sau đó ông Man Xiến Tử tức Đông Phương Sóc mới
nối tiếp sự nghiệp của Quỷ Cốc Tử hoàn thành tượng và danh từ cho LTHG.[1] Thật vậy
sao? Chúng ta có thể nào chấp nhận được
giải thích này hay không? Của người Hán sáng
tạo mà sao danh sư lý số và học giả nổi tiếng Trung Hoa từ xưa đến nay lại ù ù
cạc cạc? Nói theo ngôn ngữ của học giả
NVTA là “nếu như một nền văn minh mà tự
nó phát minh ra hệ thống lý thuyết đó, thì tri thức xã hội của nó phải có cơ sở
để tạo ra lý thuyết đó. Cho đến nay theo
tôi [NVTA] hiểu thì chính người Trung Quốc cũng không hiểu.” Hình ảnh được mã
hóa trong LTHG có thể nào là hình ảnh đặc trưng nơi xứ sở của Quỷ Cốc Từ và Đông
Phương Sóc? Không. Người Hán không thể là chủ nhân sáng tạo ra
LTHG.
Tôi tin rằng đây
rất có thể là một trong số những sản phẩm văn hóa của Lạc Việt. Dựa trên cơ sở nào? Để trả lời, tôi muốn hỏi ngược lại: hình ảnh của 6 tập hợp trên không
phải là quen thuộc với chúng ta lắm hay sao, dầu là nhìn toàn diện hay là từng
cận cảnh một? Không phải là những hình ảnh
trong 6 tập hợp trên trùng hợp khít khao với những hình ảnh của vùng đất phát
tích Lạc Việt, một giống nòi đã một thời từng mang rìu đá đi mở cõi ở phương Bắc
và có mặt khắp ngạn nam của sông Dương Tử để rồi sau đó hình thành một đất nước
có lãnh thổ trải rộng lớn từ Động Đình xuống tới Hồ Tôn, từ Tây Thục ra tới Hải
Nam đó hay sao?
Đứng về phương diện khảo
cứu nghiêm túc của một học giả, dĩ nhiên là bao nhiêu đó chưa đủ để chúng ta dám
khẳng định. Nhưng đứng về mặt trực giác riêng
tư thì tôi nghĩ tự thân LTHG đã hé lộ khá nhiều bằng chứng để thuyết phục tôi rằng
bản quyền văn hoá của Việt đã bị người Hán tướt đoạt từ nhiều ngàn năm trước. Điều tôi hy vọng là sẽ có thật nhiều học giả
của hôm nay và của mai sau dám quật mồ văn hoá và lịch sử tìm bằng chứng để
đòi lại công lý cho tiên tổ và tái lập chổ đứng xứng đáng cho nền minh triết Việt.
Trước
khi khép lại, tôi cũng xin mời tất cả hãy thử đọc một số văn bản của những học
giả khác để thử nghiệm xem những thông tin trong nội hàm của LTHG có ăn khớp với
thông tin khoa học và để mỗi chúng ta có cái kết luận cho chính mình.
“Văn minh
lúa nước là một nền văn minh cổ đại
xuất hiện từ cách đây khoảng 10.000 năm tại vùng Đông Nam Á và Nam Trung
Hoa. Nền văn minh này đã đạt đến trình độ đủ
cao về các kỹ thuật canh tác lúa nước,
thuỷ lợi, phát triển các công cụ và vật nuôi chuyên dụng. Chính sự phát triển của
nền văn minh lúa nước đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự ra đời của những nền văn
hoá đương thời như Văn hóa Hemudu, Văn
hóa Đông Sơn, Văn
hóa Hòa Bình .v.v. Cũng có những ý kiến cho rằng,
chính nền văn minh lúa nước là chiếc nôi để hình thành cộng đồng cư dân có lối
sống định cư định canh và các giá trị văn
hoá phi vật thể kèm theo, đó chính là văn hóa làng xã. Các nhà khoa học như A.G. Haudricourt &
Louis Hedin (1944), E. Werth (1954), H. Wissmann (1957), Carl Sauer (1952),
Jacques Barrau (1965, 1974), Soldheim (1969), Chester Gorman (1970)... đã lập
luận vững chắc và đưa ra những giả thuyết cho rằng vùng Đông Nam Á là nơi
khai sinh nền nông nghiệp đa
dạng rất sớm của thế giới. Quê hương của cây lúa, không như nhiều người tưởng
là ở Trung Quốc hay Ấn Độ, mà thực
ra là ở vùng Đông Nam Á vì vùng này khí hậu ẩm và có điều kiện lí tưởng cho
phát triển nghề trồng lúa. Theo kết quả khảo cổ học trong vài thập niên gần đây,
quê hương đầu tiên của cây lúa là vùng Đông Nam Á, những nơi mà dấu ấn của cây
lúa đã được ghi nhận là khoảng 10.000 năm trước Công Nguyên. Còn ở Trung Quốc,
bằng chứng về cây lúa lâu đời nhất chỉ 5.900 đến 7.000 năm về trước, thường thấy
ở các vùng xung quanh sông Dương Tử. Từ Đông
Nam Á, nghề trồng lúa được du nhập vào Trung Quốc, rồi lan sang Nhật Bản, Hàn Quốc, những
nơi mà cư dân chỉ quen với nghề trồng lúa mạch. Ngày nay, giới khoa học quốc tế, kể cả các
khoa học gia hàng đầu của Trung Quốc đồng thuận cho rằng quê hương của cây lúa
nước là vùng Đông Nam Á và Nam Trung Hoa. Để khẳng định về các luận điểm cho một
nền Văn minh lúa nước, chúng ta phải hiểu rằng việc trồng trọt, thu hoạch, cất
giữ, chế biến thành thực phẩm từ sản phẩm của lúa nước là phải đạt đến một
trình độ tiên tiến và đảm bảo sự thặng dư thực phẩm phục vụ cho một xã hội dân cư
đông đúc và thúc đẩy các yếu tố khác của một nền văn minh ra đời. Điều kiện cơ bản của Văn minh lúa nước:
A. Môi
trường
- Vào
thời kỳ tăng trưởng cần một lượng mưa vào khoảng 125 mm trong một tháng,
- Thời
kỳ thu hoạch cần nhiều nắng (ruộng khô càng tốt),
- Nhiệt
độ môi trường thích hợp nhất, khoảng 21 - 27°C,
B. Yếu
tố khác
- Khu vực
canh tác phải có độ bằng phẳng rất cần thiết để duy trì mực nước từ 100 mm đến
150 mm để giúp cho cây lúa tăng trưởng và kết hạt tốt.
- Chính
vì vậy, những khu vực đồng bằng và các lưu vực các con sông chảy qua các miền
nhiệt đới nhiều mưa sẽ là môi trường thận lợi cho cây lúa nước phát triển. Ví dụ
như đồng bằng sông Hồng, lưu vực
sông
Dương Tử... thích hợp cho cây lúa nước.
- Thời
vụ là yếu tố cũng quan trọng không kém cho cây lúa nước, điều này thúc đẩy việc
sáng chế ra lịch tính ngày, tháng, năm và các
mùa trong năm của các cư dân trồng lúa nước.
- Giống
lúa cũng là một yếu tố tăng năng suất và phẩm chất cho cây lúa nước mà các cư
dân trồng lúa nước đặc biệt coi trọng.
Các cuộc
khảo cổ gần đây đã chứng minh sự tồn tại của con người trên lãnh thổ Việt
Nam từ thời Đồ
đá cũ. Vào thời kỳ Đồ đá mới, các nền văn hoá
Hoà Bình - Bắc Sơn (gần 10.000 năm trước CN) đã chứng tỏ sự xuất hiện của nông
nghiệp và chăn nuôi, có thể là cả nghệ thuật trồng lúa nước. Các nhà khảo cổ tìm thấy trong lớp đất bên dưới
khu khảo cổ thuộc Văn
hóa Hòa Bình những hạt thóc hóa thạch khoảng 9260-7620
năm trước. Nhưng theo nhiều nhà khảo cổ, đa số di tích, di vật tìm thấy ở Thái
Lan, khi định tuổi lại thấy muộn hơn nhiều so
với tuổi định ban đầu trước đó khi người ta tìm thấy những di tích về văn minh
lúa nước. Vết tích bữa cơm tiền sử nấu với gạo từ lúa mọc hoang xưa nhất thế giới,
13.000 năm trước, được một nhóm khảo cổ Mỹ-Trung Hoa tìm thấy trong hang
Diaotonghuan phía nam sông Dương Tử (bắc tỉnh
Giang Tây). Cư
dân sống trong vùng này đã biết thử nghiệm các giống lúa và
cách trồng trong thời gian dài tiếp theo đó. Điều này đă được nhóm khảo cổ chứng
minh qua sự tăng độ lớn phytolith của lúa (phần thực vật hoá thạch, tồn tại nhờ
giàu chất silica) lắng trong những lớp trầm tích theo thời gian. Tin này đã được
đăng trên tạp chí khoa học Science, năm 1998. Các nhà khoa học nghiên cứu về
phytoliths - thạch thể lúa - này đă chứng minh rằng từ 9000 năm trước dân cổ ở
vùng đó đã ăn nhiều gạo của lúa trồng hơn lúa hoang. Nhóm cư dân bản địa này cũng
bắt đầu làm đồ gốm thô xốp bằng đất trộn trấu. Kinh nghiệm về
trồng lúa tích tụ tại đấy trong mấy ngàn năm đă đưa đến nghề trồng lúa trong
toàn vùng nam Dương Tử. Di tích xưa thứ hai, 9000 năm trước, là Pengtou, gần hồ
Động Đình phía nam sông Dương Tử. Hơn bốn mươi chỗ
có di tích lúa cổ hàng ngàn năm đă được tìm thấy ở vùng nam Trường
Giang. Gần cửa biển nam Trường Giang, di tích Văn hoá Hemudu (Hà Mỗ
Độ) cho thấy văn minh lúa nước trong vùng lên đến trình độ rất cao vào 7.000 năm
trước, sớm hơn cả di tích làng trồng kê Banpo (Bán Pha) xưa nhất của dân tộc
Hán phương Bắc. Hemudu là một làng vài
trăm người sống trên nhà sàn trong vùng đầm lầy ở cửa sông Tiền Đường. Dân
Hemudu đă trồng lúa, ăn cơm, để lại lớp rơm và trấu dày 25-50 cm, có nơi dày đến
cả mét, trên diện tích 400 mét vuông. Có thể đó là lớp rác để lại trên sân đập
lúa. Di chỉ thực vật củ ấu, củ năng, táo và di
cốt động vật hoang hươu, trâu, tê giác, cọp, voi, cá sấu... cho
thấy khí hậu vùng Nam sông Dương Tử bấy giờ thuộc loại nhiệt đới, hoàn toàn
thích hợp với việc canh tác lúa nước. Nền văn hoá Hemudu xưa bảy ngàn năm có
nhiều điểm gần gũi với văn hoá Phùng Nguyên-Đông Sơn vốn là những văn hoá trẻ hơn
nhiều sau hơn 3000 năm. Cư dân vùng nam Trường Giang lúc ấy có lẽ gần với cư
dân Bắc Việt về mặt chủng tộc và văn hoá hơn cư dân bắc Trung Hoa. Khuôn mặt đắp
từ sọ người Hemudu trưng bày ở Viện Bảo tàng Hemudu cho thấy họ giống người thuộc
chủng Nam Mongoloid, tức
là chủng của người Việt Nam từ thời Đông Sơn về sau. Sau văn hoá Hemudu, hàng
loạt văn hoá lúa nước khác đã sinh ra dọc lưu vực sông Trường Giang khoảng 4000
năm trước như Liangzhu, Majiabin, Quinshanyang, Qujialing, Daxi, Songze,
Dadunze. Điều kiện đồng bằng sông Hồng là nơi rất thích hợp cho lúa hoang và
sau này là lúa trồng. Thật là kỳ lạ, người Việt trong cộng đồng chủng Nam
Mongoloid là tổ tiên của văn minh lúa nước.” (Văn Minh Lúa Nước
- Wikipedia)
“Con người đã
sống ở lưu vực sông Hồng từ thời Đồ Đá Củ cách đây khoảng 25 ngàn năm. Canh tác
lúa nước được phát triển vào thời Đồ Đá Mới trong nền văn hóa Hòa Bình - Bắc Sơn,
cách đây khoảng 9 ngàn năm.
Đồng bằng phù
sa Sông Hồng bắt đầu được thành lập vào thời Holocene cách đây khoảng 10 ngàn năm,
lúc mực nước Biển Đông cao hơn hiện nay 2-3 m.
Cách đây khoảng
9 ngàn năm, nước biển bắt đầu hạ thấp dần, đồng bằng được nới rộng thêm ra hướng
biển. Thêm vào đó, đồng bằng được phù sa sông Hồng bồi đắp dày thêm, và lấn dài
ra biển với vận tốc khoảng 22 m/năm (9).
Trong 9000 năm
qua, Biển Đông trải qua 4 lần nước dâng (bờ biển lùi vào đất liền) và 4 lần nước
biển hạ thấp (đồng bằng tiến ra biển) với các đỉnh biển dâng cao cách đây 9000,
6000, 4500, 3500, và 4 đỉnh thấp xảy ra khoảng 7000, 5000, 4000 và 2500 năm trước
đây (4). Ngày nay nước biển lại dâng cao.
Lưọng phù sa
trung bình sông Hồng khoảng 80 triệu m3/năm, tương đương với 130 triệu
tấn. Năm 1971, năm lũ lớn của thế kỷ, có lượng phù sa tới 202 triệu tấn. Trong
mùa lũ, mỗi mét khối nước sông Hồng chứa khoảng 1,2-1,5 kg phù sa (9), gấp 3 lần
hàm lượng
phù sa trung bình của sông Hậu trong mùa lụt ở Châu Đốc (500g/m3).
Tại Đồng bằng Cửu Long (ĐBCL), hàng năm đồng bằng
dày thêm từ 0,1 đến 0,15 mm phù sa. Nếu có cùng độ lắng tụ theo tỉ lệ số lượng
phù sa (i.e. 0,3 – 0,45 mm/năm), ĐBSH cách đây 3000 năm phải thấp hơn hiện nay
từ 0,9 m đến 1,35 m. Bài tính này có cơ sở chính xác vì hạt lúa cổ Thành Dền
tìm thấy bị chôn vùi ở độ sâu 1 -1,2 m. Cũng vậy, cách đây 3000 năm,
có lẽ bờ biển cách biển hiện nay khoảng từ 20 km đến 60 km.
Cảnh trí mô tả
trên các trống đồng, như Trống đồng Đông Sơn,
Ngọc Lũ cho thấy cảnh quang thời vua Hùng, cách đây trên 2 ngàn năm, là
cảnh chèo ghe trong đầm lầy. Muôn thú gồm động vật hiện nay như bò, ngựa, chó,
cọp, hưu, chim, v.v. Ngoài ra, còn một số thú lạ như con vật đầu chim có 4
chân, có đuôi dài của loài khỉ; hoặc con vật 4 chân, có bờm, đuôi cuộn, miệng
há rộng, nay đã tuyệt chủng (9). Hình ảnh này chứng tỏ vào thời 3000 năm trước,
ĐBSH còn là một vùng đất thấp, nê địa và
hoang dã, bị ngập lụt hàng năm 4-5 tháng trong mùa mưa lũ, tương tự như
vùng Đồng Tháp Mười của ĐBCL ở các thập niên trước. Theo sự thành hình tự nhiên
của sông ngòi, phù sa lắng đọng nhiều ở bờ sông, tạo thành một đê thiên nhiên
cao hơn nội đồng 2-3 m, càng xa sông cuộc đất thấp dần, và tận cùng là vùng đầm
lầy.
Chỉ sau này,
cách đây 2300 năm, hệ thống đê điều ở Phong Khê (Sông Đà bây giờ) mới được thiết
lập (Theo Giao Châu Ký), tiếp theo là đê ở
tây bắc Long Biên (tức Hà Nội)
(theo Hán Thư). Hệ thống đê được phát triển thêm dưới thời Lý Bôn (khoảng
521) quan trọng nhất là công trình của Cao Biền (giữa thế kỷ thứ 9) cho hệ thống
đê quanh thành Đại La, và dưới thời vua Lý Nhân Tông (1072-1127) với công trình
Đê Cơ Xá (1108) và hoàn chỉnh với Đê Quai Vạt dưới đời Trần (9). Nhờ hệ thống đê
hửu hiệu này, lũ lụt được kiểm soát, nhờ vậy lúa canh tác được 2-3 vụ/năm.
Tóm lại, ĐBSH
cách đây 3000 năm còn là vùng đầm lầy, nê địa. Chỉ những vùng đất trên đê thiên
nhiên ven sông là khá cao, tuy có bị ngập lụt trong mùa lũ nhưng thời gian ngập
lụt ngắn hơn trong nội đồng, nên mới có cư dân sinh sống. Có lẻ, Thành Dền vào
thời cổ nằm trên loại đất khá cao này. Lúa cổ vì vậy phải thích nghi trong môi
trường này.” Trích: Thử Tìm Lại Chân Dung Giống Lúa Cổ
Thành Dền - Trần Đăng Hồng, Ph.D.)
Chân thành
cảm ơn tất cả các bạn đọc và các học giả.
Rất tuyệt vời. Cảm ơn tác giả Hà Hưng Quốc.
ReplyDeletemong tác giả dẫn dắt nhiều hơn nữa về tử vi lý số
DeleteCảm ơn... nhiều .Lần đầu tiên em vỡ lẽ thoát khỏi bế tắc u mê. Xin tác giả khai sáng tiếp cho những người mới bắt đầu như em và cả những người bạc đầu không hiểu âm dương..
Delete