Tuesday, January 8, 2013

Giải Mã Di Sản Văn Hóa Phi Vật Thể . . . Bài 6





GIẢI MÃ DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ ĐỂ PHỤC DỰNG SẢN PHẨM VĂN HÓA PHI VẬT THỂ: MỘT CON ĐƯỜNG TÁI HIỆN DIỆN MẠO VÀ CỘI NGUỒN ĐÍCH THỰC CỦA NỀN VĂN HÓA VIỆT. 



Điều mà mỗi người và mọi người có thể làm được là đừng vội phủ nhận những chấm nhỏ đó và cũng đừng vội phủ nhận phương pháp giải mã di sản văn hóa phi vật thể để phục dựng sản phẩm văn hóa phi vật thể trong nỗ lực tái hiện lại bức tranh diện mạo và cội nguồn đích thực của nền văn hóa Việt.  Dưới điều kiện khắc nghiệt của địa dư và lịch sử làm cho những chứng tích vật thể mong manh khó có thể tồn tại, con đường phục dựng sản phẩm văn hóa phi vật thể từ di sản văn hóa phi vật thể có lẽ là con đường không thiếu khôn ngoan.  Mỗi công trình có thể chỉ là một con kiến tí ti trong con mắt của những khoa học gia chính thống và dễ dàng bị cho “chìm xuồng” nhưng một khi số lượng kiến đã có thể kết nối nhau thành một bè kiến chuyên chở nổi sự thật về cội nguồn văn hóa Việt thì lúc đó kiến sẽ không còn là kiến. “  



trở lại: Giải Mã Di Sản Văn Hóa Phi Vật Thể . . . Bài 5



Ngũ Hành Nguyên Thủy Trong Môn Tử Vi: Phục Dựng Từ Lý Số
Trong bài Bí Ẩn Tam Hợp Kim Cục Tỵ Dậu Sửu  Nguyễn Vũ Tuấn Anh cũng đã viết:
Thân – Tý – Thìn là tam hợp Thủy cục. Trong đó: Thân (Kim) sinh Tý (Thủy) và tuyệt ở Thìn (Thổ).  Dần – Ngọ – Tuất là tam hợp Hỏa cục. Trong đó: Dần (Mộc) sinh Ngọ (Hỏa) và tuyệt ở Tuất (Thổ). Hợi – Mẹo – Mùi là tam hợp Mộc cục. Trong đó: Hợi (Thủy) sinh Mẹo (Mộc) và tuyệt ở Mùi (Thổ).  Tỵ – Dậu – Sửu là tam hợp Kim cục.  Khi tìm hiểu về các phương pháp ứng dụng của thuyết Âm dương Ngũ hành liên quan đến Tam hợp cục, nguời ta chỉ có thể lý giải quy tắc tam hợp như trên. Riêng tam hợp Kim cục Tỵ – Dậu – Sửu là sự bí ẩn không lý giải được cũng với thời gian tính bằng thiên niên kỷ; bởi vì Tỵ (Âm Hỏa) tại sao lại có thể sinh Dậu (Âm Kim)? Bởi vậy người ta cũng phải học thuộc lòng các tam hợp cục như một tiên đề khi ứng dụng.  Đây cũng là một bằng chứng nữa chứng tỏ sự thất truyền và sai lệch của một hệ thống lý thuyết căn bản.”[1] 

Cái mà học giả NVTA gọi là “một bí ẩn không lý giải được” thiệt đúng là không thể lý giải được bằng Lý Thuyết Ngũ Hành Phổ Cập.  Bởi vì, nếu căn cứ theo hai qui luật sinh khắc của Lý Thuyết Ngũ Hành Phổ Cập thì Tỵ Hỏa làm sao có thể sinh Dậu Kim được để mà gọi là tam hợp.  Với Lý Thuyết Ngũ Hành Phổ Cập, dầu cho học giả và danh sư lý số có cố gắng vận dụng bất cứ cách nào đi nữa để giải thích vướng mắc nơi Tam Hợp Kim Cục thì sự  thật Kim Cục vẫn là “cam” so với ba tam hợp cục kia thuộc về “bưởi.”  Hay nói một cách khác là những lý giải lấp liếm đó chỉ đủ làm lòa mắt một số người chớ không làm sáng tỏ được nghi vấn về cấu trúc của tam hợp cục. 

            Nhưng cái gút mắc không thể giải thích được bằng Lý Thuyết Ngũ Hành Phổ Cập lại là dấu ấn đặc thù của Lý Thuyết Ngũ Hành Nguyên Thủy của Việt Dịch.  Và dĩ nhiên là nó có khả năng giải thích một cách hợp lý, ngay thẳng và trọn vẹn, như cho thấy trong hình H34.  Duy nhất chỉ có Lý Thuyết Ngũ Hành Nguyên Thủy mới có thể giải thích được vì sau Tỵ Hỏa lại sinh cho Dậu Kim trong Tam Hợp Kim Cục.  Và duy nhất chỉ có Lý Thuyết Ngũ Hành Nguyên Thủy mới có thể chứng minh cấu trúc của toàn bộ 4 Tam Hợp Cục là một tổng thể chặt chẽ và có hệ thống; trong đó không có chuyện một “cam” trộn chung với ba “bưởi” như là khi nhìn nó dưới lăng kính của Lý Thuyết Ngũ Hành Phổ Cập.    



Cái mà NVTA vừa đề cập chỉ là một thí dụ cụ thể trong số rất nhiều vướng mắc nằm trong bộ môn Tử Vi nói riêng và lý số nói chung.  Chúng ta sẽ không tốn thêm thời gian trong bài viết này để lập lại những gì đã được giải thích cặn kẻ rồi.  Những ai quan tâm có thể tự mình tham khảo thêm trong cuốn Giải Mã Những Bí Ẩn Trong Tử Vi của Hà Hưng Quốc.  Ở đây chúng ta chỉ muốn tóm gọn những khám phá trong công trình giải mã đó với một câu thôi: Chưa bao giờ Lý Thuyết Ngũ Hành Phổ Cập đã có thể giải thích một cách “ngay thẳng và hợp lý” những vướng mắc trong Tam Hợp Cục, Tử Vi Cục, Vòng Tràng Sinh, Lục Xung, Lục Hợp, Lục Hại, và ngay cả trên chính cái cấu trúc 12 cung của Cung Bàn Tử Vi. 

Không thể là bởi vì bộ môn Tử Vi không được kiến tạo trên nền tảng của Lý Thuyết Ngũ Hành Phổ Cập.  Không thể là bởi vì người Tàu không phải là chủ nhân đích thực của nó. 

Bộ môn Tử Vi đã được kiến tạo trên nền tảng của Lý Thuyết Ngũ Hành Nguyên Thủy và của Bảng Lục Thập Hoa Giáp.  Chúng là sản phẩm văn hóa phi vật thể do tiền nhân Việt trước tác.  Và chúng ta không nên ngạc nhiên về điều này, vì cho đến bước giải trình này thì chúng ta đã kinh qua rất nhiều bằng chứng rồi.

Có thể nói Tử Vi là một bộ môn lý số mà trong đó chúng ta nhìn thấy sự thất bại thảm hại của Lý Thuyết Ngũ Hành Phổ Cập một cách rõ rệt, đầy dẫy và có tính cách hệ thống.  Và như HHQ đã viết trong phần mở đầu của cuốn Giải Mã Những Bí Ẩn Trong Tử Vi:

“Những khám phá, bắt nguồn từ những nghi vấn đã tồn tại trong nhiều năm, cho thấy tất cả đều giống nhau ở một điểm: sự thất bại của lý thuyết ngũ hành phổ cập. Nói thất bại là vì lý thuyết ngũ hành phổ cập không có khả năng giải thích một cách thỏa đáng và nghiêm túc những nghi vấn đó. Nếu những đối tượng đã được xét nghiệm không liên hệ nhau thì kết luận có lẽ chỉ là vậy. Tuy nhiên, vì tất cả đều là thành phần trong tổng thể cơ sở hạ tầng của bộ môn Tử Vi cho nên chúng ta còn có thêm một kết luận nữa. Đó là, lý thuyết ngũ hành trong bộ môn Tử Vi hoàn toàn khác với lý thuyết ngũ hành phổ cập. Và cũng từ những bằng chứng có được, chúng ta nhận ra là lý thuyết ngũ hành trong bộ môn Tử Vi không hai không khác với lý thuyết ngũ hành nguyên thủy của Việt Dịch.

Với sự phục dựng chân tướng của Lý Ngũ Hành Nguyên Thủy, Ngũ Hành Nạp Âm và Hà Đồ Độ Số trong Bảng Lục Thập Hoa Giáp xuyên qua công trình Giải Mã Những Bí Ẩn Trong Tử Vi của HHQ, thêm một lần nữa chúng ta thấy là phương pháp giải mã di sản văn hóa phi vật thể để phục dựng sản phẩm văn hoá phi vật thể có một giá trị nhất định và chính sản phẩm được phục dựng từ phương pháp giải mã cũng có một giá trị nhất định. 

tiếp theo: Giải Mã Di Sản Văn Hóa Phi Vật Thể . . . Bài 7

[1]



No comments:

Post a Comment