Friday, January 11, 2013

Giải Mã Di Sản Văn Hóa Phi Vật Thể . . . Bài 9 - Hà Hưng Quốc



trở về: Giải Mã Di Sản Văn Hóa Phi Vật Thể - Bài 8



LỜI KẾT
Với bài viết này, nếu được phép để lại 3 điều trong tâm trí người đọc thì đây là 3 điều mà chúng ta muốn để lại:
  1. Phương pháp giải mã di sản văn hóa phi vật thể để phục dựng sản phẩm văn hóa phi vật thể nhằm tái hiện lại diện mạo và cội nguồn đích thực của nền văn hóa Việt là một phương pháp không thiếu tính khoa học và không thiếu giá trị.
  2. Những sản phẩm văn hóa phi vật thể phục dựng từ di sản văn hóa phi vật thể có một giá trị nhất định và phải được nghiêm túc công nhận.  Điều này càng rõ hơn khi những công trình phục dựng cho thấy sự tương liên với nhau và cũng cố cho nhau thành một thành một thảm dầy của những khám phá, phục dựng và chứng cứ liên hệ.  
  3. Nền văn hóa Việt không phái sinh từ nền văn hóa Trung Hoa, nhiều bằng chứng cho thấy ngược lại. Giả thuyết Dịch là của Việt, Âm Dương Ngũ Hành là của Việt, Hà Đồ là của Việt có cơ sở vững chắc.  Và một khi những sản phẩm văn hóa này đã là của Việt thì nền văn hóa Trung Hoa chắc chắn không thể nào phái sinh ra nền văn hoá Việt.    

Hầu hết húng ta không xa lạ gì với tranh Mosaic hoặc Dot Graphics.  Hình ảnh trên bức tranh được tạo thành bởi những chấm màu sắc li ti.  Nếu chỉ chăm chú nhìn cận cảnh vào những chấm nhỏ li ti thì người xem tranh chỉ có thể thấy những chấm nhỏ li ti không hơn không kém.  Muốn thực sự thấy hình ảnh và thông điệp trên bức tranh thì người xem tranh phải đứng xa hơn để nhìn.  Bức tranh diện mạo và cội nguồn văn hoá Việt cũng không khác.  Mỗi công trình phục dựng và khám phá từ di sản văn hóa phi vật thể chỉ là một chấm nhỏ li ti trong cái tổng thể mô tả diện mạo và cội nguồn văn hóa Việt.  Mỗi và những chấm nhỏ đó dường như không ý nghĩa, dường như lạc lõng, dường như không ăn nhập vào đâu.  Nhưng nếu như không có những chấm nhỏ như thế thì sẽ không thành tổng thể của bức tranh, không có bức tranh.  Tái hiện bức tranh diện mạo và cội nguồn thực sự của một “nền văn hóa huyền vĩ” của một thời (theo ngôn ngữ của NVTA) cần những chấm nhỏ như vậy và những chấm nhỏ đó cần được đặt trong một khung tổng thể.  Hiện đang đã có một số chấm nhỏ và sẽ còn nhiều chấm nhỏ như vậy xuất hiện trong tương lai.  Bài viết này chỉ là một cố gắng khiêm tốn trong nỗ lực đặt một số chấm trong một cái khung tổng thể để rồi có một ngày toàn thể diện mạo và cội nguồn thực sự của một nền văn hóa huyền vĩ đó sẽ hiện rõ và sự thật này sẽ được công nhận.  Điều mà mỗi người và mọi người có thể làm được bây giờ là đừng vội phủ nhận những chấm nhỏ đã có và cũng đừng vội phủ nhận phương pháp giải mã di sản văn hóa phi vật thể để phục dựng sản phẩm văn hóa phi vật thể trong nỗ lực tái hiện diện mạo và cội nguồn đích thực của nền văn hóa Việt.  Dưới điều kiện khắc nghiệt của địa dư và lịch sử làm cho những chứng tích vật thể mong manh khó có thể tồn tại, con đường phục dựng sản phẩm văn hóa phi vật thể từ di sản văn hóa phi vật thể có lẽ là con đường không thiếu khôn ngoan.  Mỗi công trình có thể chỉ là một con kiến tí ti trong con mắt của những khoa học gia chính thống và dễ dàng bị cho “chìm xuồng” nhưng một khi số lượng kiến đã có thể kết nối nhau thành một bè kiến chuyên chở nổi sự thật về cội nguồn văn hóa Việt thì lúc đó kiến sẽ không còn là kiến.   

Thành thật cảm ơn tất cả quý đọc giả và học giả.
Hà Hưng Quốc, Ph.D.
Ngày 9 Tháng 1 Năm 2013
 


Hết.

 

No comments:

Post a Comment