Thursday, October 28, 2010

Việt Dịch - Hà Hưng Quốc (#5)


Bí Mật Của Đất Trời Gói Gọn Trong Hai Vế
Cốt Lõi Của Dịch Học Nằm Trong 67 Lời

trở về: Việt Dịch - bài 4

B. Tiên Thiên Bát Quái Đồ Thực Sự Là Cái Gì?
Như đã từng được nghi vấn, có phải chăng Tiên Thiên Bát Quái Đồ là một mô hình có khả năng giải thích nguồn gốc phát sinh của vũ trụ cũng như khả năng mô tả sự vận động của mọi hiện tượng trong vũ trụ?  Thật sự trả lời câu hỏi này sẽ cần rất nhiều thời gian nghiên cứu và bằng chứng.  Trong phạm vi của bài viết này chúng ta chỉ có thể tiến hành việc sử dụng Tiên Thiên Bát Quái Đồ để “thử giải thích” một số hiện tượng căn bản mà chúng ta thấy biết và lý giải được rồi nghiệm xem Tiên Thiên Bát Quái Đồ “khả dĩ” có đất đứng hay không về mặt ứng dụng.    

Nếu chúng ta chia Tiên Thiên Bát Quái Đồ ra làm hai qua trục không gian Càn-Khôn thì một nửa của Bát Quái Đồ như vòng cung A trong hình H11 chiếm 5 quái theo thứ tự Càn, Đoài, Ly, Chấn, Khôn và một nửa kia như vòng cung B chiếm 5 quái theo thứ tự Càn, Tốn, Khảm, Cấn, Khôn.  



Gọi nhóm quái nằm trong vòng cung A là tập hợp A và nhóm quái nằm trong vòng cung B là tập hợp B.  Hai tập hợp A và B đại diện cho thể-dạng-tính-trạng-hành của thế giới hiện tượng được mô tả như sau:
A: {(bầu trời) + (chất lỏng) + (nóng, sáng, bùng cháy) + (khí quang, lóe sáng) + (thiên cầu)}.  Hoặc trình bày một cách khác là A: {bầu trời + chất lỏng + nóng + sáng + bùng cháy + khí quang + lóe sáng + thiên cầu}.

B: {(bầu trời) + (chất khí, từ trường) + (tối, lạnh) + (chất đặc) + (thiên cầu)}.  Hoặc trình bày một cách khác là B: {bầu trời + chất khí + từ trường + tối + lạnh + chất đặc + thiên cầu}.

Nhìn vào nội dung của tập hợp A chúng ta hình dung được điều gì?  Phải chăng nó mô tả cho cho chúng ta thấy hình ảnh của một bầu trời trong đó những thiên vân, những khí cầu đang hừng hực khí quang (stars, nova) và những dãy thiên hà rực rỡ ánh sáng (galaxies) . . . bầu trời của sự thể hiện năng lượng dương?  Rồi nhìn vào tập hợp B chúng ta hình dung được điều gì?  Phải chăng chúng ta thấy một hình ảnh ngược lại?  Cũng là cùng một bầu trời nhưng là phần không gian chứa đựng những thứ mà vật lý thiên văn mô tả là năng lượng tối (dark energy), vật chất tối (dark matter), những lỗ đen (black holes) và những thiên cầu đã nguội lạnh (planets) và những thiên thể (asteroids)?



Nếu lấy 4 quái theo thứ tự Ly, Đoài, Càn, Tốn trên Tiên Thiên Bát Quái Đồ như vòng cung C trong hình 12 và lấy 5 quái theo thứ tự Càn, Tốn, Khảm, Cấn, Khôn như vòng cung D cũng nằm trong hình H12, chúng ta có tập hợp C và tập hợp D đại diện cho thể-dạng-tính-trạng-hành của thế giới hiện tượng được mô tả như sau:



C: {(nóng, nhiệt độ cao) + (chất lỏng, có thể hóa khí) + (bầu trời) à (khí)}.  Hay trình bày một cách khác là C: {nhiệt độ cao + chất lỏng có thể hóa khí + bầu trời [cho ra] không khí [bay lên]}.

D: {(bầu trời) + (khí) + (lạnh, nhiệt độ thấp) à (có thể ngưng kết) + (địa cầu)}.  Hay trình bày một cách khác là D: {bầu trời + không khí + nhiệt độ thấp [làm] ngưng kết [thành nước rơi xuống] mặt đất}.

Những chữ trong ngoặc vuông [  ] được chêm vào là để làm cho ý nghĩa của nội dung thêm rõ.  Nhìn vào hai tập hợp C và D chúng ta hình dung được điều gì?  Phải chăng chúng mô tả hiện tượng nắng mưa hay hiện tượng chu lưu của nước, trong đó không khí trên bầu trời gặp lạnh nên ngưng kết thành mưa rơi xuống mặt đất và nước dưới mặt đất gặp nhiệt độ cao nên bốc hơi rồi bay lên bầu trời?    


tiếp theo: Việt Dịch - bài 6  


No comments:

Post a Comment