Bí Mật Của Đất Trời
Gói Gọn Trong Hai Vế
Cốt Lõi Của Dịch
Học Nằm Trong 67 Lời
trở về: Việt Dịch - bài 2
Sự tác động của Hai Nguyên Lực lên Bốn Nguyên Tố
làm cho mỗi tượng thể hiện thành hai mặt đối lập. Từ chỗ đó, tượng không gian bày ra thành
không gian dương tượng và không gian âm tượng.
Tượng năng lượng bày ra thành năng lượng dương tượng và năng lượng âm tượng. Tượng vật chất hữu hình bày ra thành vật chất
hữu hình dương tượng và vật chất hữu hình âm tượng. Tượng vật chất vô hình bày ra thành vật chất
vô hình dương tượng và vật chất vô hình âm tượng. Sự tương tác của Hai Nguyên Lực
lên Bốn Nguyên Tố thể hiện thành hai mặt đối lập của mỗi trục minh hoạ được như
trong hình H3.
Hai nguồn lực, Lực Động và Lực Đối, của ngôi Lưỡng Nghi
không chỉ đơn giản “thuần tác” lên từng cái riêng biệt của bốn nguyên tố không
gian, năng lượng, vật chất vô hình và vật chất hữu hình của ngôi Tứ Tượng rồi dừng
lại ở đó. Hai Nguyên Lực còn tiến đến chỗ
“hỗn tác” lên bốn nguyên tố đó qua những quy luật mà Dịch học gọi là “tiến
thoái, phản phúc, giao cảm, tương thông, xô đẩy, biến hóa.” Đại diện cho động trình hỗn tác đó không cần
tìm đâu xa mà có thể thấy ngay trên minh họa của bốn trục không gian, năng lượng,
vật chất vô hình, và vật chất hữu hình nằm chồng lên nhau ở trung điểm của mỗi
trục như trong hình H4A.
Ở giai đoạn này thì đồ hình chỉ mới có 4 trục chồng
lên nhau và những ký hiệu âm dương ở đầu mỗi trục mà thôi, như trong hình H4B. Còn những chữ không gian, năng lượng, vật chất
vô hình và vật chất hữu hình chỉ là những chú thích tạm thời đặt lên đó.
Nhìn vào đồ hình H4A và H4B này chúng ta thấy gì? Có phải chăng dường như nó mô tả một cách
khái quát về một vũ trụ đang vận hành, một vũ trụ sinh động, một vũ trụ tồn tại
do sự hiện hữu đồng thời của hai mặt đối lập?
Bây giờ chúng ta
thử dùng tám số thập phân, từ 0 đến 7, để gắn vào mỗi cực của đồ hình 4B với một
nửa những con số, từ 7 tới 4, đi từ trên vòng xuống bên trái theo thứ tự, và một
nửa những con số còn lại, từ 0 tới 3, đi từ dưới vòng lên bên phải theo thứ tự,
giống như trong hình H5.
Với sự phân bổ như vậy thì nửa vòng cung 0-1-2-3
sẽ đối lập với nửa vòng cung 7-6-5-4, tuân thủ quy luật của Lưỡng Nghi thể hiện
thành hai mặt đối lập.
Từ đồ hình này chúng ta thấy thêm được gì? Có phải chăng là sự phân bố của đồ hình thể
hiện sự cân đối cao độ, cân & đối giữa hai đầu của mỗi trục cũng như cân
& đối giữa hai nhóm trục? Quan sát đồ
hình chúng ta ghi nhận được như sau:
- Nửa vòng cung 7-6-5-4 có bốn cực, theo thứ tự từ số lớn tới số nhỏ, và theo thứ tự từ trên xuống vòng qua bên trái. Nửa vòng cung 0-1-2-3 cũng có bốn cực, theo thứ tự từ số nhỏ tới số lớn, và theo thứ tự từ dưới lên vòng qua bên phải.
- Nửa vòng cung 0-1-2-3 có một dương và ba âm. Nửa vòng cung 7-6-5-4 có ba dương và một âm. Nếu như tỷ trọng của dương bằng với tỷ trọng của âm và bằng một biến số X hoặc nói một cách khác có vẻ toán học hơn là (s+) = (s-) = X thì nhóm 0-1-2-3 sẽ có tỉ trọng là 1(s+) + 3(s-) = 1(x) + 3(x) = 4x và nhóm 7-6-5-4 sẽ có tỷ trọng là 3(s+) + 1(s-) = 3(x) + 1(x) = 4x. Như vậy tỷ trọng của nhóm 0-1-2-3 cân bằng với tỷ trọng của nhóm 7-6-5-4.
Lấy một trục trong đồ hình làm trục chuẩn, bất cứ
là trục nào, để chia thành hai nhóm đối xứng nhau qua trục đó và thử quan sát từ
một góc nhìn khác:
- Nếu như không tính trục chuẩn vào số đếm âm dương của cả nhóm, thì mỗi nhóm sẽ có 3 cực và lúc nào cũng thể hiện 2(-) + 1(+) đối xứng với 2(+) + 1(-). Và nếu như tỷ trọng của dương bằng với tỷ trọng của âm và bằng một biến số X hoặc nói một cách khác có vẻ toán học hơn là (s+) = (s-) = x thì sẽ đưa đến kết quả là tỷ trọng của nhóm 2(s-) + 1(s+) sẽ bằng với tỷ trọng của nhóm 2(s+) + 1(s-) bằng với 2(x) + 1(x) = 3x. Như vậy là tỷ trọng của hai nhóm cân bằng nhau.
- Nếu như tính trục chuẩn vào số đếm âm dương của cả nhóm, thì mỗi nhóm sẽ có 5 cực và lúc nào cũng thể hiện 3(-) + 2(+) đối xứng với 3(+) + 2(-). Và nếu như tỷ trọng của dương bằng với tỷ trọng của âm và bằng một biến số X hoặc nói một cách khác có vẻ toán học hơn là (s+) = (s-) = x thì sẽ đưa đến kết quả là tỷ trọng của nhóm 3(s-) + 2(s+) sẽ bằng với tỷ trọng của nhóm 3(s+) + 2(s-) bằng với 3(x) + 2(x) = 5x. Như vậy là tỷ trọng của hai nhóm cũng cân bằng nhau.
Từ những ghi nhận trên chúng ta có thể kết luận
là đồ hình có sự cân đối cao độ trong cấu trúc của nó. Đối xứng cao độ và cân bằng cao độ.
Và cũng xin được mở ngoặc ở đây để lưu ý một điểm
là tuy chúng ta có nói “giả dụ tỷ trọng của dương bằng tỷ trọng của âm” nhưng
cũng nên thấy là sự giả dụ này thực sự không cần thiết vì dương bắt buộc phải cân
bằng với âm để vũ trụ này duy trì, đứng trên căn bản của vật lý học. Dùng chữ giả dụ thực ra chỉ để duy trì lô-gic
mà thôi. Tại sao chúng ta phải chú ý đến
điểm này? Câu trả lời rất đơn giản: vì
nó liên quan đến việc phản biện lập luận của một vài nhà nghiên cứu Dịch học vì
họ đã chứng minh giải pháp của mình đưa ra bằng cách tùy tiện lấy tỷ số 3/2
[cho dương = 3 và âm =2] để làm nên một sự cân xứng miễn cưỡng.
Sau khi đã phân bố những con số thập phân cho đồ hình chúng
ta thử tiến một bước nữa là đổi những con số thập phân này thành những con số
nhị phân (binary digits). Kết quả của sự
chuyển đổi dãy số, từ hệ số thập phân qua hệ số nhị phân, sẽ giống như trong hình
H6.
Chưa hết, chúng ta thử tiến thêm một bước nữa là
chuyển đổi những con số nhị phân trong hình 6 thành những vạch liền và vạch đứt,
vạch liền tượng trưng cho con số 1 dương động và vạch đứt cho con số 0 âm tịnh. Chúng ta sẽ có được kết quả như trong hình H7.
Vì dãy số nhị phân viết thứ tự theo chiều ngang còn vạch
quái viết thứ tự theo chiều dọc cho nên thêm một lần nữa cần sự điều chỉnh bằng
cách đem những vạch quái xoay 90 độ nghịch chiều kim đồng hồ để cho tương ứng
trong cách viết. Như vậy chúng ta sẽ có
kết quả như trong hình H8.
Tiến trình chuyển đổi từ số thập phân qua số nhị
phân, qua vạch quái, rồi điều chỉnh vạch quái được mô tả trên mỗi trục của hình
H9A [là sản phẩm sau khi đem thông tin từ hình H8 phối vào hình H5].
Chỉ giữ lại những vạch quái được hoàn chỉnh và bỏ hết những
chi tiết khác, chúng ta sẽ có được hình H9B.
Từ đồ hình này chúng ta nhìn thấy được cái gì? À, thì ra cái hình này chính là một Bát Quái Đồ. Không sai, đây chính là một Bát Quái Đồ. Gọi nó là Tiên Thiên Bát Quái Đồ thì chính
xác hơn.
Qua những
bước giải trình vừa rồi, bắt đầu từ khâu phân bố dãy số thập phân cho đến khâu
chuyển đổi từ hệ số thập phân qua hệ số nhị phân rồi chuyển đổi từ hệ số nhị
phân qua hệ vạch quái ở khâu sau cùng, chúng ta đã thấy rõ từ đâu mà có những vạch
đứt vạch liền có vẻ rất ư là “huyền bí” trên đồ hình Bát Quái. Quan trọng hơn, sự tuần tự lý giải từ cụm chữ
“Vô Cực sinh Thái Cực, Thái Cực sinh Lưỡng
Nghi, Lưỡng Nghi sinh Tứ Tượng, Tứ Tượng sinh Bát Quái, Bát Quái sinh càn khôn
vạn vật” đến chỗ hình thành toàn vẹn một Bát Quái Đồ chủ đích là để làm
sáng tỏ một số điểm quan trọng. Đó là,
thứ nhất, nó cho thấy Tiên Thiên Bát Quái Đồ từ đâu mà có. Thứ hai, nó cho thấy cấu trúc của Tiên Thiên
Bát Quái Đồ từ đâu mà thành. Thứ ba, nó cho
thấy tính chất hợp lý trong tiến trình thành lập Tiên Thiên Bát Quái Đồ. Thứ tư, nó cho thấy tính hệ thống trong sự tổng
hợp những quy luật nhìn thấy trong cấu tạo của Tiên Thiên Bát Quái Đồ.
Học giả của Dịch học đa số đều cho là những đồ hình Bát Quái từ Đồ Thư
mà ra. Với những gì chúng ta vừa khám
phá e rằng giải thích đó của họ khó có thể thuyết phục. Lại càng khó thuyết phục hơn với những huyền
thoại cho là những vị cổ thánh “học” từ những vằn đốm trên lưng của những con vật
vô tri. Hệ Từ Truyện, Thiên Hạ Chương 2
Tiết 1, đã viết: “Cổ giả Bào Hy thị chi
vương thiên hạ giả, ngưỡng tắc quan thượng ư thiên, phủ tắc quan pháp ư địa,
quan điểu thú chi văn, dữ địa chi nghi, cận thủ chư thân, viễn thủ chư vật, ư
thị thủy tác Bát Quái dĩ thông thần minh chi đức, dĩ loại vạn vật chi tình.” Tạm dịch là ngày xưa họ Bào Hy [Phục Hy] cai
trị thiên hạ, ngửng lên nhìn hình tượng trên trời, cúi xuống xét quy luật dưới
đất, xem văn vẽ của cầm thú, nghiệm sự thích nghi với trời đất, gần thì lấy ở
thân mình, xa thì lấy ở vật, rồi làm ra tám quái để thông suốt cái đức của thần
minh điều hòa cái tình của vạn vật. Sự
giải thích “ngửng lên nhìn hình tượng trên trời, cúi xuống xét quy luật dưới đất
. . . rồi làm ra tám quái” trong hệ từ có lẽ là có căn bản hơn.
E có 1 thắc mắc là tại sao có sự đánh thứ tự âm dương như hình H4A, H4B (Cực dương trục vật chất hữu hình lại quay sang 1 phía khác vs cực dương 3 trục còn lại)
ReplyDeleteVà hình H5, nửa vòng cung 1 bên đánh tăng dần, 1 bên đánh giảm dần. tại sao ko cùng tăng cùng giảm mà ngược nhau như vậy ạ