Thursday, October 28, 2010

Việt Dịch - Hà Hưng Quốc (#6)


Bí Mật Của Đất Trời Gói Gọn Trong Hai Vế
Cốt Lõi Của Dịch Học Nằm Trong 67 Lời

trở về: Việt Dịch - bài 5
Nếu lấy 7 quái theo thứ tự Cấn, Khôn, Chấn, Ly, Đoài, Càn, Tốn trên Tiên Thiên Bát Quái Đồ như vòng cung E trong hình H13, chúng ta sẽ có tập hợp E đại diện cho thể-dạng-tính-trạng-hành của thế giới hiện tượng được mô tả như sau:


E: {(núi) + (địa cầu) + (nổ) + (nóng, bùng cháy) + (chất lỏng) + (bầu trời) + (khí, âm thanh)}.  Hoặc trình bày một cách khác là E: {núi + lòng đất + phát nổ -> chất lỏng nóng cháy + bầu trời + chất khí + âm thanh}.  Hay trình bày một cách khác nữa là E: {núi + lòng đất + phát nổ -> nham thạch nóng cháy + bầu trời + chất khí + âm thanh}.
                                                                                                                 
Nhìn vào nội dung của tập hợp E chúng ta thấy gì?  Phải chăng nó mô tả hiện tượng của một núi lửa đang hoạt động với nham thạch nóng chảy và những chất khí từ không gian [khép kín] bên dưới lòng đất đã nổ ra rồi phun trào vào không gian [thông thoáng] bên trên mặt đất và gây ra âm thanh.           


Nếu lấy 4 quái theo thứ tự Càn, Cấn, Ly, Đoài trên Tiên Thiên Bát Quái Đồ như vòng cung F trong hình H14A và 4 quái theo thứ tự Cấn, Khôn, Ly, Đoài như vòng cung G trong hình H14B, chúng ta có tập hợp F và tập hợp G đại diện cho thể-dạng-tính-trạng-hành của thế giới hiện tượng được mô tả như sau:  


F: {(không gian mở) + (chất rắn) + (nóng, nhiệt độ cao) -> (chất lỏng)}.  Hoặc trình bày một cách khác là F: {dụng cụ nấu dưới áp suất bình thường + kim loại rắn + đun nóng ở nhiệt độ cao -> kim loại lỏng}.




G: {(chất rắn) + (làm tăng áp suất, không gian khép kín) + (nóng, nhiệt độ cao) + (chất lỏng)}.  Hoặc trình bày một cách khác là G: {kim loại rắn + dụng cụ nấu dưới áp suất cao + đun nóng ở nhiệt độ cao -> kim loại lỏng}.

Nhìn vào nội dung của tập hợp F và tập hợp G chúng ta thấy gì?  Phải chăng là chúng mô tả hiện tượng nóng chảy của kim loại dưới hai điều kiện khác nhau, một cái dưới áp suất bình thường của môi trường không gian thông thoáng và một cái kia dưới áp suất cao trong không gian khép kín? 


Nếu lấy 5 quái theo thứ tự Ly, Đoài, Tốn, Khôn, Chấn như vòng cung H trong hình H15A và lấy 4 quái theo thứ tự Ly, Đoài, Càn, Tốn như vòng cung I trong hình H15B, chúng ta sẽ có tập hợp H và tập hợp I đại diện cho thể-dạng-tính-trạng-hành của thế giới hiện tượng được mô tả như sau:



H: {(nóng, nhiệt độ cao) + (chất lỏng) + (chất khí) + (không gian đóng, làm tăng áp suất) + (nổ)}.  Hoặc trình bày một cách khác là H: {đun ở nhiệt độ cao + chất lỏng -> hóa thành chất khí + không gian đóng -> làm áp suất gia tăng -> làm nổ}.  Hay trình bày một cách khác nữa là H: {đun chất lỏng ở nhiệt độ cao -> chất lỏng sẽ hóa khí [và trong điều kiện của một] không gian đóng -> sẽ làm gia tăng áp suất -> cuối cùng là phát nổ [nếu áp suất cứ tiếp tục gia tăng và vật chứa không chịu được]}. 

I: {(nóng, nhiệt độ cao) + (chất lỏng, có thể hóa khí) + (không gian mở) + (chất khí, có thể hóa âm)}.  Hoặc trình bày một cách khác là I: {nóng, nhiệt độ cao + chất lỏng, có thể hóa khí + không gian mở  -> chất khí, có thể hóa âm}.  Hay trình bày một cách khác nữa là I:{đun chất lỏng dưới nhiệt cao + không gian mở  -> chất lỏng hóa khí bay lên [và] tạo thành âm thanh}.

Nhìn vào nội dung của hai tập hợp H và I chúng ta thấy gì?  Phải chăng chúng mô tả hiện tượng chất lỏng được đun ở hai điều kiện khác nhau, một cái được đun trong không gian thông thoáng nên chất lỏng bốc hơi bình thường và có thể gây âm thanh, thí dụ như dùng ấm nấu nước sôi, còn một cái được đun trong không gian khép kín, thí dụ như chất lỏng đun trong bình kín, nên chất lỏng bốc hơi rồi làm tăng áp suất và sau cùng là phát nổ.


Nếu lấy 4 quái theo thứ tự Ly, Tốn, Khôn, Chấn như vòng J trong hình H16A và lấy 5 quái theo thứ tự Tốn, Khảm, Khôn, Đoài, Càn như vòng K trong hình H16B, chúng ta sẽ có tập hợp J và tập hợp K đại diện cho thể-dạng-tính-trạng-hành của thế giới hiện tượng được mô tả như sau:



J: {(nóng, nhiệt độ cao) + (chất khí) + (không gian đóng, làm tăng áp suất) + (nổ)}.  Hoặc trình bày một cách khác là J: {nóng, nhiệt độ cao + chất khí + không gian đóng -> làm gia tăng áp suất -> làm nổ}.  Hay là trình bày một cách khác nữa là J: {đun chất khí ở nhiệt độ cao [trong điều kiện] không gian đóng [sẽ] làm gia tăng áp suất [và nếu tiếp tục sẽ] làm nổ}.

K: {(chất khí) + (lạnh, nhiệt độ thấp) + (không gian đóng) + (chất lỏng) + (làm giảm áp suất)}.  Hoặc trình bày một cách khác là K: {chất khí + lạnh, nhiệt độ thấp + không gian đóng -> chất lỏng + làm giảm áp suất}.  Hay trình bày một cách khác nữa là K: {làm lạnh chất khí ở nhiệt độ thấp [trong điều kiện] không gian đóng [sẽ] biến chất khí thành chất lỏng [và] làm hạ áp suất môi trường của không gian đóng}.

Nhìn vào nội dung của hai tập hợp J và K chúng ta thấy gì?  Phải chăng chúng mô tả phản ứng của chất khí dưới hai điều kiện khác nhau, một cái là khí bị đun nóng trong không gian khép kín nên phát nổ còn một cái là khí bị làm lạnh trong không gian khép kín nên ngưng đọng thành chất lỏng?


Nếu lấy 4 quái theo thứ tự Ly, Cấn, Khôn, Chấn như vòng cung L trong hình H17A và lấy 6 quái theo thứ tự Cấn, Khôn, Chấn, Ly, Càn, Tốn như vòng cung M trong hình H17B, chúng ta sẽ có tập hợp L và tập hợp M đại diện cho thể-dạng-tính-trạng-hành của thế giới hiện tượng được mô tả như sau:



L: {(nhiệt độ cao) + (chất đặc) + (không gian đóng) + (nổ)}.  Hay trình bày một cách khác là L: {nhiệt độ cao + chất đặc + không gian đóng -> phát nổ}.

M: {(chất đặc) + (không gian đóng) + (kích nổ, loé sáng) + (phát nhiệt) + (bay lên, không gian) + (phát ra âm thanh)}.  Hay trình bày một cách khác là M: {hợp chất đặc + không gian đóng + kích nổ, loé sáng -> nhiệt + bay lên + âm thanh}.

Nhìn vào nội dung của hai tập hợp L và M chúng ta thấy gì?  Có phải chăng chúng mô tả phản ứng của một chất đặc trong hai điều kiện khác nhau, một cái là chất đặc được đun nóng trong môi trường khép kín đến phát nổ, thí dụ như một thùng thuốc súng bị lửa đốt nóng đến phát nổ, còn một cái là chất đặc được kích nổ trong môi trường khép kín nên phát nhiệt, phát âm thanh và sức đẩy, thí dụ như một viên đạn được kích hỏa hoặc là một hỏa tiễn sử dụng nhiên liệu đặc được kích hỏa để đốt nhiên liệu rồi lửa phụt ra và hỏa tiễn  bay lên bầu trời với âm thanh vang động? 


tiếp theo: Việt Dịch - bài 7 

No comments:

Post a Comment