Bí Mật Của Đất Trời
Gói Gọn Trong Hai Vế
Cốt Lõi Của Dịch
Học Nằm Trong 67 Lời
trở về: Việt Dịch - bài 11
Không những Việt Dịch Đồ có khả năng mô tả chu kỳ sinh hóa của
con người và của thiên nhiên, đồ hình còn có khả năng mô tả những hiện tượng
sinh lý và tâm lý của con người. Chúng
ta thử xét đến một vài trường hợp để xem mô hình có giải thích được những trải
nghiệm quen thuộc trong thế giới hiện tượng.
Nếu lấy 5 quái theo thứ tự Đoài, Cấn, Khảm, Càn,
Chấn trên Hậu Thiên Bát Quái của Việt Dịch Đồ như vòng cung A trong hình H30,
chúng ta sẽ có tập hợp A đại diện cho thể-dạng-tính-trạng-hành của thế giới hiện
tượng được mô tả như sau:
A: {(nữ/ âm hộ) + (nam/ dương vật) + (thận/ dục/
nguyên tinh) + (trọc tinh/ tinh xuất ra ngoài) + (chấn động/ run rẩy/ co giật)}. Hay trình bày một cách khác là A: {âm hộ người
nữ [phối] với dương vật người nam [làm cho] thận động dục [rồi] nguyên tinh biến
thành trọc tinh xuất ra ngoài [theo đó cơ thể] chấn động và co giật}.
Những chữ trong ngoặc vuông [ ] là thêm vào để giúp làm sáng nghĩa. Nhìn vào nội dung của tập hợp A chúng ta thấy
gì? Phải chăng là nó mô tả hiện tượng
giao cấu của hai bộ phận sinh dục khác giới tính, cũng là sự giao hợp giữa người
nam và người nữ, với thứ tự trước sau của những giai đoạn trải nghiệm sinh lý?
Nếu chỉ lấy hai quái theo thứ tự Cấn,
Đoài trên Hậu Thiên Bát Quái của Việt Dịch Đồ như vòng cung M trong hình H31 và
hai quái theo thứ tự Đoài, Cấn như vòng cung N cũng trong hình H31. Chúng ta sẽ có hai tập hợp M và N đại diện
cho thể-dạng-tính-trạng-hành của thế hiện tượng được mô tả như sau:
M: {(người nam, chựng lại, kéo dài, cứng) + (người nữ, cùng nhịp, hòa duyệt,
đẹp lòng)}. Hay trình bày một cách khác
là N: {người nam chựng lại, kéo dài, cứng [vì thế] người nữ cùng nhịp, hòa duyệt,
đẹp lòng}.
N: {(người nữ, cùng nhịp, hoà duyệt, đẹp lòng) + (người nam, chựng lại,
kéo dài, cứng)}. Hay trình bày một cách
khác là N: {người nữ cùng nhịp, hoà duyệt, đẹp lòng [là nhờ vào] người nam chựng
lại, kéo dài, cứng}.
Nhìn vào nội dung của hai tập hợp trên chúng ta thấy được gì? Phải chăng nó mô tả cách ứng xử của đôi bạn
tình để có thể cùng đạt được sự thỏa mãn trọn vẹn? Có phải chăng nó cho biết đôi bạn tình cần phải
làm thế nào để đạt được sự hài lòng đó?
Hai tập hợp M và N đại diện cho hai trường hợp khác nhau của sự kết hợp
hai quái Đoài và Cấn. Với tập hợp M thì Cấn
là gốc còn Đoài là ngọn, gốc là chỗ phát xuất hành động còn ngọn là đối tượng của
hành động, gốc là chỗ chủ động còn ngọn là chỗ động, gốc là chủ còn ngọn là
khách. Nếu nhìn theo cách xếp của Chu Dịch
thì Cấn là nội quái Đoài là ngoại quái, Cấn nằm dưới Đoài nằm trên. Còn tập hợp N thì ngược lại với M.
Quẻ Trạch Sơn Hàm
Như vậy, chẳng phải là quẻ Trạch Sơn Hàm đã gián tiếp nói lên người nữ là
“đối tượng của hành động” và tính cách “khách” được tôn trọng trong sinh hoạt
tình dục đúng như lý giải của tập hợp M trong hình H31 đó sao? Chẳng phải là hai chữ “vì thế” trong lý giải
của tập hợp M đã gián tiếp nói lên kết quả “chựng lại, kéo dài” tự nhiên của vị
thế nữ trên nam dưới được quẻ Trạch Sơn Hàm mô tả đó sao?
Quẻ Sơn Trạch Tổn
Ngược lại, nếu như Cấn trên Đoài dưới thì sự kết hợp được giải thích theo
quẻ Sơn Trạch Tổn .
Thoán truyện viết “Tổn, tổn hạ ích
thượng, kỳ đạo thượng hành, hữu phu, nguyên cát, vô cữu, khả trinh, lợi hữu du
vãng, hạt chi dụng . . .” Tạm dịch:
hao mất, người bên dưới mất mát người bên trên được lợi, ấy là nguyên ủy làm
người trên, có chân thành, tốt đẹp như lúc đầu, không lỗi, có thể duy trì, lợi
sẽ tới, biết dùng thế nào chứ. Tượng viết
“Sơn hạ hữu trạch, tổn, quân tử dĩ trừng phẫn
truất dục.” Tạm dịch: núi trên đầm
dưới, tổn hại, quân tử lo dẹp giận trừ dục.
Tạm gạt qua một bên những lý giải nghiêng về chính trị, xã hội, đạo đức
và hãy tìm hiểu ý nghĩa lời thoán dưới lăng kính sinh lý thì lời thoán có thể
hiểu là: nữ nằm dưới nam nằm trên là tổn hại, vì là thỏa mãn cho người nam mà
không thỏa mãn cho người nữ, ấy là đạo lý của chuyện nam nằm trên, nếu bạn tình
đủ chân thành thì mới duy trì được như lúc đầu, nếu bạn tình không trách móc
phàn nàn, thì mới khả dĩ duy trì được quan hệ, mới có cơ tiến triển, biết phải
làm thế nào chứ? . . . Và lời tượng có
thể hiểu là: nam ở trên nữ ở dưới là tổn hại, người đàn ông biết chuyện thì lo
dẹp trừ sự phẫn uất tâm lý và giải trừ sự ẩn ức sinh lý của bạn tình. Trải nghiệm tình dục của con người cho thấy
quẻ Sơn Trạch Tổn hoàn toàn chính xác khi nói về tư thế làm tình “nam trên nữ dưới” và hệ
lụy mang đến do tư thế này gây ra, tư thế mà người nam khó có thể kéo dài thời
gian giao cấu so với tư thế người nữ nằm trên.
Nếu không khéo thì người nữ không được thỏa mãn. Kéo dài tình trạng không được thỏa mãn sinh
lý sẽ đưa đến những tổn hại về tâm lý và tổn hại về quan hệ của hai người, thể hiện dễ thấy
nhất của tổn hại tâm lý là sự gắt gỏng hay phẫn nộ bất chợt và sự tổn hại của
quan hệ thể hiện cao nhất là người bạn tình của mình sẽ đi tìm người bạn tình
khác. Có tổn hại hay không và tổn hại tới
đâu thì còn tùy thuộc vào mức độ “phiền não” do sự lỗi nhịp gây ra trong sinh hoạt tình dục và
tùy thuộc vào sự chân thành trong tình cảm của đôi bạn tình, vì thế lời thoán mới
nói “nếu như bạn tình không trách móc” và “nếu bạn tình đủ chân thành.” Một khi đã có đủ chân thành thì mọi thứ đều
có thể phơi bày để thấy rõ vấn đề, để hiểu rõ nhau. Và người đàn ông biết chuyện sẽ biết làm sao
để thiết lập sự thăng bằng và hài hòa về cả hai mặt sinh lý và tâm lý cho chính
mình và cho người bạn tình của mình.
Như vậy, chẳng phải là quẻ Sơn Trạch Tổn đã nhấn mạnh việc người nam phải
biết điều tiết để đáp ứng nhu cầu của bạn tình đó sao? Chẳng phải là lý giải của tập hợp N trong
hình H31 cũng đã nhấn mạnh điều này với những chữ “là nhờ vào” đó sao?
Nếu vận dụng vào lãnh vực tư vấn tâm sinh lý cho cá nhân thì hai quẻ Sơn Trạch
Tổn và Trạch Sơn Hàm nói riêng hay Việt Dịch Đồ nói chung không kém khoa học và
không thiếu sự “thông tình đạt lý” phải không?
Nếu lấy 6 quái
theo thứ tự Đoài, Ly, Khôn, Tốn, Cấn, Khảm trên Hậu Thiên Bát Quái của Việt Dịch Đồ như vòng cung B trong hình H32
và 6 quái theo thứ tự Cấn, Khảm, Càn, Chấn, Đoài, Ly như vòng cung C, chúng ta
sẽ có được hai tập hợp B và C đại diện cho dạng-tính-thể-trạng-hành của thế giới
hiện tượng được mô tả như sau:
B: {(người nữ) + (trái tim,
dâng hiến) + (kín đáo, tế nhị) + (len lén, thâm nhập) + (người nam) + (ưu lự, dục
tình)}. Hay trình bày một cách khác là
B: {(người nữ + trái tim, dâng hiến + kín đáo, tế nhị) à (len lén, thâm nhập) à (người nam + ưu lự, dục tình)}. Hay trình bày một cách khác nữa là B: {nàng
đã yêu chàng [nên] kín đáo, tế nhị, len lén thâm nhập [vào trái tim chàng] rồi
[cuối cùng thì] chiếm trọn tâm tư của chàng}.
C: {(người
nam) + (ưu lự, dục tình) + (bày tỏ, tình yêu, mãnh liệt) + (làm rung động, làm
xúc động) + (người nữ) + (con tim)}. Hay
trình bày một cách khác C: {(người nam +
ưu lự dục tình + bày tỏ tình yêu mãnh liệt) à (làm rung động, làm xúc động + người nữ + con
tim)}. Hay trình bày một cách khác nữa
C: {chàng đã yêu nàng [nên không ngại] bày tỏ tình yêu mãnh liệt của mình [và sự
bày tỏ đó] đã làm rung động, làm xúc động con tim nàng}.
Nhìn vào nội dung của hai tập hợp trên chúng ta
thấy gì? Phải chăng nó mô tả hiện tượng
tâm lý “phải lòng nhau” giữa nam nữ, trong đó cho thấy hình ảnh một người nam
yêu một người nữ nên đã bày tỏ tình yêu và đã làm rung động con tim nàng đồng
thời cho thấy hình ảnh của một người nữ yêu một người nam nhưng kín đáo tế nhị
và tình yêu của nàng đã len lén thâm nhập vào và chinh phục trọn vẹn tâm tư của
người nam?
Nếu lấy 5 quái theo thứ tự Khảm, Càn,
Chấn, Đoài, Ly trên Hậu Thiên Bát Quái của Việt Dịch Đồ như vòng cung D trong
hình H33 và lấy 5 quái theo thứ tự Ly, Khôn, Tốn, Cấn, Khảm như vòng cung E cũng
trong hình H33, chúng ta sẽ có hai tập hợp D và E đại diện cho thể-dạng-tính của
thế giới hiện tượng được mô tả như sau:
D: {(thông minh, mưu
trí) + (tình yêu, tâm rộng lượng, lòng quảng đại, ý chí cao xa, tính quân tử) +
(sự rung động, sự xúc động) + (người nữ) + trái tim)}. Hay trình bày một cách khác là D: {(thông
minh, mưu trí + tình yêu, tâm rộng lượng, lòng quảng đại, ý chí cao xa, tính
quân tử) à (sự rung động, sự xúc động + người
nữ + con tim)}. Hay trình bày một cách
khác nữa là D: {tình yêu [cộng với] thông minh, mưu trí, tâm rộng lượng, lòng
quảng đại, ý chí cao xa, tánh quân tử [của chàng đã làm cho] con tim nàng rung
động}.
E: {(nhan sắc, trái
tim, chân thành, sự dâng hiến) + (kín đáo, tế nhị, ôn nhu) + (len lén, thâm nhập,
vươn vấn) + (người nam + ưu lự, dục tình)}.
Hay trình bày một cách khác là E: {(nhan sắc, trái tim, chân thành, sự
dâng hiến + kín đáo, tế nhị, ôn nhu) à (len lén, thâm nhập,
vươn vấn + người nam + ưu lự, dục tình)}.
Hay trình bày một cách khác nữa là E: {nhan sắc, trái tim, sự chân
thành, sự hiến dâng [cộng với] sự kín đáo, tế nhị, ôn nhu của nàng [đã] len lén
thâm nhập làm vươn vấn lòng chàng [rồi cuối cùng là] chiếm cứ trọn vẹn tâm tư}.
Nhìn vào nội dung của
hai tập hợp này chúng ta thấy gì? Có phải
chăng nó mô tả quy luật hấp dẫn bạn tình trong đó một tập hợp của những yếu tố
tâm sinh lý tạo nên sự hấp dẫn để thu hút người khác phái dành cho người nữ
hoàn toàn khác với tập hợp của những yếu tố dành cho người nam? Có phải chăng trải nghiệm của con người cho
thấy những gì được mô tả bởi đồ hình rất là chính xác, nếu cảm xúc và ứng xử của
con người không bị cương toả hay bị bóp méo bởi áp lực và toan tính?
Ngoài trái tim của người
nữ, người nam còn có những tiêu chuẩn khác bao gồm: nhan sắc, sự chân thành, sự
hiến dâng, sự kín đáo, sự tế nhị, và tính tình ôn nhu của người nữ. Ngoài tình yêu thực sự của người nam, người nữ
còn có những tiêu chuẩn khác bao gồm: tâm rộng lượng, lòng quảng đại, ý chí cao
xa, tính quân tử, và sự bày tỏ tình yêu của người nam [bằng lời và bằng hành động
cụ thể, không phải chỉ một lần mà luôn luôn].
Ở đây mô hình đặc biệt
làm sáng tỏ hiện tượng “rung động” ở Chấn và “thâm nhập” ở Tốn trong giao hưởng
tâm lý của đôi bạn tình. Như vậy, thử
nhìn vào sự kết hợp của hai yếu tố rung động và thâm nhập đại diện bởi hai quái
Chấn và Tốn xem người xưa lý giải như thế nào.
Quẻ Lôi Phong Hằng
Sự kết hợp của hai
quái Chấn Tốn được Chu Dịch lý giải thành hai trường hợp. Nếu Chấn trên Tốn dưới thì sự kết hợp được giải
thích theo quẻ Lôi Phong Hằng .
Thoán truyện viết: “Hằng, cửu
dã. Cương thượng nhi nhu hạ, lôi phong
tương dự, tốn nhi động, cương nhu giai ứng, hằng. Hằng hanh vô cữu, lợi trinh.
. .
.” Tạm dịch: hằng, là trường
cửu. Cứng bên trên mà mềm bên dưới, sét
gió cùng tham dự, tốn thuộc động, cứng mềm đều đáp ứng, là trường cửu. Hằng hưởng thụ mà không lỗi, được thỏa lòng
lâu dài. Đại tượng truyện viết: “Lôi phong, hằng. Quân tử dĩ lập bất dịch
phương.” Tạm dịch: lôi phong, là trường
cửu. Quân tử giữ lấy hướng bất dịch. Tạm gạt qua một bên những lý giải nghiêng về
chính trị, xã hội, đạo đức để chỉ nhìn từ góc độ giao hưởng tâm lý của một đôi
bạn tình thì thoán truyện cũng có thể được lý giải là: rung động đi trước kết hợp
với thâm nhập theo sau thì trường cửu, thể hiện rung động ở mặt nổi mà len lỏi
thâm nhập ở bề sâu, rung động và thâm nhập đồng tham dự, thâm nhập vốn là động,
nên mặt nổi hay bề sâu đều chịu ảnh hưởng, thế là lâu dài. Hằng hanh thông mà không lỗi, được việc lâu
dài. Và đại tượng truyện cũng có thể được
lý giải là: rung động đi trước kết hợp với thâm nhập theo sau là thế lâu dài,
người đàn ông biết chuyện nên giữ lấy cái thế lâu dài đó.
Quẻ Phong Lôi Ích
Ngược lại, nếu Tốn
trên Chấn dưới thì sự kết hợp được giải thích theo quẻ Phong Lôi Ích . Thoán truyện viết: “Ích, tổn thượng ích hạ, dân duyệt vô cương, tự thượng há hạ, kỳ đạo đại
quang. . .” Tạm dịch: ích là hao bên
trên lợi bên dưới, dân vui vô ngần, tự trên nhường dưới, ấy con đường sáng rực.
. . Đại tượng truyện viết: “Phong lôi ích, quân tử dĩ kiến thiện tắc
thiên, hữu quá tắc cải . . .” Tạm dịch:
phong lôi ích, quân tử thấy đúng thì theo, thấy quá đáng thì chỉnh. Tạm gạt qua một bên những lý giải nghiêng về
chính trị, xã hội, đạo đức để chỉ nhìn từ góc độ giao hợp tâm lý của một đôi bạn
tình thì thoán truyện của quẻ Phong Lôi Ích cũng có thể lý giải là: thâm nhập
đi trước kết hợp với rung động theo sau là có ích, hao để thâm nhập được cái bổ
ích của rung động, làm đối tượng vui vô ngần, tự chịu hao trước để được cái ích
của rung động đến sau, ấy là con đường rất sáng. Và đại tượng truyện có thể lý giải là: thâm
nhập đi trước kết hợp với rung động theo sau là có ích, người đàn ông biết chuyện
thấy tốt thì nghiêng theo, thấy quá đáng thì chỉnh.
Cả hai quẻ đều mô tả
phương cách chinh phục tâm lý của đối phương với hai yếu tố chính là rung động [bề
mặt] và thâm nhập [chiều sâu], chỉ khác nhau ở chỗ quẻ Lôi Phong Hằng tạo rung
động tâm lý trước để thâm nhập sâu vào tình cảm của đối phương còn quẻ Phong Lôi
Ích thì thâm nhập trước vào tâm lý của đối phương để tạo sự rung động tình cảm. Phái nam có khuynh hướng dễ bộc lộ tình cảm
và mãnh liệt hơn trong cách bộc lộ so với phái nữ nên thích hợp hơn với hành trạng
Lôi Phong Hằng. Còn phái nữ kín đáo tế
hơn trong tình cảm và tế nhị hơn trong cách bộc lộ cho nên hợp với hành trạng Phong
Lôi Ích. Điều này đúng với quy luật hấp
dẫn bạn tình được mô tả trong hình H33, trong đó phái nam thì làm rung động đối
tượng nữ còn phái nữ thì thâm nhập đối tượng nam. Trong khi hai quẻ Lôi Phong Hằng và Phong Lôi
Ích cung cấp thông tin “làm thế nào để chinh phục tình cảm đối phương” thì nội
dung của đồ hình H33 không những cũng cung cấp thông tin đó mà còn cung cấp
thêm thông tin “điều gì làm cho đối phương rung động” hoặc “điều gì có thể thâm
nhập vào tình cảm của đối phương.”
Và nếu vận dụng vào
lãnh vực tư vấn tâm sinh lý cho cá nhân thì hai quẻ Lôi Phong Hằng và Phong Lôi
Ích nói riêng và mô hình Việt Dịch Đồ nói chung không kém khoa học và không thiếu
sự “thông tình đạt lý” phải không?
No comments:
Post a Comment