Bí Mật Của Đất Trời
Gói Gọn Trong Hai Vế
Cốt Lõi Của Dịch
Học Nằm Trong 67 Lời
trở về: Việt Dịch - bài 16
6. NGHI VẤN LẠC THƯ
Trong tiến trình giải bày, chúng ta đã có nói sơ qua về Lạc
Thư. Sự khác biệt giữa Hà Đồ và Lạc Thư
không nhiều, chỉ đơn giản là sự hoán vị giữa cặp số 4-9 với cặp số 2-7 tức là sự
hoán vị giữa hành Kim với hành Hỏa.
Nhưng vấn đề được đặt ra ở đây là tại sao lại phải hoán đổi vị trí Kim với
Hỏa? Dựa trên căn bản nào để hoán vị? Có bằng chứng nào trực tiếp hỗ trợ cho căn bản
của sự hoán vị đó? Nhìn lại nguồn gốc xuất
phát của các độ số và vị trí của các vì sao, chẳng phải là “cặp số 4-9 + sao Kim
+ hướng Tây” không thể tách rời nhau và “cặp số 2-7 + sao Hỏa + hướng Nam” không thể tách rời nhau hay sao? Không thể tách rời nhau bởi vì sự hiện hữu của
chúng chỉ đúng trong điều kiện chúng đi chung với nhau mà thôi. Chẳng phải là sự tách rời một phần tử nào đó
[sao, hướng, độ số] ra khỏi tập hợp tức khắc sẽ phá hủy ngay cái điều kiện mà mỗi
phần tử của tập hợp đã tựa trên căn bản đó để mà tiếp tục đúng [tồn tại] hay
sao? Chẳng phải là sự hoán vị đó đã xâm
phạm ngay cả nguyên lý đã giúp thiết lập cấu trúc của Bát Quái, Hà Đồ và Việt Dịch
Đồ hay sao? Chẳng phải là sự hoán vị đó
sẽ làm hỗn loạn và lệch lạc tính như nhất, xuyên suốt và hợp lý của 2 âm dương,
10 độ số, 8 quái, 5 hành, 10 thiên can và 12 địa chi kết hợp thành một hệ thống
hoàn hảo hay sao?
Nhưng tại sao lại phải có sự hiện hữu của Lạc
Thư? Không phải là đồ hình hậu thiên Bát
Quái phối Hà Đồ đã có khả năng giải thích tất cả mọi hiện tượng sinh hoá trong
đó rồi hay sao?
Phải chăng là đã có sự lầm lẫn trong tên gọi khi
người ta tách Hà Đồ ra khỏi Bát Quái để đem phối vào cửu cung rồi gọi sản phẩm
mới đó là Lạc Thư, hay nói một cách khác
Lạc Thư chính là Hà Đồ phối Cửu Cung? Hoặc
là về sau nữa người ta đã gán ghép một cách khiên cưỡng lý thuyết ngũ hành phổ
cập vào Hà Đồ Cửu Cung nhưng vì chỉ có thể ghép quy luật sinh vào Hà Đồ mà không
giải quyết được quy luật khắc cho nên mới có chuyện hoán vị hai hành Kim Hoả của
Hà Đồ để tạo ra Lạc Thư?
Hay là, hai chữ Lạc Thư nguyên thỉ rất có thể trỏ
vào một sản phẩm hoàn toàn khác chứ không phải chỉ là một đồ hình biến dạng của
Hà Đồ. Về sau, với sự vắng mặt hoàn toàn của sản phẩm đó trong khi tên gọi của
nó tiếp tục sống mãi nên mới đưa tới chuyện nhập nhằng lầm lẫn?
Tác giả thực sự hoài nghi về nguồn gốc
và giá trị của Lạc Thư.
7.
VIỆT DỊCH ỨNG DỤNG
Việt Dịch không có lập sẵn quẻ cũng không có lập sẵn lời như
Chu Dịch. Việt Dịch chỉ dựa vào 8 quái,
tượng trưng của 8 nguyên tính đại diện cho thể-dạng-tính-trạng-hành của thế giới
hiện tượng nằm trong phạm trù có thể hiểu được và lý giải được. Hay nói cho đúng hơn, Việt Dịch chỉ gom gọn
trong hai đồ hình. Một cái là Tiên Thiên
Bát Quái Đồ và một cái là Việt Dịch Đồ.
Vì Việt Dịch không lập sẵn quẻ cho nên không bị
đóng khung trong một số quẻ nhất định như là Chu Dịch. Mỗi quẻ của Việt Dịch có thể lên đến 8 quái
nhờ đó mà mỗi quẻ có thể chứa đựng nhiều thông tin hơn. Theo đó, tuy không lời và nhiều biến hóa mà ý
nghĩa của quẻ lại được sáng tỏ hơn. Tùy
sự ứng hiện của các quái mà cục diện được thành lập. Tùy sự việc mà lời được vận dụng. Tùy cục diện và lời mà lý nghĩa của quẻ được
triển khai.
Nói cho có vẻ khoa học hơn thì Tiên Thiên Bát Quái
Đồ và Việt Dịch Đồ là hai mô hình có thể kích hoạt để tìm đáp án mà 8 quái của
mỗi mô hình chính là 8 biến số dẫn đến đáp án.
Tùy thuộc vào lĩnh vực hoặc vấn đề truy cứu mà mô hình thích hợp được sử
dụng và mỗi biến số được xác định (defined) bằng lời. Tùy vào điều kiện có hưởng ứng hay không của
mỗi biến số mà cục diện được thiết lập.
Tùy vào lời và cấu trúc đã thiết lập mà lý nghĩa của tổng thể được triển
khai và dẫn đến đáp án.
Lấy quẻ hay gieo quẻ bằng phương pháp nào không
phải là chuyện quan trọng. Theo qui ước
nào cũng được miễn là lấy một trong tám quái để xác định đâu là gốc và chọn một
chiều để xác định đâu là ngọn rồi xếp tất cả các “hiện quái” lên đồ hình Tiên Thiên
Bát Quái Đồ hoặc Việt Dịch Đồ. Tất cả
các hiện quái kết hợp với mũi tên chỉ gốc ngọn làm nên cục diện [cấu trúc] của
một quẻ.
Giả dụ Việt Dịch Đồ được vận dụng để hỏi về tình
hình quân sự giữa hai quốc gia. Ngưòi gieo quẻ chọn qui ước hiện quái đầu tiên
sẽ là gốc và từ gốc đi tới ngọn theo chiều ngược kim đồng hồ. Rồi một quẻ được gieo ra, thứ tự trước sau như
sau: 0, Ly, 0, 0, 0, Chấn, 0, 0 [0 = quái không hiện]. Đem tất cả các quái hiện và không hiện đặt vào
vị trí của nó trên Hậu Thiên Bát Quái trong Việt Dịch Đồ. Ly là hiện quái đầu tiên nên nó là gốc, theo qui ước do người gieo quẻ đã chọn. Theo chiều ngược kim đồng hồ Chấn sẽ là ngọn,
cũng theo qui ước do người gieo quẻ đã chọn.
Cục diện của quẻ sẽ giống như hình H46A.
Tập hợp Q, hay quẻ Q, chính là “tùy sự ứng hiện của các quái mà cục diện
được thành lập” và cũng chính là “tùy vào điều kiện có hưởng ứng hay không của
mỗi biến số mà cục diện được
thiết lập.”
Vấn đề đang được truy cứu thuộc lĩnh vực quân sự cho nên một
số từ vựng quân sự thích hợp
sẽ được chọn lọc để gắn vào mỗi quái, như trong hình H46B. Đây chính là “tùy sự việc mà lời được vận dụng”
hay “tùy thuộc vào lĩnh vực hoặc vấn đề truy cứu mà mỗi biến số được xác định bằng
lời.” Và như đã từng trình bày, tất cả từ
vựng được chọn lọc để gắn vào mỗi quái đều phải “truy cập tới,” phải “quy về được,”
phải “liên kết với” yếu tính tối sơ của quái đó.
Sau khi đã có cục diện và lời, như trong hình
46B, thì việc triển khai nghĩa lý của quẻ không là việc khó. Với giả dụ trên, đáp án sẽ được mô tả đại khái
như sau:
Q: {(vũ khí, hỏa lực,
chiến tranh) + (chấn động, nổ, bùng nổ)}. Hay
trình bày một cách khác là Quẻ Q: {chiến tranh [sẽ] bùng nổ}.
Thông tin [văn bản] chứa đựng trong đáp án của
quẻ Q có nghĩa lý như thế nào, sâu cạn tới đâu thì tùy thuộc vào suy nghĩ của
người đặt câu hỏi và cách đặt câu hỏi.
Như là một qui luật tổng quát, câu hỏi càng hẹp thì đáp án càng dễ tìm.
Khác với Chu Dịch, lối thiếp lập quẻ của Việt Dịch
sẽ không cho ra trường hợp trùng quái [hai quái giống nhau]. Và với lối cho đáp án của Việt Dịch sẽ không
có lời giải thích cho từng hào của quẻ.
Nếu là ứng dụng trong bói toán thì vấn đề “có
linh hay không” không phụ thuộc vào môn bói toán, cũng không phụ thuộc vào qui
ước của môn bói toán đó, cũng không phụ thuộc vào phương pháp thiết lập quẻ mà
phụ thuộc vào sự tương thông tâm linh của người xin quẻ với cõi giới vô
hình. Bói toán chỉ là vận dụng một qui ước
truyền thông giữa con người với chúng sinh của cõi giới vô hình để “nhờ vả.” Họ, chúng sinh của cõi vô hình, có đáp ứng
hay không và cho đáp án đúng hay sai thì không ai biết được. Việt Dịch chỉ một trong số những phương tiện.
Nếu là ứng dụng vào tiên đoán hoặc suy nghiệm có
tính cách khoa học hay triết học thì Tiên Thiên bát Quái Đồ và Việt Dịch Đồ có
nhiều triển vọng cho những khám phá lý thú.
Triển khai ứng dụng của Việt Dịch cần rất nhiều
thời gian để nghiên cứu. Nó không phải
là chủ đề của bài viết này vì vậy chúng ta nên dừng lại ở đây.
No comments:
Post a Comment