Thursday, October 28, 2010

Việt Dịch - Hà Hưng Quốc (#7)

Bí Mật Của Đất Trời Gói Gọn Trong Hai Vế
Cốt Lõi Của Dịch Học Nằm Trong 67 Lời


trở về: Việt Dịch - bài 6



Dựa vào một số thí dụ vừa rồi để nghiệm chứng luận điểm cho rằng “Tiên Thiên Bát Quái Đồ là một mô hình có khả năng mô tả nguồn gốc phát sinh vũ trụ cũng như mô tả quy luật vận hành khách quan và bất biến của những hiện tượng biến đổi vật chất trong vũ trụ” thì có lẽ cũng chẳng quá đáng để chúng ta nói là luận điểm trên không phải là không có nền tảng.  Hay nói một cách khác ít rào đón hơn là dường như Tiên Thiên Bát Quái Đồ rất có khả năng mô tả nguồn gốc phát sinh vũ trụ và sự vận hành của mọi hiện tượng khách quan trong vũ trụ.  Để có thể đi tới sự khẳng định dĩ nhiên là cần tốn nhiều thời gian nghiên cứu của nhiều người.


C. Mô Hình Vũ Trụ          
Và sau cùng, chúng ta có thể tự hỏi nếu Tiên Thiên Bát Quái là đồ hình mô tả một vũ trụ nằm trong phạm trù có thể thấy hiểu được và lý giải được thì (1) có một mô hình nào khác tương đương với Tiên Thiên Bát Quái Đồ hay không và (2) có vũ trụ nào khác nằm ngoài phạm trù có thể thấy hiểu được và lý giải được hay không?  Nếu như có những vũ trụ nằm ngoài phạm trù có thể thấy hiểu và lý giải được thì những vũ trụ đó được mô tả như thế nào?
Chúng ta hãy bỏ một ít thời gian để nhìn lại hình 1 mà chúng ta đã từng nhìn qua.  Kết hợp nội dung của “bảng thiết kế tiến trình từ Vô Cực tới vạn vật” với nội dung đã giải trình về sự hình thành của Tiên Thiên Bát Quái Đồ, chúng ta không khó để nhận ra sự liên quan mật thiết giữa Tiên Thiên Bát Quái Đồ với hệ thống số nhị phân.  Nếu “Vô Cực nhi Thái Cực, Thái Cực sinh Lưỡng Nghi, Lưỡng Nghi sinh Tứ Tượng, Tứ Tượng sinh Bát Quái, Bát Quái sinh càn khôn vạn vật” được chấp nhận là một mô hình của vũ trụ khởi nguyên và vận hành thì có lẽ cũng không quá đáng để chúng ta đề xuất “0 ->20 -> 21 -> 22 -> 23 -> 2n” là một mô hình tương đương với Tiên Thiên Bát Quái Đồ.  Từ mô hình vũ trụ khởi nguyên và vận hành diễn tả qua hệ thống số nhị phân này biết đâu những vũ trụ nằm ngoài phạm trù có thể thấy hiểu được và lý giải được cùng với vũ trụ nằm trong phạm trù thấy hiểu được và lý giải được của chúng ta sẽ có cấu trúc như sự mô tả của hình H18.  



 Cấu trúc mô tả trong hình 18, tạm gọi là cấu trúc 2DX, chỉ là một vũ trụ phẳng.  Nếu như có một vũ trụ lớn hơn nữa và không phải là một vũ trụ phẳng thì phải chăng vũ trụ đó có thể được mô tả bằng một hình 3D với rất nhiều tầng của cấu trúc 2DX, tạm gọi là cấu trúc 3DX, và không nhất thiết là phải “ngay hàng thẳng lối” theo trục tung xuyên qua số 0?   Và nếu như mỗi lớp cấu trúc của vũ trụ 3DX không cứng như một phiến kim loại mà lại chuyển dịch dập dềnh sinh động theo hình sóng như rất nhiều mạng lưới cá trải song song bị nước làm nhấp nhô thì toàn thể đại cấu trúc đó có phải chăng mô tả một đại vũ trụ với cái cái mô hình gọi là lưới trời đế thích?

2 comments:

  1. Chào bạn,

    Những gì bạn trích dẫn từ Giáo Sư Lê Văn Quán đã có được sự kiểm chứng của bạn chưa hay chỉ là "ai viết sao, bạn chép lại"? Chưa kể, bạn đã có biết Giáo Sư Lê Văn Quán tự tìm ra những quy luật vận hành kia hay cũng chỉ là sao chép lại của ai khác? Đâu phải, "Theo GS Lê Văn Quán, tác giả của cuốn Chu Dịch Vũ Trụ Quan xuất bản năm 1995, NXB Giáo Dục" là chính tác giả về những gì mà họ trích dẫn, phiên dịch lại từ những tài liệu mà họ cũng không có rõ nguồn hay sao chép lại của ai đó mập mờ làm của mình chăng?

    Do đó, người xưa có bảo: "tam sao, thất bổn" là thế!

    Sapa

    ReplyDelete